Bí danh của Nguyễn Ái Quốc khi Đảng hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc là gì

Cuộc đời phần đấu không biết mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, tấm gương hy sinh anh dũng của chị Nguyễn Thị Minh Khai và các chiến sỹ cách mạng luôn sáng ngời để cho phụ nữ ta học tập.

Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ngày 1/11/1910, tại Vinh - Nghệ An. Chị theo học quốc ngữ từ nhỏ. Sau khi học hết lớp nhì chị chuyển sang học lớp nhất trường Cao Xuân Dục. Được học với thầy giáo Trần Phú [người sau nay là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương], chứng kiến cảnh lầm than của quê hương và được chính thầy giáo Phú giác ngộ, năm 16 tuổi Vịnh đã dấn thân vào con đường cách mạng. Năm 1927, chị đã tham gia Đảng Tân Việt, từ đây Vịnh lấy bí danh mới là Minh Khai. Trong thời gian này, chị tích cực tham gia các phong trào đấu tranh tại quê hương, vận động phụ nữ tham gia bãi khóa, biểu tình đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu, truy điệu cụ Phan Chu Trinh.

Đầu năm 1929, được sự đồng ý của tổ chức, chị Minh Khai bí mật thoát ly gia đìnhđi hoạt động cách mạng. Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, chị được kết nạp vào Đảng và được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ, huấn luyện đảng viên ở khu vực Trường Thi, Bến Thủy và tổ chức Hội Phụ nữ Giải phóng. Chị tổ chức được nhiều lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cho Đảng là lực lượng nòng cốt trong cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh. Cuối năm 1930, chị được tổ chức cử sang Hương Cảng [Trung Quốc], công tác ở Văn phòng Đông phuơng Bộ của Quốc tế cộng sản. Được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc [Lý Thuỵ] trực tiếp giáo dục về lý luận chính trị, kinh nghiệm hoạt động cách mạng, nhờ vậy chị tiến bộ rất nhanh. Sau đó, chị được giao nhiệm vụ liên lạc với các tổ chức cách mạng Việt Nam ở trong nước.Vừa công tác, chị vừa tranh thủ học thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc.

Năm 1931-1934, chị bị bọn mật thám Anh ở Hương Cảng bắt giam rồi chuyển giao cho chính quyền Quảng Châu cầm tù. Dù bị tra tấn tàn bạo nhưng chị trước sau vẫn kiên trung với cách mạng. Sau đó, nhờ sự vận động của Quốc tế cộng sản chị được trả tự do.Ra tù, chị được cử đến Thượng Hải, công tác ở Ban lãnh đạo Đảng ở nước ngoài và được đi học tại Đại học Phương Đông. Cuối năm 1934, chị Minh Khai, anh Lê Hồng Phong và Hoàng Văn Non là đại biểu chính thức được cử đi dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7 tại Mát-xcơ-va. Chị lấy bí danh là Phan Lan. Ngày 16/8/1935, lần đầu tiên trên diễn đàn của một đại hội quốc tế, người phụ nữ Việt Nam 24 tuổi dõng dạc đọc bài tham luận về vai trò của phụ nữ Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc và bảo vệ hoà bình. Sau Đại hội, chị tiếp tục học tại Trường Đại học Phương Đông. Những tháng năm này chị đã yêu và kết hôn với anh Lê Hồng Phong - một chiến sỹ cách mạng.

Đầu năm 1936, Lê Hồng Phong được phái về nước hoạt động, còn Minh Khai ở lại học tiếp một năm nữa. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị nhận nhiệm vụ về hoạt động tại Thượng Hải [Trung Quốc] và được tổ chức phân công về công tác tại Sài Gòn [1937]. Về nước, chị được bầu vào Xứ ủy Nam Kỳ, phụ trách Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, lúc đó chị 29 tuổi. Nhận nhiệm vụ mới, hoạt động trong điều kiện bí mật hết sức khó khăn nhưng chị cùng các đồng chí vẫn bám sát cơ sở, lãnh đạo phong trào phát triển mạnh mẽ. Trong khi chị đang hoạt động sôi nổi thì nhận được tin anh Lê Hồng Phong bị bắt. Mặc dù rất thương chồng nhưng để đảm bảo bí mật chị không thể vào thăm anh được mà chỉnhờ người đem quà vào cho anh. Lúc này chị đang mang thai. Mùa xuân 1939, chị sinh cháu gái đầu lòng, đặt tên cháu là Hồng Minh, chỉ kịp ở với con một tháng, chị gửi con lại cho cơ sở cách mạng nuôirồi lại tiếp tục đi hoạt động.

Ngày 1/9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra. Xứ ủy Nam Kỳ nhận định tình hình và chủ trương khởi nghĩa. Bọn mật thám Pháp phát hiện được, ra sức khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng. Hầu hết các cán bộ chủ chốt của Đảng tại Nam Kỳ đều sa vào tay giặc như: Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến

Ngày 30/7/1940, sau khi dự phiên họp Xứ ủy bàn về chủ trương khởi nghĩa, chị Minh Khai bị bọn Pháp bắt.Chúng đưa chị về Khám Lớn Sài Gòn và tra tấn hết sức dã man. Trong tù chị tiếp tục vận động chị em phụ nữ đấu tranh. Sau những trận đòn tra tấn, chị đã dùng máu viết lên tường xà lim nhưng câu thơ nêu cao phẩm chất, khí tiết của người chiến sỹ cộng sản: Dù đánh, dù treo, càng cương quyết; dù kềm, dù kẹp chẳng sai lờ; hy sinh phấn đấu vì nhiệm vụ, triệt để thực hành chết mới thôi

Khi giặc Pháp biết chị là vợ Lê Hồng Phong, chúng đưa anh về giam chung nhưng cả hai chiến sỹ cách mạng mặc dù đã lâu không gặp nhau nhưng vẫn nén tình cảm riêng tư để đối phó với âm mưu thâm độc của kẻ thù. Đã có lần chúng đưa anh vào cho chị nhận mặt nhưng chị đã trả trả lời với chúng: Tôi không biết người này.

Tuy bị giam hãm trong nhà tù nhưng Nguyễn Thị Minh Khai với cương vị là Bí thư Thành uỷ Sài Gòn- Chợ Lớn, là Uỷ viên Xứ uỷ Nam Kỳ nên chị vẫn tìm mọi cách để liên lạc với bên ngoài, tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Ngày 23/11/1940 cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ.

Trước lúc hy sinh chị còn kịp làm ba việc: Một là gửi lời vĩnh biệt tời người chồng thương yêu đang bì đày ngoài Côn Đảo; hai là gửi lời cám ơn đến những người đồng chí đang nuôi nấng Hồng Minh; ba là tước vải quần áo nhà tù, đan một chiếc áo gối gửi về tặng mẹ gọi là một chút lòng hiếu thảo đối với mẹ mà không làm tròn bổn phận chăm sóc mẹ lúc mẹ già yếu.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị khủng bố, toà án thực dân đã kết án tử hình chị. Không khuất phục được người chiến sỹ cộng sản trẻ tuổi, sáng này 28/8/1941, chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng một số đồng chí bị giặc đem xử bắn ở Hóc Môn. Chị ngã xuống khi mới 31 tuổi. Trước khi ra pháp trường chị đã nhắn nhủ cùng đồng bào, đồng chí:

Vững chí bền gan ai hỡi ai

Kiên tâm giữ dạ mới anh tài

Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ

Con đường cách mạng vẫn chông gai.

Cuộc đời phần đấu không biết mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, tấm gương hy sinh anh dũng của chị Minh Khai và các chiến sỹ cách mạng luôn sáng ngời để cho phụ nữ ta học tập. Tên tuổi và sự nghiệp cách mạng cao quý của chị được khắc ghi cho muôn đời con cháu mai sau với những tên đường phố mang chị, trường học mang tên chị và cả những học bổng mang tên chị để giúp đỡ cho những học sinh nghèo, học giỏi vượt khó.Tên tuổi của Nguyễn Thị Minh Khai sẽ sống mãi cùng dân tộc Việt Nam.

Theo//www.hoilhpn.org.vn

Video liên quan

Chủ Đề