Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn truyện kiều năm 2024

577. Thước: tay thước, một thứ võ khí cổ, bằng gỗ, dài độ một thước tây, cạnh vuông bốn góc, dùng để đánh người.

Nách thước: nách cắp tay thước.

Đao: dao to, mã tấu, thứ võ khí bằng sắt, lưỡi to.

579. Già: cái gông. Giang: khiêng đi, giải đi. Ở đây nói cha con [Viên ngoại và Vương Quan] bị đóng gông lại.

580.Thâm tình: tình sâu. Hai thâm tình: chỉ hai cha con [Vương Ông và Vương Quan].

583. Tế nhuyễn: nhỏ bé, mềm mại, chỉ chung những đồ vàng ngọc quí giá và trang sức, quần áo dễ mang đi.

586. Dậm: một dụng cụ đánh cá.

Giàm: bẫy đánh loài vật. “Giật giàm” tức giật cạm, sập bẫy Ý nói vu oan giá họa.

588. Xưng xuất: xưng ra, khai ra.

590. Loà mây: như nói làm mờ cả bầu trời. Ý nói: một vụ án hết sức oan uổng.

594. Hạ từ: hạ lời, nói lời hạ mình để kêu cầu van xin.

Lân tuất: thương xót, thương tình. Ý cả câu: tụi sai nha cứ phũ tay đánh đập, mặc những lời kêu van của nhà Kiều, chúng chỉ làm điếc làm ngơ.

593. Rường cao: thanh rường nhà bắc ở trên cao. Dây oan: Dây trói oan uổng. Tụi sai nha trói và treo ngược hai cha con họ Vương lên rường nhà.

599. Cốt nhục: ruột thịt, chỉ Vương Ông và Vương Quan.

600. Ngộ biến tòng quyền: gặp cảnh biến phải theo đạo "quyền" [không thể giữ nguyên đạo "kinh" như lúc bình thường được]. Ý nói: Phải tuỳ theo hoàn cảnh mà xử sự cho thích hợp.

601. Hội ngộ: gặp gỡ gắn bó nhau. Chỉ mối tình duyên giữa Kiều với Kim Trọng.

Cù lao: công ơn sinh dưỡng khó nhọc của cha mẹ.

603. Thệ hải minh sơn: chỉ non thề bể.

604. Sinh thành: công ơn cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng nên người.

605. Hạ tình: tỏ bày ý nghĩ.

606. Rẽ cho: lời gạt đi ý kiến những người khác để nói lên ý kiến của mình một cách cương quyết.

607. Lại già: người nha lại già.

608. Nha dịch: người làm việc ở nơi nha môn, tức nơi công sở của các phủ huyện, cũng như nói “nha lại”.

614. Quy liệu: thu xếp, lo liệu.

617. Tử biệt sinh ly: Chết rồi vĩnh biệt nhau gọi là "tử biệt", sống mà xa lìa nhau gọi là "sinh ly". Đó là hai cảnh thương tâm lớn của đời người. Tuy là hai cảnh, nhưng người ta thường dùng làm một thành ngữ, để nói chung cho người gặp cảnh "tử biệt" cũng như người gặp cảnh "sinh ly".

619. Hạt mưa: Chỉ thân phận người con gái

Ca dao:

Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các, hạt ra ruộng lầy.

620. Tấc cỏ, ba xuân: Do chữ thốn thảo, tam xuân. Bài thơ tả tình đi chơi xa nhớ mẹ của Mạnh Giao đời Đường có câu: Dục tương thốn thảo tâm, báo đáp tam xuân huy [Ai bảo cái lòng của ngọn cỏ một tấc [ngọn cỏ ngắn] báo đáp được ánh sáng ấm áp của ba tháng xuân]. Tấc cỏ: ví với người con. Ba xuân: ví với công ơn cha mẹ.

621. Băng nhân: người làm mối.

622. Tin sương: Do chữ sương tin. Theo sách Ngũ kim câu trầm: khi tiết trời bắt đầu có sương lạnh, thì chim nhạn ở phương bắc bay xuống phương nam. Có sương thì có nhạn, mà có nhạn thì có sương, sương và nhạn ứng theo thời tiết với nhau, nên nói tin sương là ngụ ý chỉ tin tức truyền đi.

624. Viễn khách: khách phương xa.

Vấn danh: một trong sáu hôn lễ thời xưa. Nhà trai hỏi tên người con gái.

625. Giám sinh: sinh viên học tại Quốc tử giám, một thứ trường đại học của triều đình phong kiến, lập ở kinh đô để đào tạo người ra làm quan.

626. Lâm Thanh: Một huyện thuộc tỉnh Sơn Đông [Trung Quốc].

627. Tử tuần: bốn mươi tuổi [mỗi một tuần là mười tuổi].

630. Nỗi mình: nỗi riêng của mình, chỉ cuộc tình duyên dở dang với Kim Trọng. Nỗi nhà: nỗi tai vạ của toàn gia đình họ Vương.

644. Sinh nghi: đồ dẫn cưới, tiền dẫn cưới.

645. Nghìn vàng: đời Hán, một nghìn vàng tức là một cân vàng, sau dùng để chỉ nghìn lạng vàng.

646. Rớp nhà: hoạn nạn trong nhà, nhà gặp lúc hoạn nạn.

649. Êm dằm: ý nói sự việc đã lo lót xong xuôi, êm thấm, giống như chiếc thuyền đã đứng êm dằm, không còn tròng trành nữa.

650. Canh thiếp: lá thiếp biên tên, tuổi [nhân trong thiếp có biên tuổi, tức niên canh, nên gọi là canh thiếp]. Theo hôn lễ xưa, khi bắt đầu dạm hỏi, nhà trai, nhà gái trao đổi canh thiếp của trai gái để đính ước với nhau.

651. Nạp thái: đây dùng chỉ lệ dẫn đồ cưới, tiền cưới.

Vu qui: về nhà chồng. Đây dùng chỉ lệ đón dâu.

654. Khất tử: đơn xin [Nhà Kiều làm đơn xin tạm tha cho Vương ông].

658. Gieo cầu: theo sách Tam hợp bảo kiếm: Hán Vũ đế kén phò mã, cho công chúa ngồi lên lầu, ném quả cầu xuống, ai cướp được thì làm phò mã.

660. Vu thác: vu là đổ tội cho, thác là đặt điều ra.

669. Một mảnh hồng nhan: như nói một mụn con gái [mảnh là ý nói khinh khí].

671. Nàng Oanh: nàng Đề Oanh. Theo Liệt nữ truyện: Đề Oanh người đời Hán, khi cha nàng là Thuấn Vu Ý, phạm tội, bị hạ ngục ở Tràng An, chờ ngày hành hình, Đề Oanh dâng thư lên vua Văn Đế, xin nộp mình làm giá hầu cho các nhà quan để chuộc tội cho cha, Văn Đế cảm động, xuống chiếu tha cho cha nàng.

672. Ả Lí: Nàng Lí Kí. Theo sách Đường dại tùng thư: Lí Kí đời Đường, nhà nghèo, tự nguyện bán mình cho người làng đem cúng thần rắn để lấy tiền nuôi cha mẹ. Về sau nàng chém chết thần rắn, rồi lấy vua Việt Vương.

673. Cỗi xuân: gốc cây xuân, chỉ người cha.

Tuổi hạc: tuổi con chim hạc, như nói tuổi thọ. Lục Cơ Mao thi sớ: Chim hạc sống lâu một nghìn năm.

675. Lòng tơ: tấm lòng thương con vương vấn không dứt.

676. Nước non: chỉ cơ nghiệp nhà [nước non cũng như nói giang sơn].

678. Hoa dù rã cánh: nói Kiều bán mình, cuộc đời phải tan tác.

Lá còn xanh cây: tức cây còn xanh lá, nói Vương Ông được tha.

679. Cũng vầy: cũng vậy, cũng thế thôi.

680. Đậu: một cái hoa kết được thành quả, hay một cái quả giữ được đến lúc chín, không bị nửa chừng rụng đi, thì người ta gọi là cái hoa đậu, cái quả đậu. Cả câu: Ý nói cũng xem như là đã chết ngay từ lúc còn nhỏ tuổi.

687. Trăng già: chỉ “ông Tơ” xe duyên.

691. Giúp vì: giúp đỡ.

692. Lễ tâm: lễ vật của dân sự "thành tâm" đem đút lót cho bọn quan lại.

Tụng kỳ: kỳ xử kiện, tức phiên xử án.

694. Tinh kì: người ta thường dùng chữ tinh kì để chỉ cái ngày thành hôn, vì theo hôn lễ xưa, người ta đón dâu vào buổi tối.

697. Dầu: cũng như nghĩa đành [dầu lòng, đành lòng].

698. Một lời: một lời thề nguyền. Ý Kiều nói: Số phận ra sao cũng đành, nhưng chỉ đau lòng là trót đeo đẳng lời thề với Kim Trọng.

703. Trời liêu: Liêu Dương.

707. Tái sinh: một kiếp sống nữa, kiếp sau cũng như nói lai sinh

Hương thề: mảnh hương thề nguyền.

708. Trâu ngựa: Theo thuyết luân hồi nhà Phật: Người nào kiếp này mắc nợ ai mà chưa trả được, thì kiếp sau phải hoá làm thân trâu ngựa nhà người ta để đền trả cho xong.

Nghì: tức là chữ "nghĩa" được đọc chệch ra.

Trúc mai: tình nghĩa bền chặt thân thiết như cây trúc, cây mai thường được trồng gần nhau.

710. Khối tình: Tình sử: Xưa có một cô gái yêu một người lái buôn. Người lái buôn đi mãi chưa về, cô ta ốm tương tư mà chết. Khi hoả táng, quả tim kết thành một khối rắn, đốt không cháy, đập không vỡ. Sau người lái buôn trở về, thương khóc, nước mắt nhỏ vào khối ấy liền tan ra thành huyết.

Tuyền đài: nơi ở dưới suối vàng, tức nơi ở của người chết.

711. Bàn hoàn: ở đây có nghĩa là nghĩ quanh, nghĩ quẩn mãi không dứt.

713. Giấc xuân: giấc ngủ ngon lành.

715. Cơ trời: tức thiên cơ, máy trời, máy tạo hóa.

Dâu bể: cũng như "bể dâu".

Đa đoan: nhiều mối, nhiều việc [hàm ý rắc rối lôi thôi].

717. Nhẫn: tiếng cổ. Ở đây có hai nghĩa là suốt đến, suốt tới.

726. Keo loan: do chữ loan giao, tức thứ keo chế bằng máu chim loan. Tương truyền người xưa thường dùng để nối dây đàn và dây cung. Sách Hàn Vũ ngoại truyện chép: Đời Hán miền Tây Hải tiến thứ “loan giao”, Vũ Đế đứt dây cung, lấy loan giao nối lại, dây liền hẳn, rồi bắn suốt ngày mà không đứt.

Mối tơ thừa: ví dây tơ tình với dây đàn, dây tơ tình bị đứt.

723. Lời non nước: Lời thề nguyền chỉ non thề bể.

734. Chín suối: do chữ cửu tuyền, chỉ nơi suối vàng.

735. Tờ mây: tờ giấy vẽ mây, tức tờ giấy ghi lời thề nguyền của Kim, Kiều.

740. Mảnh hương nguyền: những mảnh gỗ thơm đã đốt dở trong cuộc thề nguyền của Kim, Kiều. Thời xưa, khi thề nguyền với nhau, người ta thường đốt hương.

746. Bồ liễu: một loài dương ưa mọc gần nước [dương cũng giống như liễu, chỉ khác dương thì cành cứng mà mọc đâm lên, còn liễu thì cành mềm mọc rủ xuống], cây bồ liễu rụng lá sớm hơn hết các loài cây, vì cái thể chất yếu đuối đó nên trong văn cổ thường dùng để ví với người phụ nữ.

747. Dạ dài: đài đêm tối, nghĩa bóng là cõi chết.

749. Trâm gẫy bình tan: thơ Bạch Cư Dị, đời Đường: Bình truỵ trâm chiết thị hà như, tự thiếp kim triêu dữ quân biệt. [Cái cảnh bình rơi trâm gãy là thế nào? nó giống như cảnh biệt li của thiếp với chàng buổi sáng nay]. Đây dùng chỉ cuộc tình duyên tan vỡ.

751. Tình quân: người tình, cũng như tình lang.

753. Phận bạc: chính nghĩa là phận mỏng, tức bạc mệnh.

759. Xuân huyên: xuân đường, huyên đường, tức cha mẹ.

762. Dầu: nguôi, dịu. Vựng: cơn ngất, bất tỉnh nhân sự.

Giọt hồng: giọt nước mắt có máu, giọt lệ thảm.

769. Nói tình duyên nửa chừng bị chia lìa, tan vỡ.

772. Mòn bia đá: chỉ một khoảng thời gian rất lâu.

Tấc vàng: tấc lòng bền vững như vàng.

773. Chiềng: trình, tiếng cổ.

775. Tôi đòi: ở đây chỉ sự làm lẽ mọn người ta.

778. Nam lâu: lầu phía nam, chỉ cái gác canh gần nơi Kiều ở.

Mấy hồi: mấy hồi trống canh, ý nói trời đã gần sáng.

780. Quản huyền: chính nghĩa là ống trúc và dây đàn, thường dùng chỉ sáo và đàn. Đây nói họ Mã đưa các đồ âm nhạc đến đón dâu [Kiều].

782. Đại ý cả câu: giọt lệ rơi xuống, có thể thấm qua cả đá, mối tình dứt ra, như tơ ruột rút ra, có thể làm chết rũ cả con tằm.

785. Trú phường: chỗ phố trọ, nhà trọ.

787. Lục hồng: màu lá xanh, màu hoa đỏ thường dùng để chỉ sắc đẹp của phụ nữ, đây chỉ Thúy Kiều.

788. Nghĩ lòng: nghĩ riêng trong lòng.

Đòi phen: nhiều phen, nhiều lúc.

789. Phẩm tiên: của trên cõi tiên. Hèn: Hèn hạ, tục tằn.

790. Nắng giữ mưa gìn: ý nói giữ gìn sự trong sạch của thiếu nữ.

795. Trùng phùng: gặp gỡ lại.

799. Yên: cái án, một loại bàn cổ, chân cao.

806. Phong tình: phóng đãng, ăn chơi.

809. Lầu xanh: do chữ thanh lâu: Cái lầu sơn mầu xanh. Chữ thanh lâu nguyên chỉ lầu ở của phái quyền quí hay vua chúa, hoặc chỉ lầu ở của mĩ nhân. Về sau thanh lâu mới có nghĩa là nhà hát, nhà điếm.

810. Làng chơi: thuộc loại gái điếm, gái làng chơi.

812. Mạt cưa mướp đắng: chuyện cổ tích: "Một người lấy mạt cưa làm cám, đợi lúc nhá nhem tối, đem ra chợ bán, lại gặp một người đem mướp đắng giả làm dưa chuột ra bán. Hai người bán lẫn cho nhau, thế là bợm lại mắc bợm". Đây nói Mã Giám sinh và Tú bà cùng là phường bịp bợm, lừa dối.

814. Buôn phấn bán hương: mua những con gái ở các nơi về làm gái điếm. Phấn và hương là hai thứ nữ giới dùng để trang điểm, nên mượn để chỉ chung nữ giới.

Đã lề: ý nói đã thành nề nếp, đã quen nghề.

815. Chợ: Kẻ chợ, tức nơi thành thị, đô hội. Khắp chợ thì quê: Lối nói cổ, có nghĩa là: khắp chợ cùng quê, khắp vùng kẻ chợ đến miền thôn quê.

816. Giả danh hầu hạ: mượn tiếng là tìm nàng hầu, vợ lẽ để về hầu hạ.

Dạy nghề ăn chơi: dạy nghề làm gái điếm kiếm tiền.

819. Thuyền quyên: óng ả, xinh đẹp, dùng để chỉ người phụ nữ xinh đẹp.

822. Nghinh hôn: đón dâu.

823. Cờ đến tay: tục ngữ: “Cờ đến tay ai, người nấy phất” để nói ý nghĩ của Mã: Kiều đã vào tay mình rồi muốn làm gì thì làm.

824. Vẻ ngọc: vẻ mặt đẹp như ngọc.

Khúc vàng: khúc lòng.

826. Câu này do chữ nhất tiểu thiên kim: một nụ cười của người đẹp đáng giá nghìn vàng.

828. Vương tôn: chỉ con cháu các nhà quí tộc.

834. Có lẽ chữ “quýt” cũng như chữ “cam”, chỉ là chỗ chơi chữ cho văn thêm màu sắc. Câu này ý nói: Đào tiên đã tới tay, thì vin cành bẻ phắt đi, cho thoả sự đời.

835. Dưới trần: như nói trong cõi đời, ở đời. Mấy mặt: Mấy người [ý khinh bỉ].

839. Con đen: đen đầu. Con đen: những người còn trẻ tuổi mà khờ dại, đây chỉ những khách chơi không sành sỏi.

845. Trà mi: một thứ hoa nở về mùa xuân đầu hạ, hoa mầu vàng nhạt.

850. Đuốc hoa: đuốc hoa, nến hoa thắp trong đêm tân hôn.

858. Quyên sinh: bỏ đời sống, tự tử.

860. Hai tình: chỉ cha mẹ.

862. Truy nguyên: tìm đến căn nguyên, gốc rễ của sự việc.

864. Một lần: một lần chết. Kiều nghĩ: chóng hay chậm, cũng một lần chết, nếu bây giờ nàng chết đi tất liên luỵ đến cha mẹ.

866. Gáy sôi:: gáy ầm ỹ, dồn dập. Chữ "sôi" có hàm ý giục giã.

867. Lầu mai: chòi canh về sáng.

Còi sương: tiếng tù và thổi lúc sớm tinh sương.

869. Đoạn trường: đứt ruột có nghĩa đau đớn quá [như dứt từng khúc ruột].

Phân kỳ: chia đường, chia lìa mỗi người mỗi ngả như nói "chia tay".

870. Vó câu: Vó ngựa [Câu: ngựa non đang sức lớn].

871. Trường đình: đời Tần, Hán, người ta chia đường ra từng cung, cứ năm dặm là một cung ngắn, có một cái quán, gọi là "đoản đình" [quán ngắn] mười dặm là một cung dài, lại có một cái quán nữa gọi là "trường đình" [quán dài]. Tục cổ, chủ thường tiễn khách ra khỏi mười dặm đường làm tiệc tiến hành ở trường đình rồi mới trở về.

873. Chủ khách: chỉ Vương ông Mã Giám sinh.

877. Thơ đào: đây có nghĩa là con gái ít tuổi, ngây thơ.

886. Thầy tớ: chỉ Mã và bọn tôi tớ Mã.

893. Tuần: tuần rượu, mỗi chén rượu đôi bên cùng uống cạn là một tuần.

Chén khuyên: chén khuyên mời, đây là chén rượu tiễn.

894. Nghỉ: nó, hắn, y, thổ âm Nghệ Tĩnh, đây chỉ Mã.

986.Trước yên: trước yên ngựa của Mã.

897. Yếu liễu thơ đào: Ý nói Kiều còn yếu ớt thơ dại, ví như cây liễu yếu, cây đào non.

899. Góc bể chân trời: Do chữ hải giác thiên nhai: Góc biển cả, chỗ cùng nận bầu trời ý nói xa xôi hết sức.

901. Tầm: một đơn vị đo lường cổ của Trung Quốc, dài tám thước.

Nghìn tầm: 8000 thước, nghĩa bóng: cao lắm!

Tùng quân: Tùng là cây thông, một thứ cây cao lớn, thân thẳng và cứng cáp, mùa đông lá cây vẫn xanh tươi, trong văn cổ, thường dùng để tượng trưng cho người trượng phu. Quân là cây trúc, dóng thẳng đốt ngang, thân rỗng mà không cong queo, thường dùng để tượng trưng cho người quân tử.

902. Tuyết sương che chở: tức che chở cho khỏi tuyết sương.

Cát đằng: dây sắn, một loại dây phải leo bám vào những cây to, người ta thường nói "cát đằng" "cát luỹ" hay "sắn bìm" để chỉ người vợ thiếp.

904. Nhiệm trao: trao cho một cách màu nhiệm thiêng liêng. Đây Mã Giám Sinh lừa phỉnh Vương Ông, giả bộ thề thốt, cho việc “kết tóc xe tơ” với Kiều là một việc thiêng liêng, màu nhiệm trời đất đã trao, chứ không phải việc thường.

906. Câu này là lời thề. Ý câu này với câu trên; Nếu sau này ăn ở không ra làm sao sẽ có mặt trời, mặt trăng soi tỏ tội lỗi, có gươm đao quỷ thần trừng phạt.

Chủ Đề