Bé sơ sinh gần 1 tháng tăng bao nhiêu kg năm 2024

Nếu trẻ 1 tháng tuổi không đạt được mức cân nặng tương đối mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp.

Một tháng sau khi sinh là khoảng thời gian vô cùng mới mẻ, vất vả cho cả mẹ và bé. Bé phải tập thích nghi với môi trường sống mới bao gồm nhiều yếu tố khác nhau chứ không chỉ bó bọc trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, cuộc sống của mẹ cũng hoàn toàn thay đổi, không chỉ sinh hoạt cho chính bản thân mình mà cần phải làm thêm những phần việc cho bé như cho con bú, học cách bế con, thay tã, vệ sinh cho bé...

Ngoài ra, sức khỏe của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi còn quá non nớt, sức đề kháng cơ thể cực yếu, nếu không được chăm sóc cẩn thận, bé rất dễ mắc bệnh.

Sức khỏe của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi còn quá yếu, mẹ nên thật cẩn thận. Ảnh minh họa

Trẻ 1 tháng tuổi đã biết làm những gì?

Khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh phát triển theo tư thế cuộn tròn, vì vậy sau khi chào đời hầu hết các bé vẫn chưa thể duỗi thẳng hết người mà còn cong cong phần tay, chân, cổ. Tuy nhiên, điều này sẽ được cải thiện ngay trong 1 tháng đầu đời này, mẹ không nên quá lo lắng.

Trẻ 1 tháng tuổi bắt đầu biết bám và tìm đường đến bầu vú mẹ để mút sữa. Khả năng cầm nắm tiếp tục được hình thành rõ rệt hơn, bé có thể nắm lấy bất cứ thứ gì đặt trong lòng bàn tay mình như ngón tay của mẹ chẳng hạn. Ngoài ra các bé 1 tháng tuổi cũng thích xòe rộng bàn tay.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng thường có nhiều biểu hiện giật mình, duỗi tay/ chân thẳng ra nhưng nhanh chóng co tròn lại.

Các bé dường như ngủ suốt ngày [15-16 tiếng/ ngày], chỉ lúc bé đói mới thức giấc hoặc khó chịu trong người bé sẽ quấy khóc và không chịu ngủ. Mẹ cần lưu tâm đến vấn đề này.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nên tăng từ 800 gram - 1 kg so với lúc mới sinh là tốt nhất. Ảnh minh họa

Ngoài ra các giác quan như vị giác, thính giác, khứu giác, thị giác của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đều phát triển rõ rệt so với lúc trước còn trong bụng mẹ: bé thích mở mắt nhìn những gì đang diễn ra, thích nghe tiếng mẹ và mọi người nói, mũi có thể ngửi được mùi sữa mẹ và phân biệt được cay, đắng, chua...

Cân nặng của trẻ 1 tháng tuổi

Sau khi nghiên cứu cân nặng của một số trẻ sơ sinh cùng tháng tuổi, hàng năm Tổ chức Y tế Thế giới sẽ đưa ra tháp đồ cân nặng dành cho các bé sơ sinh.

Theo đó, thông thường cân nặng trung bình mà bé sơ sinh 1 tháng tuổi nên đạt được là từ 4 - 4,2kg [tăng khoảng 200 gram/ tuần hoặc 1 kg/ tháng so với lúc chào đời] là tốt nhất. Ngoài ra, nếu cân nặng của bé thấp hoặc cao hơn so với mức này, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi tốt nhất, giúp bé có cân nặng ổn định hơn.

Tốc độ tăng cân là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển tổng thể của trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng bao nhiêu cân là đủ? Trường hợp cân nặng trẻ dưới chuẩn có nên lo lắng? Cùng Nutrihome tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi vào khoảng 4,4kg với bé gái và 4,7kg với bé trai

Cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi theo chuẩn

Cần hiểu rằng, các tiêu chuẩn về cân nặng ở trẻ chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi mỗi bé có nhịp độ phát triển hoàn toàn khác nhau nên tốc độ tăng cân không thể giống nhau. Các thống kê cho thấy, có nhiều trẻ nhỏ có mức cân nặng dưới chuẩn nhưng vẫn phát triển khỏe mạnh. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ chậm tăng cân.

Vậy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng bao nhiêu kg là đủ? Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh [CDC] và Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên bố mẹ nên tham khảo chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] dưới đây để hiểu về tình trạng tăng cân của trẻ:

– Cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sinh đủ tháng [Trẻ được xem là sinh đủ tháng nếu chào đời sau tuần thai thứ 37]

  • Bé gái mới sinh sẽ có cân nặng khoảng 3,2kg và bé trai khoảng 3,4kg. Các chuyên gia cho biết, thường trẻ sẽ giảm từ 5 – 10% trọng lượng trong tuần đầu tiên. Nguyên nhân chủ yếu do bé thải các chất lỏng còn sót lại trong cơ thể ra ngoài khi vừa mới chào đời. Sau đó, bé sẽ bắt đầu tăng cân trong tháng đầu, trẻ sơ sinh thường tăng khoảng 200 – 300gr/tuần. Cụ thể: Cân nặng của bé gái 1 tháng tuổi sẽ đạt mức 4,4kg và bé trai 4,7kg.
  • Trong 3 tháng đầu, bé tăng từ 1 – 1,2kg/tháng. Về sau sự tăng trưởng trọng lượng của trẻ sẽ chậm dần, khoảng 600gr/tháng trong giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi và khoảng 300 – 400gr trong những giai đoạn sau đó.
  • Ngoài cân nặng, trong 12 tháng đầu, chiều dài của trẻ so với giai đoạn sơ sinh tăng 1,5 lần và chu vi vòng đầu tăng 11cm.

– Cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sinh non [Trẻ sinh trước tuần 37 trẻ được xem là sinh non]

Không phải trẻ sinh non lúc nào cũng nhẹ cân. Khi sinh ra, bé được xem là:

  • Nhẹ cân: nếu có cân nặng từ 1,5kg – 2,5kg.
  • Rất nhẹ cân: nếu nặng dưới 1,5kg.

Tăng cân ở các bé sinh non là một thước đo sức khỏe quan trọng. Theo đó, việc theo dõi 1 tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu cân, có đều đặn không góp phần rất lớn vào việc đánh giá bé có đang gặp vấn đề về sức khỏe hay không. Trẻ sinh non thường phát triển và tăng cân nhanh hơn trẻ sinh đủ tháng nếu được chăm sóc đúng cách, thậm chí nhiều bé sẽ bắt kịp trẻ sinh đủ tháng về cân nặng trong vòng 1 năm đầu.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh

Thông thường, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất của mẹ trong thai kỳ được xem là nguyên nhân chính khiến bé sơ sinh nhẹ cân. Ngược lại, nếu mẹ ăn uống đầy đủ, lành mạnh khi mang thai sẽ giúp thai nhi đạt mức cân nặng chuẩn và phát triển tối ưu về thể chất lẫn trí tuệ.

Dinh dưỡng của mẹ khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Bên cạnh đó, mẹ sau sinh ăn uống thiếu dưỡng chất, kiêng khem quá mức hoặc trẻ vì một lí do nào đó không được bú mẹ cũng ảnh hưởng nhiều đến sự tăng cân của trẻ. Ngoài yếu tố dinh dưỡng, cân nặng của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi:

  • Thời gian mang thai: Những đứa trẻ sinh non thường nhẹ cân, trong khi trẻ quá ngày dự sinh có thể nặng hơn mức trung bình.
  • Thói quen sinh hoạt khi mang thai: Hút thuốc, uống rượu hoặc dùng thuốc kích thích có thể ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh của bé.
  • Giới tính: Những bé trai có xu hướng nặng hơn bé gái.
  • Tình trạng sức khỏe của mẹ khi mang thai: Mẹ bầu mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim, tăng huyết áp và béo phì có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh.
  • Số lượng thai nhi trong bụng mẹ; Sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bé, tùy thuộc vào lượng không gian mà bé phải chia sẻ.
  • Thứ tự sinh: Con đầu lòng có thể nhỏ hơn con rạ.
  • Sức khỏe của bé: Điều này bao gồm các vấn đề y tế như dị tật bẩm sinh và tiếp xúc với nhiễm trùng khi mang thai.

Vì sao trẻ sơ sinh khó tăng cân?

Trẻ sơ sinh khó tăng cân vì nhiều lý do, bao gồm:

  • Không chịu bú mẹ, hay nôn trớ.
  • Không nhận đủ lượng thức ăn hàng ngày hoặc lượng calo cơ thể cần.
  • Bị nhiễm trùng trước khi sinh.
  • Mắc dị tật bẩm sinh.
  • Trẻ khó ngủ, ngủ ít và ngủ không ngon giấc

Nếu trẻ bị giảm cân hoặc không tăng cân, có thể đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc gặp các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó, điều này gây hậu quả xấu đến sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ không tăng cân, bố mẹ nên sắp xếp đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị bệnh [nếu có] kịp thời.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng cân nhanh – khi nào thì nên lo lắng?

Nếu mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, cân nặng của trẻ sơ sinh có thể lớn hơn mức cân nặng chuẩn. Trẻ sơ sinh có trọng lượng trên mức chuẩn có thể cần được chăm sóc y tế thêm để đảm bảo lượng đường trong máu được giữ ở mức bình thường.

Hoặc mẹ tăng cân nhiều hơn trọng lượng khuyến nghị trong thai kỳ thì trẻ cũng có xu hướng nặng cân khi sinh ra và tăng cân vượt mức trong tháng đầu tiên. Trong các tháng tiếp theo, mẹ cần theo dõi sát sao cân nặng của trẻ. Nếu trẻ bú mẹ và tiếp tục tăng cân nhanh nhưng vẫn phát triển, vận động bình thường thì không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu trẻ tăng cân nhanh đi kèm với các bất thường về sức khỏe và sự phát triển trí não, khả năng vận động… cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho mẹ biết tình trạng sức khỏe của trẻ và lên kế hoạch, hướng dẫn mẹ cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng phù hợp [nếu cần thiết].

Trẻ sơ sinh không tăng cân – Nên làm gì?

Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Sữa mẹ giúp cải thiện cân nặng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng lý tưởng, vì thế khi mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng thì sữa mẹ cũng sẽ cung cấp dưỡng chất dồi dào cho bé. Theo đó, mẹ nên uống đủ nước, ăn đủ rau xanh, thịt cá, trứng, sữa để tăng dinh dưỡng để đảm bảo nguồn sữa chất lượng, giúp trẻ tăng cân.

Nếu nguồn sữa mẹ ít, có thể bổ sung sữa công thức cho bé bú. Và nên đợi đến khi bé được 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho ăn thức ăn đặc như ngũ cốc hoặc đồ xay nhuyễn, tránh vì lo lắng trẻ không tăng cân nên cho trẻ ăn dặm sớm, điều này có thể khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ bị ảnh hưởng.

Dưới đây là mẹo giúp mẹ xác định xem trẻ sơ sinh có bú đủ, có hấp thu đủ chất dinh dưỡng để phát triển không, bằng cách dựa vào số lần đi tiêu và kiểm tra tã của trẻ:

  • Lúc mới sinh, trẻ có thể đi ít nhất 1 hoặc 2 tã ướt mỗi ngày và đi ngoài phân có màu đen.
  • Khi được 4 – 5 ngày tuổi, bé cần được thay tã ướt từ 6 – 8 lần và đi ngoài một vài lần phân mềm, màu vàng mỗi 24 tiếng.
  • Các bé từ 1 – 2 tháng tuổi có thể đi 4 – 6 tã ướt hàng ngày và ba lần đi tiêu.
  • Số lần đi tiêu mỗi ngày sẽ có xu hướng giảm dần khi trẻ lớn hơn. Nếu lượng nước tiểu hoặc phân của con bạn ít, có thể trẻ không nhận đủ chất dinh dưỡng.

Ngoài chế độ ăn, giấc ngủ của trẻ cũng ảnh hưởng tới cân nặng. Khi ngủ, tuyến yên sẽ tiết hormone giúp trẻ phát triển chiều cao và cân nặng. Vì vậy, bé sẽ cần ngủ rất nhiều, đặc biệt ở giai đoạn 1 tháng tuổi, trung bình cần ngủ 15 – 16 tiếng và có thể lên đến 20 tiếng mỗi ngày. Mẹ nên tạo môi trường thuận lợi để bé có được giấc ngủ ngon và đầy đủ.

Đến đây, hẳn mẹ đã trả lời được câu hỏi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng bao nhiêu cân là bình thường Mẹ cần hiểu rằng, mỗi bé có một nhịp độ phát triển riêng biệt, chính vì thế nên không thể vội vàng kết luận con bạn đang có bất thường về cân nặng ngay được nếu trẻ chậm tăng cân. Trẻ sinh non có thể nhanh chóng bắt kịp các bạn đồng trang lứa, trẻ thừa cân có thể lên kế hoạch để duy trì cân nặng hợp lý. Việc quan trọng vẫn là theo dõi thay đổi cân nặng của trẻ thường xuyên. Tăng cân chậm hoặc quá nhanh có thể gây ra hậu quả lâu dài cho sức khỏe nếu không được giải quyết.

Chủ Đề