Bé sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ, tăng trưởng thế chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chúng ta thường thấy trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường có giấc ngủ dài hơn người lớn. Vậy trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không? Bố mẹ có nên đánh thức con để cho bú không? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây. 

Nội dung

1. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ nhiều?

Giấc ngủ giúp quá trình phát triển hệ thần kinh và cảm xúc của trẻ em diễn ra hiệu quả hơn. Khi ngủ, trẻ cũng cần xử lý những thông tin đã tiếp nhận trong ngày tương tự như người trưởng thành. Bên cạnh đó, quá trình này còn giúp kích thích sản xuất hormone tăng trưởng, có ích cho sự phát triển của hệ xương và cơ bắp. 

Bé sơ sinh ngủ nhiều có tốt không
Nhiều bố mẹ lo lắng khi trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều.

Thông thường, trẻ sơ sinh thường ngủ từ 18 – 20 giờ mỗi ngày và sẽ ngắn dần khi trẻ lớn lên. Giấc ngủ của trẻ diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, mỗi giấc có thể kéo dài khoảng 2 – 4 giờ. Tuy nhiên, không có công thức hay quy luật cụ thể về giấc ngủ của trẻ. Một số trẻ sơ sinh có thể ngủ liên tục 10 giờ đồng hồ, một số khác chỉ ngủ ngắn 2 giờ. Trẻ nhỏ sẽ có xu hướng ngủ nhiều vào ban ngày hơn là ban đêm.

Một số lý do phổ biến của tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều là:

  • Trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhảy vọt
  • Trẻ đang bị ốm nhẹ (cảm lạnh)
  • Trẻ vừa được tiêm vacxin
  • Trẻ không được ngủ đủ giấc, bị nhiễm trùng đường hô hấp nên bị khó thở
  • Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có thể do bệnh vàng da hoặc ăn không đủ no
  • Một số vấn đề bệnh lý, rối loạn nhịp thở, nhịp tim… có thể khiến trẻ ngủ quá nhiều 
  • Trẻ sinh non có xu hướng ngủ nhiều hơn với trẻ đủ tháng.

>> XEM THÊM: Tìm hiểu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh – Trẻ cần ngủ bao lâu là đủ?

2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không?

Bố mẹ không nên lo lắng quá mức khi trẻ ngủ nhiều nếu giấc ngủ không ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng hay sự phát triển của trẻ. Thực tế, một giấc ngủ sâu sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời sau:

  • Trẻ cảm thấy thoải mái, thư giãn và không quấy khóc khi thức dậy.
  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hạn chế mắc các bệnh thông thường như cảm, sốt…
  • Phát triển trí tuệ, tăng trưởng chiều cao: Não bộ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng khi trẻ ngủ. Loại hormone này sẽ giúp bé tăng trưởng toàn diện về mặt thể chất lẫn trí tuệ.
Bé sơ sinh ngủ nhiều có tốt không
Giấc ngủ mang đến cho trẻ nhiều lợi ích về sức khỏe thể chất lẫn trí tuệ.

3. Làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều?

Mối nguy hiểm nghiêm trọng nhất khi trẻ ngủ quá nhiều chính là việc bé không được bú đủ theo nhu cầu, ảnh hưởng đến sự phát triển. Dạ dày của trẻ sơ sinh nhỏ nên chỉ bú được khoảng 90ml sữa mỗi lần. Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé có thể lên đến 600ml mới đảm bảo được hoạt động sinh lý cơ bản. Vì thế, trẻ rất nhanh đói và thường tự thức dậy sau khoảng 2 – 3 giờ ngủ. Trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi có thể nhịn lâu hơn, khoảng 4 – 5 mà không cho ăn.

Nếu bé ngủ quá lâu mà không tự thức dậy để bổ sung thêm sữa thì bố mẹ nên chủ động đánh thức con khoảng 2 – 4 giờ một lần (8-12 lần một ngày). Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng trong trường hợp trẻ vẫn ăn ngoan, dù ngủ nhiều hơn những trẻ khác vì mỗi đứa trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Để đảm bảo vấn đề ăn uống của trẻ, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia để có chế độ chăm sóc phù hợp nhất.

Bé sơ sinh ngủ nhiều có tốt không
Trẻ nên được đánh thức để bổ sung năng lượng sau mỗi 2 – 4 tiếng.

Đặc biệt, những trẻ sơ sinh non tháng hoặc nhẹ cân thì việc đánh thức bé dậy để bú là điều vô cùng cần thiết. Cho trẻ bú mỗi 2 – 4 tiếng/lần sẽ giúp hình thành chế độ sinh dưỡng hợp lý và thói quen sinh hoạt điều độ, hỗ trợ sự phát triển của bé. 

Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào khoảng 1 tháng đầu. Trong trường hợp bé ngủ quá nhiều và xuất hiện tình trạng chậm tăng cân hay có những biểu hiện bất thường thì bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để khám và được tư vấn.

>> XEM THÊM: Gối cho bé bú: Cách dùng đúng và những khuyến cáo quan trọng

4. Cách đánh thức bé để cho bú

Dưới đây là những cách đơn giản nhất giúp bố mẹ đánh thức bé để cho bú hiệu quả hơn:

4.1. Chạm nhẹ vào bé

Đây là cách thức đơn giản nhất để đánh thức bé. Bạn có thể chạm nhẹ nhàng vào cánh tay, vùng má của trẻ hoặc lau nhẹ nhàng những vùng này bằng khăn ướt. 

4.2. Bỏ quấn khăn

Bé sơ sinh ngủ nhiều có tốt không
Nếu trẻ đang được quấn khăn để ngủ thì bạn nên bỏ khăn quấn để bé thức giấc.

Nếu trẻ đang được quấn khăn để ngủ thì bạn nên bỏ khăn quấn để bé thức giấc. Bên cạnh đó, cởi bỏ bỉm trên người trẻ nhỏ cũng có thể giúp trẻ thức dậy dễ dàng hơn. 

4.3. Mở nhạc, bật đèn

Mở một bản nhạc nhẹ nhàng cũng là một biện pháp đánh thức trẻ được nhiều bà mẹ áp dụng. Bạn có thể kết hợp việc mở nhạc với tăng cường độ ánh sáng theo từng nấc để bé từ từ thức dậy. Không nên bật nhạc quá lớn hoặc đèn quá sáng vì có thể khiến bé giật mình và khóc.

4.4. Cho trẻ bú mẹ

Các mẹ có thể bế trẻ ra khỏi nôi và đặt vào tư thế thoải mái để bú. Trẻ sẽ có phản ứng mở miệng và bú theo bản năng. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy bé đang dần thức giấc.

Bé sơ sinh ngủ nhiều có tốt không
Đánh thức nhẹ nhàng, đúng cách sẽ giúp bé không cảm thấy khó chịu.

5. Một số lưu ý quan trọng về giấc ngủ của trẻ

Giấc ngủ giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì thế, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi cho trẻ ngủ:

  • Nên tập cho trẻ ngủ nằm ngửa, không nên cho bé nằm sấp. 
  • Không quấn quá nhiều chăn, khăn khi bé ngủ; không trùm kín phần đầu của trẻ vì có thể khiến bé ngạt thở. Những vật dụng trên giường như chăn, gối… cần được sắp xếp gọn gàng. 
  • Giữ cho phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh những khói bụi độc hại từ bếp, thuốc lá…
  • Không để trẻ ngủ quá lâu mà đánh thức bé định kỳ 2 – 4 tiếng để cho bú. 
  • Sử dụng một chiếc nệm ngủ êm ái, chất lượng sẽ giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Bé sơ sinh ngủ nhiều có tốt không
Bố mẹ nên cho bé ngủ ngay ngắn, hạn chế để nhiều độ trên giường.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng của trẻ sơ sinh để bé được phát triển toàn diện hơn. Trẻ nhỏ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để đảm bảo ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng theo tiêu chuẩn. 

Theo đó, kẽm có vai trò vai trọng ảnh hưởng đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp protein, axit nucleic. Nếu thiếu kẽm, trẻ sẽ dễ mắc một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ cáu gắt.

Bên cạnh kém, bố mẹ nên bổ sung cho bé các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin nhóm B, Lysine, Crom… để giúp bé có hệ miễn dịch tốt, tăng cường sức đề khoáng và hạn chế bị ốm vặt.

Bé sơ sinh ngủ nhiều có tốt không
Bạn có thể thấy, việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều là điều hiển nhiên trong giai đoạn phát triển của bé.

Bạn có thể thấy, việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều là điều hiển nhiên trong giai đoạn phát triển của bé. Một đứa trẻ có thể ngủ đến 20 giờ mỗi ngày để có đủ thời gian cho việc tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ. Bố mẹ không nên lo lắng quá mức về vấn đề này. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để có những điều chỉnh hợp lý về chế độ nghỉ ngơi và ăn uống, giúp bé ngày càng khỏe mạnh và thông minh.

Tham khảo:

  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-so-sinh-ngu-giac-dai-qua-co-nen-danh-thuc-cho-bu/

    Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có làm sao không?

    Làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều? Việc nguy hiểm nhất khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều là trẻ không được bú đủ theo nhu cầu, ảnh hưởng tới thể chất và sự phát triển của trẻ. Vì vậy khi trẻ ngủ quá nhiều, mẹ nên đánh thức trẻ cách 2-3 giờ một lần (8-12 lần một ngày) để cho trẻ bú.

    Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít phải làm sao?

    Trẻ bú ít, ngủ nhiều nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Vì vậy, khi trẻ ngủ quá nhiều mẹ nên đánh thức con cách 2 - 3 giờ/lần để cho con . Mẹ cũng lưu ý khi trẻ dưới 4 tuần không nên để con nhịn lâu hơn 4 - 5 giờ. Như vậy, khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều mẹ nên đánh thức trẻ để con không bị đói nhé!

    Tại sao trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ngủ nhiều?

    Trẻ 3 tháng ngủ quá nhiều có sao không? Trái với tình trạng ngủ ít, trẻ 3 tháng tuổi nếu ngủ quá nhiều lại là điều hết sức bình thường và không có ảnh hưởng tiêu cực nào tới sức khỏe của trẻ. Hiện tượng ngủ nhiều cho thấy con đang có được những giấc ngủ trọn vẹn và đầy chất lượng.

    Trẻ sơ sinh ngủ nhiều đến khi não?

    Trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ một giấc dài từ 8-12 tiếng mỗi đêm. Nhiều bé đã có thể ngủ lâu từ khi được 6 tuần tuổi, nhưng có bé lại phải chờ tới khi 5 hoặc 6 tháng tuổi mới có thể làm được điều đó.