Bé 36 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu

Việc theo dõi bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái giúp mẹ nắm được quá trình phát triển của con yêu theo từng giai đoạn. Mẹ cần căn cứ vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ để theo dõi tình trạng thể chất suy dinh dưỡng hay béo phì để con trẻ được khỏe mạnh nhất. Vậy cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh bao nhiêu là đạt chuẩn WHO, Việt Nam? Cùng Huggies tìm hiểu về bảng chiều cao cân nặng theo từng tháng tuổi và cách đo chiều cao, cân nặng của trẻ.

Show

>> Tham khảo thêm: Theo dõi biểu đồ chiều cao cân nặng của trẻ 

Dưới đây, Huggies sẽ chia sẻ Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ dựa trên chuẩn Tài liệu về Chiều cao, cân nặng của trẻ theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) để bố mẹ biết được sự phát triển của trẻ có tốt hay hay trẻ bị chậm tăng cân chiều cao.. Dưới đây sẽ là chi tiết gồm hình ảnh bảng chiều cao, cân nặng của bé trai và bé gái và biểu đồ đánh giá sự phát triển của trẻ . Bố mẹ nên tải hình về và dán tại vị trí dễ nhìn thấy giúp việc theo dõi chiều cao, cân nặng dễ dàng nhất.

Tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ em Việt Nam

Theo cuộc điều tra vào tháng 4/2021, Viện dinh dưỡng Quốc Gia Việt Nam đã công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019- 2020:

 (Hiện tại tới năm 2023, Viện dinh dưỡng Quốc Gia chưa tổ chức lại cuộc điều tra diện rộng về chiều cao của trẻ em Việt Nam.)

  • Chiều cao trung bình của nam giới 18 tuổi: Đạt 168,1 cm (năm 2020), tăng 3,5 cm so với năm 2010 (164,4 cm). 
  • Chiều cao trung bình của nữ giới 18 tuổi: Đạt 156,2 cm (năm 2020), đã tăng 1,4 cm so với năm 2010 (154,8 cm).
Việt NamThế GiớiChênh lệch chiều cao giữa Việt Nam và Thế GiớiTỷ lệ chênh lệch 

Bảng so sánh mức chiều cao của Nam và Nữ của Việt Nam so với mức chiều cao tiêu chuẩn của Thế Giới theo tổ chức Y tế Thế Giới WHO (Số liệu của cuộc điều tra diện rộng mới nhất diễn ra năm 2020). Nhìn bảng so sánh, chiều cao cân nặng của trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam theo cuộc điều tra gần nhất năm 2020 là thấp hơn khoảng -4.5% so với tiêu chuẩn chiều cao trung bình của thế giới.

Song song đó, tỷ lệ béo phì ở trẻ em Việt Nam tăng mạnh từ 8,5% (năm 2010) lên 19% (năm 2020). Điều này cảnh báo bố mẹ cần cân bằng các nhóm chất, khẩu phần ăn theo tháp dinh dưỡng từng độ tuổi sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và tránh các nguy cơ béo phì. 

Ngoài những yếu tố di truyền, theo Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, chiều cao của bé còn phụ thuộc:

Môi trường: Vận động hoạt động thể lực + Cung cấp Calci: 500 – 600 mL sữa mỗi ngày, không nhất thiết là sữa giàu Calci, loại nào cũng tốt vì sữa rất giàu Calci + Cung cấp đủ Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu Calci vào cơ thể bằng cách cho bé phơi nắng 30 phút/ ngày trước 8 giờ sáng hoặc bổ sung vitamin D 400-600ui/ ngày (aquadetrim 1-2 giọt). Bạn có thể cho bé đi tắm biển, hồ bơi rất tốt cho bé tăng chiều cao.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, Bác sĩ Chuyên khoa 2, ngành Nội nhi, bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM

Hướng dẫn cách tra cứu, đọc Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi 

Bố mẹ có thể bấm vào đây để tải ảnh riêng từng bảng chiều cao cân nặng theo giới tính bé trai hoặc gái:

Cách xác định trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, nhẹ cân hoặc béo phì

Nhìn vào bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh: Bố mẹ dựa trên các cột “Tuổi”, “Cân nặng” và “Chiều cao” đối chiếu, gióng theo hàng và cột sẽ ra kết quả. Nếu kết quả là chiều cao hoặc cân nặng đang ở cột:

Trẻ từ 0 – 59 tháng tuổi (5 tuổi): Xác định chiều cao, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng bằng 3 chỉ số:

  • Chỉ số cân nặng theo tuổi < -2SD: Trẻ có cân nặng đạt khoảng 80% so với chuẩn cân nặng trung bình) là trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
  • Chỉ số chiều cao theo tuổi < -2SD: Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
  • Chỉ số cân nặng theo chiều cao < -2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính (suy dinh dưỡng thể gầy còm). 

Trẻ từ 5 – 18 tuổi: Xác định chiều cao và cân nặng dựa trên chỉ số BMI trẻ em

Đối với trẻ từ 5-18 tuổi, bố mẹ cần chú ý đánh giá chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ theo chỉ số BMI trẻ em. Trong đó:

BMI = (Cân nặng kg) / (Chiều cao x Chiều cao(m))

Dựa vào chỉ số BMI có thể đánh giá được trẻ đang bị suy dinh dưỡng, thấp còi hay béo phì. Từ đó xác định được các phương pháp cách tăng chiều cao cho trẻ tối đa hay tăng cân cho trẻ/giảm cân trẻ béo phì hợp lý nhất. Cụ thể:

  • WHO BMI (kg/m2): Chỉ số BMI theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
  • IDI & WPRO BMI (kg/m2): Chỉ số BMI dành riêng cho chuẩn người châu Á. Có thể cân nhắc sử dụng bảng BMI này để đánh giá chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam. Bởi về cơ bản, thể trạng về chiều cao, cân nặng trung bình của trẻ Việt Nam thấp hơn so với thế giới.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị khò khè: Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng xử lý  IDI & WPRO BMI (kg/m2)Cân nặng thấp (gầy)Bình thườngThừa cânTiền béo phìBéo phì độ IBéo phì độ IIBéo phì độ III

>>> Xem thêm:

Khám phá bài viết “Tháp dinh dưỡng cho trẻ” giúp bố mẹ chuẩn bị thực đơn với liều lượng các nhóm chất để trẻ phát triển tăng chiều cao và tăng cân tốt.

Bé 36 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu

Bảng so sánh chiều cao cân nặng của bé trai với bé gái (Nguồn: WHO, Huggies tổng hợp)

Bảng chiều cao, cân nặng bé trai chuẩn mới nhất 2023 theo chuẩn WHO từng tháng tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi, 5 tuổi đến 10 tuổi

Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng theo tuổi của bé trai dựa trên chuẩn WHO từ lúc sơ sinh 1 tháng tuổi cho đến 10 tuổi. Bố mẹ theo dõi bảng này để đánh giá mức độ tăng trưởng và kịp thời bổ sung dinh dưỡng để trẻ phát triển chiều cao và tăng cân hoàn thiện nhất.

Ngoài ra, bố mẹ nên tải thêm biểu đồ so sánh cân nặng theo chiều cao của bé trai để biết thể trạng phát triển của trẻ với cân nặng này sẽ cần cao bao nhiêu và ngược lại.

>>> Xem thêm nhiều hơn: Các loại Biểu đồ chiều cao cân nặng của trẻ

Lưu ý: Bố mẹ đối chiếu các chỉ số chiều cao, cân nặng bé trai nếu thuộc các cột:

  • Dưới -2SD: Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi.
  • Cột TB: Đạt chuẩn trung bình về chiều cao hoặc cân nặng.
  • Trên +2SD: Trẻ thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao).  

Bé 36 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu

Bảng chiều cao bé trai chuẩn WHO (Nguồn: WHO, Huggies tổng hợp)

Bảng chiều cao cân nặng của bé trai từ 5-19 tuổi

Khi bé trai bắt đầu được 5 tuổi thì để đánh giá thể trạng phát triển tốt sẽ dựa trên chỉ số BMI và so sánh chiều cao bé trai Việt Nam với tiêu chuẩn chiều cao trung bình của thế giới. Trong đó:

BMI = (Cân nặng) / (Chiều cao x Chiều cao)

  Cân nặng: Tính bằng kg

  Chiều cao: Tính bằng m

Ví dụ: Bé trai 5 tuổi, nặng 18,3kg và cao 1,1m. Ta có cách tính như sau:

BMI =18,3 / (1,1 x 1,1) = 18,3 / 1,21 = 15,1

Đối chiếu chỉ số BMI với bảng chiều cao, BMI dưới đây sẽ thấy được bé trai 5 tuổi đạt BMI ở cột TB là mức phát triển tốt.

Bé 36 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu

Bảng chiều cao bé trai 5 tuổi đến 19 tuổi chuẩn WHO (Nguồn: WHO, Huggies tổng hợp)

Bảng chiều cao, cân nặng bé gái chuẩn mới nhất 2023 theo chuẩn WHO từng tháng tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi, 5 tuổi đến 10 tuổi

Dưới đây là Bảng cân nặng, chiều cao theo tuổi của bé gái theo chuẩn lúc sơ sinh, 2 tuổi, chiều cao bé gái 3 tuổi cho đến chiều cao bé gái 10 tuổi. Bố mẹ có thể tải hình ảnh bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái lưu về điện thoại để tiện theo dõi sự phát triển của trẻ có tốt không.

Ngoài ra, bố mẹ nên tải thêm biểu đồ so sánh cân nặng theo chiều cao của bé gái để biết thể trạng phát triển của trẻ với cân nặng này sẽ cần cao bao nhiêu và ngược lại.

Lưu ý: Đối chiếu các chỉ số chiều cao, cân nặng bé gái nếu thuộc các cột:

  • Dưới -2SD: Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi.
  • Cột TB: Đạt chuẩn trung bình về chiều cao hoặc cân nặng.
  • Trên +2SD: Trẻ thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao).  

Bé 36 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu

Bảng tiêu chuẩn cân nặng bé gái theo WHO (Nguồn: Sưu tầm)

Cân nặng, chiều cao trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường, phát triển tốt? Sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ được đánh giá rất lý thú với nhiều thay đổi đáng kinh ngạc, mạnh mẽ. Do đó, bố mẹ cần theo dõi sát sao các chỉ số tăng trưởng của trẻ về cân nặng, chiều cao để nhận biết xem nhu cầu trong cuộc sống của con.

Bảng chiều cao cân nặng của bé gái từ 5-19 tuổi

Khi bé gái bắt đầu được 5 tuổi thì để đánh giá thể trạng phát triển tốt sẽ dựa trên chỉ số BMI và so sánh chiều cao bé gái Việt Nam với tiêu chuẩn chiều cao trung bình của thế giới. Trong đó:

BMI = (Cân nặng) / (Chiều cao x Chiều cao)

  Cân nặng: Tính bằng kg

  Chiều cao: Tính bằng m

Ví dụ: Bé gái 5 tuổi, nặng 18,3kg và cao 1,1m. Ta có cách tính như sau:

BMI =18,3 / (1,1 x 1,1) = 18,3 / 1,21 = 15,1

Đối chiếu chỉ số BMI với bảng chiều cao, BMI dưới đây sẽ thấy được bé gái 5 tuổi đạt BMI là 15,1 và gần bằng mức 15,2 ở cột TB của BMI 5 tuổi là mức phát triển tốt.

Bé 36 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu

Mẹ có biết:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường phát triển rất nhanh về cân nặng, chiều cao, do đó khi chuẩn bị những đồ dùng cho trẻ sơ sinh như tã cho bé, quần áo,... mẹ nên lựa chọn kỹ lưỡng. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,... Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.

Ngoài ra, dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu tã, bỉm Huggies với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ Châu Âu (Nguồn: Huggies)

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thấp còi, suy dinh dưỡng hay béo phì

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ được dùng để để nắm được bé có đang phát triển bình thường hay trẻ bị chậm tăng cân chiều cao.

Những lý do sau khiến trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng, thấp còi hoặc thừa cân:

  1. Bú sai cách.
  2. Không nhận đủ lượng thức ăn hàng ngày hoặc lượng calo qua thực đơn ăn dặm quá ít.
  3. Nôn trớ.
  4. Tiếp xúc với nhiễm trùng trước khi sinh.
  5. Dị tật bẩm sinh như trào ngược dạ dày thực quản.
  1. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì mẹ có thể sinh con lớn hơn.
  2. Lượng thức ăn quá nhiều, chứa nhiều chất béo.

Xem thêm bài viết giúp cải thiện tăng chiều cao, cân nặng cho trẻ

Hai bài viết về "Sữa tăng chiều cao" và "Bổ sung canxi tăng chiều cao cho trẻ": Giải đáp cho bố mẹ có nên cho trẻ uống sữa tăng chiều cao, nên uống từ mấy tuổi. Cách uống sữa tăng chiều cao, cân nặng như thế nào là hiệu quả nhất.

Bài viết về "Dự đoán chiều cao của trẻ": Bật mí công thức tính chiều cao của trẻ trong tương lai dựa trên chiều cao của bố và mẹ.

Thông tin về quá trình phát triển chiều cao, cân nặng bé từ sơ sinh đến 5 tuổi 

Trích nguồn thông tin: Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam.

Thông tin về chiều cao, cân nặng của trẻ

Theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh năm 2021, trẻ mới sinh dài trung bình 50cm, nặng 3,3kg. Bên cạnh đó, theo trung tâm Quốc gia về Thống kê Y tế Mỹ, chu vi vòng đầu của bé gái là 33,8cm và bé trai là 34,3cm.

Trẻ mới chào đời – 4 ngày tuổi

Theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh năm 2021, trẻ mới sinh dài trung bình 50cm, nặng 3,3kg. Bên cạnh đó, theo Trung tâm Y tế Quốc gia Hoa Kỳ về báo cáo Biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh đến 5 tuổi, chu vi vòng đầu của bé gái là 33,8cm và bé trai là 34,3cm.Trong khoảng thời gian này, mỗi ngày, cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ tăng lên khoảng 15-28g. Do đó, sau mỗi 2 tuần tuổi, cân nặng của trẻ sẽ nhanh chóng trở lại như lúc mới sinh.Thông thường cứ mỗi 2 tuần, trẻ sẽ tăng lên khoảng 225g. Đến khi trẻ 6 tháng tuổi, chỉ số cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.Lúc này, cân nặng của bé tiếp tục tăng lên khoảng 500g mỗi tháng. Các bé đang bú sữa mẹ sẽ tăng ít hơn so với mốc. Bé cũng bắt đầu tiêu tốn nhiều calo để học cách lật, bò, trườn,... Trước giai đoạn bé 1 tuổi, chiều dài hay chiều cao trung bình của trẻ sẽ khoảng 72 - 76 cm.Sự tăng trưởng và phát triển của bé không nhanh như giai đoạn trước. Thế nhưng, mỗi tháng cân nặng trẻ vẫn có thể tăng lên khoảng 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2 cm.Bé sẽ nặng thêm khoảng 2,5kg và cao thêm khoảng 10cm so với giai đoạn 1 tuổi. Lúc này, bác sĩ khoa nhi có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn về chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ khi lớn lên.Theo các chuyên gia, ở giai đoạn này, lượng mỡ của trẻ sẽ giảm đi nhiều, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều nên trông bé cao ráo hơn.Từ lúc này đến khi dậy thì, chiều cao của bé thường phát triển rất nhanh. Bé gái sau khoảng 2 năm kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ đạt chiều cao tối đa. Bé trai cũng sẽ đạt chiều cao tối ở tuổi trưởng thành khi đến độ tuổi 17.

>>> Gợi ý các bí quyết giúp trẻ tăng chiều cao, cân nặng tốt:

Cân nặng, chiều cao trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường, phát triển tốt? (Nguồn: Sưu tầm)

Hướng dẫn đo chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh

Nguyên tắc đo chiều cao trẻ sơ sinh (chiều dài)

  • Với bé dưới 2 tuổi: Mẹ đặt bé nằm dọc theo thước đo. Sau đó, giữ đầu bé nhìn thẳng lên trần, kéo thẳng đầu gối bé, mẹ tiến hành ghi chỉ số chiều cao cả số chẵn và số lẻ.
  • Với bé từ 2 tuổi trở lên: Mẹ đặt thước đo thẳng, vuông góc với sàn nhà, vạch số 0 nằm sát sàn. Mẹ cho bé đứng thẳng theo phương của thước đo quay lưng về tường. Mẹ lưu ý không cho bé mang dép, và chú ý các bộ phận đầu + lưng + vai + mông + bắp chân + gót chân của bé đều được dựa sát tường. Bé dưới 2 - 3 tuổi có thể đo ở tư thế nằm ngửa.

>>> Xem thêm: Cách tính chiều cao, cân nặng chuẩn theo WHO

Nguyên tắc đo chiều cao trẻ sơ sinh (chiều dài) (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên tắc đo cân nặng trẻ sơ sinh

  • Trước khi cân, mẹ lưu ý nên cân trẻ sơ sinh vào buổi sáng, khi trẻ chưa có ăn gì, đã đi tiểu - đại tiện, đồng thời mẹ cũng cần bỏ bớt quần áo, tã trên người của trẻ ra.
  • Mẹ nên sử dụng cân điện tử để có số chính xác nhất và đặt cân ở nơi bằng phẳng, đồng hồ cân phải rõ ràng, dễ theo dõi và đảm bảo chỉnh cân về số 0 trước khi cho trẻ lên cân.
  • Mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa hoặc ngồi yên giữa cân, không cử động, sau đó, mẹ ghi lại các chỉ số cân nặng chẵn và lẻ.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Cách đo thân nhiệt chuẩn

Nguyên tắc đo cân nặng trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Một số lưu ý đo cân nặng trẻ sơ sinh

  • Khi đo cân nặng của trẻ sơ sinh, để kết quả chuẩn xác nhất thì mẹ nên đo vào buổi sáng, lúc bé chưa ăn gì và sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện nhé.
  • Mẹ đừng quên trừ trọng lượng của quần áo và tã (khoảng 200-400 gram).
  • Trong vòng một năm đầu, Huggies khuyên mẹ nên cân bé mỗi tháng một lần.
  • Khi còn sơ sinh, chiều cao và cân nặng bé trai thường sẽ nhỉnh hơn cân nặng bé gái nên mẹ không cần quá lo lắng đâu nhé!
  • Nên ưu tiên sử dụng loại cân điện tử để có chỉ số chính xác nhất.
  • >> Tham khảo thêm: Phương pháp massage cho trẻ sơ sinh tốt nhất

    Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển cân nặng và tăng chiều cao của trẻ

    1. Gen di truyền chiều cao từ bố mẹ

    Theo các nhà nghiên cứu, trẻ được thừa hưởng hầu hết gen của bố và mẹ. Vì vậy, di truyền được coi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh. Yếu tố di truyền quyết định khoảng 23% chiều cao của trẻ.

    Bên cạnh đó, theo American Journal of Human Biology, cân nặng, nhóm máu và lượng mỡ thừa trong cơ thể của bố và mẹ cũng có tác động đến sự phát triển thể chất ở trẻ sơ sinh.

    >>> Xem thêm chi tiết: Sự phát triển và sự thay đổi của trẻ qua từng tháng

    2. Sức khỏe của mẹ trong khi mang thai và cho con bú

    Trong thời gian từ khi mang thai đến khi cho con bú, mẹ và bé có một sự kết nối rất mạnh. Sức khỏe và tâm lý của mẹ trong thời kỳ này cũng là yếu tố quyết định cho sự phát triển về cân nặng, chiều cao và các vấn đề khác của bé.

    Về mặt sức khỏe, các mẹ được bổ sung đầy đủ chất trong bữa ăn hàng ngày sẽ có được nguồn sữa mẹ chất lượng, giúp bé có sức đề kháng tốt cũng như hệ cơ xương chắc chắn khi hấp thụ . Cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhờ vậy cũng sẽ tốt hơn. Một số chất cần thiết có thể kể đến như canxi, sắt, axit folic, DHA.

    Về mặt tâm lý, khi mang thai, các mẹ luôn có tâm trạng vui vẻ, thường xuyên được thư giãn sẽ giúp bé có tâm lý tốt. Ngược lại, đối với các mẹ luôn căng thẳng, hồi hộp, các bé sau khi được sinh ra có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất, tinh thần và kỹ năng vận động. Điều này dẫn đến sự phát triển cân nặng và chiều cao của bé sẽ bị hạn chế.

    >> Tham khảo thêm: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ

    3. Sự chăm sóc của bố mẹ

    Đối với trẻ từ khi mới sinh cho đến giai đoạn dậy thì, sự gần gũi, hoạt động vui chơi và giáo dục trẻ của bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ sơ sinh trực tiếp có ảnh hưởng lớn đến thể chất, tinh thần cũng như hành vi, cảm xúc của trẻ (theo Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người, Mỹ).

    >> Tham khảo thêm: Nhiệt độ phòng & Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông A-Z 

    4. Các bệnh lý nghiêm trọng

    Chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ảnh hưởng rất lớn từ các bệnh lý mạn tính hay khuyết tật nghiêm trọng. Các bé từng trải qua những cuộc phẫu thuật lớn cũng sẽ gặp phải vấn đề về phát triển thể chất.

    Theo Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, các bé bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (một dạng thiếu máu di truyền do không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang đầy đủ oxy trong cơ thể) từ 8 – 19 tuổi thường nhẹ cân và thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa.

    >> Tham khảo thêm: Cách tăng sức đề kháng cho trẻ khỏe mạnh: Sữa, Thuốc, Thực phẩm 

    5. Chế độ dinh dưỡng tốt giúp tăng chiều cao và môi trường xung quanh

    Sau khi dứt sữa mẹ, trẻ cần phải được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo có được chiều cao và cân nặng tốt nhất trong thời gian phát triển sau này (theo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Nhật Bản).

    Một số chất quan trọng có thể kể đến như canxi, vitamin D, chất xơ, sắt, magie,… Các chất này sẽ giúp trẻ có được khung xương chắc chắn, mật độ xương đầy đủ để cải thiện tăng cân nặng, tăng chiều cao và kích thước các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, nếu trẻ sống trong một môi trường bị ô nhiễm không khí, nguồn nước hay tiếng ồn, thì sự phát triển thể chất cũng sẽ bị ảnh hưởng.

    >> Tham khảo thêm:

  • Thực đơn cho bé 1 tuổi biếng ăn, đủ chất, giúp bé tăng cân
  • Thực đơn cho bé 2 tuổi giàu dinh dưỡng, hỗ trợ bé phát triển tốt
  • Thực đơn cho bé 3 tuổi giúp bé tăng chiều cao, tăng cân
  • Chế độ dinh dưỡng tốt giúp tăng chiều cao và môi trường xung quanh (Nguồn: Sưu tầm)

    6. Tập luyện thể thao tăng chiều cao

    Việc tiếp xúc với điện thoại thông minh, máy tính bảng, tivi quá sớm khiến cho trẻ có xu hướng ít vận động, thích ngồi một chỗ. Nhiều trẻ hình thành thói quen thức khuya từ khi còn rất nhỏ. Việc này có ảnh hưởng không tốt đến thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

    Thay vì để trẻ mải mê ngồi xem hoạt hình, chơi game, bố mẹ có thể cùng với trẻ tham gia các môn thể thao vận động giúp cải thiện chiều cao, cân nặng như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội,…

    Mật độ xương của trẻ cũng sẽ được phát triển rất tốt nếu trẻ sơ sinh ngủ đúng giờ và đủ giấc. Từ đó, trẻ sẽ có được chiều cao tốt nhất trong độ tuổi tương ứng.

    5 Cách giúp trẻ phát triển toàn diện tăng chiều cao và cân nặng

    1. Chế độ dinh dưỡng cân bằng để tăng chiều cao toàn diện

    Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến 32% sự tăng trưởng chiều cao trẻ sơ sinh. Trong suốt quá trình mang thai và cho con bú, người mẹ nên được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là chất đạm, sắt, i-ốt, canxi, phospho, axit folic, vitamin D,axit béo không no… Sau khi được sinh ra, trẻ cần được duy trì bú mẹ trong 6 tháng đầu đời.

    Trẻ cần được xây dựng chế độ ăn khoa học theo từng độ tuổi với khẩu phần ăn phù hợp để bé được phát triển và tăng chiều cao tốt nhất. Nếu trẻ thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, hoặc thừa năng lượng gây thừa cân, béo phì.

    Bữa ăn của trẻ cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm chất bột đường (cơm, bánh mì, khoai, ngô…), chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ…), chất béo (dầu mỡ, sữa và các chế phẩm từ sữa…) cùng các loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu canxi như trong tôm cua, đậu phụ, sữa, các chế phẩm từ sữa hay các loại rau xanh đậm.

    >> Tham khảo thêm:

  • Cách dùng men vi sinh cho trẻ sơ sinh đúng cách
  • Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu truyền thống, kiểu Nhật, BLW
  • Bé 36 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu

    Bí quyết giúp trẻ tăng chiều cao - cân nặng dễ dàng (Nguồn: Sưu tầm)

    2. Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để xương chắc khỏe

    Để giúp xương chắc khỏe, các bé nên vận động vừa phải, phù hợp với thể trạng. Đồng thời, việc vận động cũng giúp cơ thể tăng cường sản sinh hormone tăng trưởng GH để tăng chiều dài của xương, kích thích sụn tăng trưởng phát triển.

    Hormone GH sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi trẻ vận động, từ đó giúp trẻ tăng chiều cao vượt trội. Cơ thể trẻ sau vận động sẽ được giải phóng năng lượng, khiến trẻ ăn uống ngon miệng hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn, cơ thể phát triển tốt hơn.

    Với trẻ dưới 3 tuổi, bố mẹ nên khuyến khích con chơi các trò vận động tay chân. Với bé lớn hơn, phụ huynh có thể cho bé làm quen dần với các môn thể thao như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ… từ 30-60 phút/ngày.

    >> Tham khảo: Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi chuẩn

    3. Đảm bảo giấc ngủ giúp tăng chiều cao cho trẻ

    Ngoài chế độ dinh dưỡng và vận động, giấc ngủ cũng ảnh hưởng nhất định đến quá trình tăng chiều cao cho bé.

    Vào khung giờ 22h – 4h sáng hàng ngày, đạt đỉnh cao nhất lúc 0h, hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều nhất, giúp xương tăng khả năng hấp thụ canxi. Vì thế, bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen ngủ sớm, trước 21h với trẻ chưa đi học, và trước 22h với trẻ đã đi học.

    Để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ được sâu giấc, phụ huynh nên chú ý đến không gian phòng ngủ, đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ; gối chăn mềm mại, dễ chịu; quần áo bé mặc rộng rãi, thoải mái…

    >> Tham khảo thêm: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ

    4. Cải thiện tư thế ngủ cho trẻ tăng chiều cao

    Tư thế ngủ tăng chiều cao tốt nhất cho trẻ là tư thế nằm ngửa. Theo đó, trẻ sẽ đặt lưng thẳng, hai chân duỗi thẳng, hai tay cũng đặt thẳng theo chiều dọc thân người. Tư thế ngủ này giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể trẻ được thông suốt dễ dàng hơn giúp sụn xương phát triển và nhanh dài ra nhất.

    Các thói quen về tư thế từ nhỏ ở trẻ góp phần làm nên vóc dáng lý tưởng sau này. Trẻ ngồi sai tư thế quá lâu khi học bài, đeo vác cặp xách quá nặng so với cơ thể có thể ảnh hưởng đến xương khớp. Các bạn liên quan đến cong vẹo cột sống, gù lưng… đều khó phát triển chiều cao ở trẻ.

    >> Tìm hiểu: Cách giúp trẻ ngủ ngon giấc đơn giản, hiệu quả 

    5. Tạo ra môi trường sống tốt cho trẻ

    Bố mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ học tập và vui chơi nhiều hơn ở ngoài trời cùng các hoạt động bổ ích thay vì để con tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử, vì chúng có thể gây nghiện và ảnh hưởng đến quá trình tăng chiều cao của trẻ.

    Bên cạnh đó, để chiều cao phát triển tốt nhất, bé cần được sống trong môi trường vui vẻ, hạnh phúc, không khí trong lành. Vì vậy, bố mẹ cần hạn chế hút thuốc lá, hạn chế dùng các chất kích thích; tránh căng thẳng, xung đột gia đình; khi dạy con, thay vì dùng đòn roi, la mắng, nên thể hiện sự quan tâm bằng tình yêu thương.

    >>> Tham khảo thêm:

    Để biết thêm thông tin về chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh, mẹ đừng ngần ngại đặt câu hỏi tại Góc chuyên gia của HUGGIES để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc. Hoặc tham khảo chuyên mục Cách Chăm Sóc Bé. Huggies chúc bé luôn khỏe mạnh và duy trì chiều cao, cân nặng chuẩn để mẹ được yên tâm!

    Trẻ em 36 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

    Bé 36 tháng tuổi có sự thay đổi rõ rệt về chiều cao lẫn cận nặng, cụ thể: Bé trai cân nặng trung bình là 14.3 kg; chiều cao 95.2cm và 13.9kg, 94cm đối với bé gái. Đối với những đứa trẻ ở độ tuổi này, chúng vẫn đang trong quá trình tiếp tục phát triển và hoàn thiện các cơ quan, chức năng trong cơ thể.

    36 tháng tuổi là bao nhiêu?

    36 THÁNG (3 tuổi) ĐẾN 48 THÁNG (4 tuổi)

    Bé gái 6 tuổi cân nặng bao nhiêu?

    Tuổi
    Cân nặng
    Chiều cao
    6 tuổi
    45.5 lb (20.64 kg)
    45.5" (115.5 cm)
    7 tuổi
    50.5 lb (22.9 kg)
    48.0" (121.9 cm)
    8 tuổi
    56.5 lb (25.63 kg)
    50.4" (128 cm)
    9 tuổi
    63.0 lb (28.58 kg)
    52.5" (133.3 cm)
    Bảng chiều cao cân nặng CHUẨN theo WHO của trẻ sơ sinh từ 0-18 tuổiwww.nhathuocankhang.com › ban-tin-suc-khoe › bang-tieu-chuan-can-na...null

    Bé gái 32 tháng nặng bao nhiêu kg?

    Khi bé 32 tháng tuổi bé sẽ nặng bao nhiêu kg và chiều cao của bé là bao nhiêu. Ở độ tuổi này, chiều cao và cân nặng trung bình của bé thường là: Bé trai: cân nặng - 13.7 kg, chiều cao - 92.7 cm. Bé gái: cân nặng - 13.3 kg, chiều cao - 91.7 cm.