Bí mật của naoko review

“Nỗi buồn không phải là những thứ chỉ nhìn thấy bằng mắt”, nhận định ấy có lẽ không thể đúng hơn với trường hợp của Hirasuke trong tác phẩm “Bí mật của Naoko” của nhà văn Nhật Bản Higashino Keigo.

Hirasuke đang tận hưởng cuộc sống bình yên hạnh phúc bên người vợ hiền thảo và cô con gái nhỏ Monami thì bỗng một ngày, thảm kịch ập đến: vợ Hirasuke mất trong một tai nạn, cô con gái may mắn sống sót nhưng phải sống cuộc sống không còn là của mình.

Chừng ấy nỗi đau vẫn là chưa đủ với một người đàn ông vốn chỉ quen với công việc trong nhà máy sản xuất linh kiện xe hơi và những trận bóng, quen với việc được chăm sóc bởi người vợ đảm đang, khéo léo, quen với căn nhà nhỏ ấm cúng với ba thành viên khi gã phát hiện ra trong hình hài của cô con gái đang tồn tại cùng gã là Naoko, người vợ mà cả cuộc đời này gã chưa và sẽ không bao giờ ngừng yêu. Nắm giữ bí mật ấy cho riêng mình, cho Naoko và cho con gái, Hirasuke bắt đầu lại một cuộc sống mới: cuộc sống “gà trống nuôi con” bên cạnh người vợ chỉ hiện hữu qua lời nói, hành động nhưng bằng cả tâm hồn.

Bí mật của naoko review

Không dừng lại ở một cốt truyện giản dị nhưng bi thảm như thế, “Bí mật của Naoko” dẫn dắt người đọc đến với nhiều hơn những mảnh vỡ bi kịch khác, của những gia đình khác, và trong những góc khuất khác trong Hirasuke, Naoko và cả Monami, cô bé chỉ thoáng xuất hiện trong những dòng ký ức ấm áp.

Hirasuke, người đàn ông bình lặng bỗng chốc trở thành nhân vật quan trọng trong những cuộc dấn thân để tìm hiểu và khám phá những điều mà trước đó, gã chẳng mảy may quan tâm. Đó là những uẩn khúc éo le trong gia đình người lái xe gây tai nạn xấu số, là bí mật của những người cùng hội người nhà nạn nhân trong vụ tai nạn; đó còn là những ham muốn bản năng của chính Hirasuke khi trở nên cô độc và khao khát yêu thương hơn bao giờ hết… Sống cùng nỗi đau, Hirasuke dần dần biết cách nhìn nhận và nắm lấy niềm vui, dù vô cùng bé nhỏ; biết cách mở lòng để cảm thông và chia sẻ với nhiều người; biết cách sống nhân hậu và vị tha hơn…

Khai thác triệt để diễn biến tâm lý các nhân vật qua những đoạn độc thoại và hội thoại gần gũi đời thường, khắc họa tính cách và phong cách Nhật Bản qua từng chi tiết nhỏ nhất với một nhịp điệu chậm buồn, “Bí mật của Naoko” dường như dành không gian để độc giả cảm và ngẫm nhiều hơn.

Rốt cuộc, “Bí mật của Naoko” hay bí mật về Naoko là hiện tượng nhập hồn huyền bí người ta vẫn nói đến mà không thể lý giải, là sự tưởng tượng, ngộ nhận của những người còn sống khi người thân mất đi, hay đó là một dàn xếp có chủ đích của Monami, cô bé con chỉ sắp sửa lên lớp Sáu nhưng đã có suy nghĩ của một người trưởng thành, thì đó cũng không phải điều duy nhất độc giả quan tâm dọc suốt câu chuyện.

Lớn lao hơn, có sức lay động mạnh mẽ hơn, đó có lẽ là cách người ta chấp nhận nỗi đau, đối mặt với nó và tiếp tục sống như thể chưa bao giờ trải qua đau đớn.

Theo Bookaholic.vn

Sẽ thế nào nếu một ngày bạn thức dậy và biết linh hồn của mình đang bị kẹt trong cơ thể của đứa con gái 11 tuổi? Đó chính là trải nghiệm của Naoko – Nhân vật chính trong tác phẩm Bí mật của Naoko được chắp bút bởi nhà văn trinh thám, xã hội đại tài Higashino Keigo.

Có thể nói, Bí mật của Naoko là một trong số những tác phẩm đã đưa tên tuổi của Higashino Keigo đến với độc giả trên toàn thế giới. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1998 và dành được giải thưởng danh giá Mystery Writers of Japan vào năm 1999.

Bí mật của Naoko – Sự sắp đặt vấn đề tài tình trong 4 chương đầu

Điểm sáng trong Bí Mật của Naoko chính là cái cách mà Higashino Keigo lựa chọn và sắp đặt vấn đề đầy sáng tạo, có tính gợi mở rất cao. Hai yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công cho một cuốn tiểu thuyết, đó là: Giới thiệu nhân vật chính + biến cố mà họ phải trải qua – Chính 2 yếu tố này là động cơ và là sự lý giải phù hợp cho sự phát triển hành động, suy nghĩ của nhân vật xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tất cả đều được Higashino sắp xếp tài tình, tròn trịa chỉ với 40 trang sách và chắc chắn ông đã giữ chân được độc giả của mình ở lại để đồng hành cùng Bí mật của Naoko cho đến trang cuối cùng của tác phẩm.

Bí mật của naoko review
 

Giới thiệu nhân vật chính: Heisuke – anh được miêu tả là một gã trung niên 40 tuổi, có cuộc sống bình thường, ngày làm 8 tiếng, tối lại về nhà, xem tivi, ăn cơm vợ nấu và đi ngủ. Đối với gã, suốt 40 năm qua những điều đó đã trở thành thói quen thường lệ và chưa từng có một biến cố nào xảy ra với gã. 

Biến cố xảy ra: Đó là khi Heisuke biết tin vợ và con mình đã gặp tai nạn xe trong một vụ lở tuyết. Vụ tại nạn đã cướp đi người vợ của anh – Naoko và khiến đứa con gái 11 tuổi – Monami phải hôn mê trong bệnh viện. Nỗi đau đớn chưa dứt thì anh lại phải tiếp nhận thêm một cú sốc khó tin: Linh hồn của Naoko đã kẹt lại trong thể xác của Monami. Chính cái biến cố được xây dựng hoàn hảo đó là cái nền móng vững chắc để Keigo Sensei có thể khai thác cuộc sống, hành động và tâm lý nhân vật một cách triệt để. Đưa Bí mật của Naoko trở thành một trong những cuốn sách tâm lý, xã hội có chiều sâu cùng tình huống truyện chặt chẽ nhất trong sự nghiệp văn chương của ông.

“…Heisuke nhìn vào bóng tối, thầm nghĩ không biết gã vừa mất vợ hay mất con gái”. Đó là câu nói mở đầu cho một cuộc sống gia đình kỳ lạ, dày xé, ích kỷ và đau khổ của Heisuke và cô vợ Naoko đang nấp dưới vỏ bọc đứa con gái 11 tuổi.

Sống thật với linh hồn hay sống đúng với thân phận? Đó là một câu hỏi lớn mà Higashino Keigo đã đặt ra không chỉ cho nhân vật Naoko mà còn cho hàng triệu độc giả của mình. Một tình huống thật oái oăm, khó xử đến tàn nhẫn. Về mặt linh hồn, Naoko vẫn là người vợ dịu dàng, đảm đang của Heisuke. Về mặt thân phận, cô là cô bé Monami 11 tuổi đang dần trưởng thành. Keigo lại càng khiến người đọc phải dày xé tâm can hơn khi Naoko một mặt biết trách nhiệm của mình là phải làm vợ, mặt khác cô lại nỗ lực để được sống một lần nữa, để xây dựng một cuộc đời mới tươi đẹp cho cả mình và con gái.

Thế nhưng, không chỉ có Naoko là người phải chịu sự dày xé và khắc khoải trong nội tâm của mình. Heisuke cũng lại là một kẻ đáng thương. Đáng thương ở chỗ, anh vừa làm chồng, làm cha, nhưng thực tế lại chẳng thể thực hiện một nghĩa vụ nào trọn vẹn cả. Làm chồng nhưng lại không thể sinh hoạt với vợ,  bởi vì thể xác đó là của Monami, con gái anh. Làm cha nhưng lại chẳng dám đi thêm bước nữa vì anh sợ ánh mắt của Naoko khi trông thấy anh ôm ấp người phụ nữ khác trong ngôi nhà của hai vợ chồng.

Bí mật của naoko review

Dù là lựa chọn con đường nào, 2 người vẫn sẽ chịu tổn thương và mặc cảm sai trái. Chính vì lẽ đó, Heisuke và Naoko cứ lặng lẽ sống những chuỗi ngày bình yên và lảng tránh sự hỗn độn trong trong nội tâm của mỗi người. Thế nhưng, thời gian đâu có để họ được sống yên bình như vậy, chính thời gian là thứ khiến thân phận của Monami in đậm hơn trong cái xã hội này. Những tình huống càng được Higashino Keigo đẩy lên cao trào hơn, để đến cuối cùng nút thắt cũng được gợi mở, quyết định cũng được đưa ra, nhưng sự bi thương, đau khổ vẫn là điều không thể tránh khỏi.

  • Xem thêm sách của Higashino Keigo:

    •  Bí mật của Naoko – Sống thật với linh hồn hay sống đúng với thân phận.
    • Bạch dạ hành – Số phận bi kịch của những con người vùng vẫy trong đêm trắng.
    • Phía sau nghi can X – Bất hạnh của một tình yêu song hành cùng tội ác.
    • Điều kỳ diệu của tiêm tạp hóa Namiya – Khi lời khuyên là ngọn đèn thắp sáng những ước mơ.
    • Thư – Song sắt vô hình mang tên “Định kiến xã hội”

Bí mật của Naoko – Cuốn sách đậm tính thời sự

Tính thời sự trong tác phẩm đáng bàn nhất có lẽ là vụ tại nạn ô tô ở đầu truyện. Khi tác giả lựa chọn một vấn đề tưởng chừng như quá thân thuộc với độc giả và khó để có thể khai thác thêm nữa. Nhưng độc giả đã quên mất rằng, cuốn sách này được viết bởi Keigo – Nhà văn trinh thám, xã hội đại tài. Bởi lẽ, cuộc sống đầy đau khổ của người thân ở lại mới chính là vấn đề được ông khai thác triệt để. Những người ở lại không chỉ chịu đau khổ, mà cả cuộc sống của họ cũng bị xáo trộn, thậm chí là bị hủy hoại chỉ vì những mất mát mãi mãi không thể bù đắp được. Qua đó, tác phẩm còn thể hiện một góc nhìn về sự mưu sinh và những gánh nặng đặt lên vai của những người đàn ông, trụ cột của gia đình (tài xế của vụ tai nạn).

Mặt khác, những con người đậm chất Nhật cũng được Keigo miêu tả rõ nét trong Bí mật của Naoko. Đó là Heisuke – người đàn ông chăm chỉ, yêu gia đình và chung thủy hết mực. Đó là Naoko, người vợ nội trợ điển hình tại Nhật Bản. Keigo cũng chỉ ra những áp lực của xã hội lúc bấy giờ lên những người phụ nữ, khi họ buộc làm tròn bộn phẩn với gia đình mà phải gạt sang một bên những hoài bão và mơ mộng của riêng mình.

So với những tác phẩm khác của Higashino Keigo, Bí mật của Naoko đã rất thành không khi lựa chọn cách đặt vấn đề sáng tạo và miêu tả tâm lý nhân vật theo trục của thời gian. Cùng với đó là bí mật thực sự của Naoko lại chính là một cú twist nhẹ vào cuối tác phẩm. Xuyên suốt tác phẩm là những lời văn chậm rãi, nhẹ nhàng, bình thản nhưng lại lột tả được tất cả sự chua xót, bi thương trong từng nhân vật mà ông Higashino xây dựng.

Bí mật của Naoko là một câu truyện tàn nhẫn đến đau lòng. Một đề tài mới lạ nhưng rất thực tế được Higashino truyền đạt tỷ mỉ và trọn trịa. Bởi vì, không chỉ có Naoko mới phải lựa chọn giữa linh hồn và thân phận, mà mỗi chúng ta đều rồi sẽ có lúc phải lựa chọn những điều này trong chính cuộc sống mỗi ngày của mình.

Review sách Bí mật của Naoko

Tapchireview’s rating: 4.0/5