Bị nợ xấu ngân hàng và cách xử lý

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn [24/7]: 1900 6198

Nợ xấu ngân hàng là khoản vay quá thời hạn thanh toán. Phụ thuộc vào thời gian quá hạn mà bị CIC xếp vào từng nhóm vay khác nhau, thể hiện mức độ nợ xấu của khách hàng. 

Bài tư vấn pháp luật dân sự được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn [24/7]: 1900 6198

– Nợ xấu ngân hàng là gì?

Nợ xấu ngân hàng hay còn được hiểu là khoản vay quá thời hạn khi chúng ta vay tín chấp hoặc mở thẻ tín dụng. Nợ xấu bao gồm 5 nhóm khác nhau, tùy thời gian mà phân mức nặng nhẹ. Nhưng từ nhóm nợ xấu 3 đến 5 được coi là nhóm nợ nặng và gặp rất nhiều khó khăn.

Khi chúng ta dính vào nợ xấu việc vay tiền tại ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc mua trả góp trở nên rất khó khăn, có nguy cơ bị từ chối rất cao. Bởi lịch sử tín dụng của bạn đã không còn uy tín nữa. Nếu muốn tiếp tục tham gia vay thì phải thanh toán hết cả số nợ gốc, lãi và chờ đợi thời gian thử thách.

Nhìn chung việc nợ xấu rất khó khăn và không ai muốn dính đến. Nhưng khi bạn đã được thông báo là đang nợ xấu. Chúng ta cũng không cần phải quá hoảng loạn. Thay vào đó hãy từng bước làm theo hướng dẫn xử lý nợ xấu ngân hàng.

– Nợ xấu ngân hàng sẽ mang lại hậu quả như thế nào

Khi khách hàng dính phải nợ xấu khả năng đăng ký vay tiền ở ngân hàng và các tổ chức tài chính giảm hoặc tình huống xấu là bằng không. Thậm trí còn không thể mua được hàng trả góp. Và việc đó sẽ kéo dài cho tới khi bạn thanh toán hết khoản vay và hết thời gian thử thách theo quy định của luật tín dụng.

– Cách xử lý nợ xấu ngân hàng hiệu quả nhất

Nếu như bạn đang nợ xấu ngân hàng và chưa biết cách xử lý như thế nào để tự giúp bản thân nhanh chóng vượt qua nợ xấu. Hãy tham khảo cách thức dưới đây:

Liên hệ và thương lượng với ngân hàng

Khi đã có thông báo nợ xấu từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Bạn không nên chần chừ việc thanh toán khoản vay của mình. Hãy liên hệ với ngân hàng để thông báo về tình hình tài chính của bạn. Sau đó hai bên sẽ có phương án giải quyết hợp lý.

Nếu như khách hàng bị nợ xấu có tài khoản thế chấp có khoản vay. Chúng ta càng phải nhanh chóng liên hệ với ngân hàng. Tránh trường hợp ngân hàng ra quyết định sử lý tài sản bảo đảm.

Khi đã dính tới pháp luật tài sản thế chấp sẽ bị đấu giá với giá thấp. Và khoản tiền đó sẽ được dùng vào việc thanh toán nợ gốc, lãi cùng với phí phạt của khoản vay. Nhìn chung chỉ thấy hại nhiều hơn lợi. Chính vì lý do đó, chúng ta hãy liên hệ với ngân hàng để báo cáo tình hình tài chính. Đồng thời cũng xin cơ cấu lại khoản vay một cách hợp lý nhất.

Thanh toán khoản vay quá hạn

Nguyên nhân chính dẫn đến việc bị nợ xấu là khoản vay của bạn đã quá hạn. Nếu như đang ở nợ nhóm 1 thì chỉ bị chịu phí phạt sau đó nợ xấu sẽ được xóa ngay lập tức.

Nhưng nếu như bạn đang ở nợ nhóm 2 trở đi. Lúc này chúng ta vừa bị phạt và cũng vừa dính nợ xấu. Mức phí phạt phát sinh sẽ được tính theo 150% lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Và cách duy nhất để các bạn có thể xóa nợ xấu rút ngắn thời gian nợ xấu trên CIC, đồng thời giảm thiểu tối đa số tiền phạt phải chịu. Hãy thanh toán số tiền quá hạn trong quý đó ngay lập tức. Thời gian xóa nợ xấu sẽ được tính từ khi bạn thanh toán tiền cho ngân hàng.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

[HNMO] – Để xử lý hiệu quả nợ xấu, khung pháp lý cần thay đổi để trao quyền cho chủ nợ một cách tuyệt đối; có thị trường mua bán nợ thực sự…
Nợ xấu ngân hàng được ví như “cục máu đông” làm tắc nghẽn mạch máu lưu thông dòng tiền trong “cơ thể” nền kinh tế. Chính vì vậy, việc xử lý nợ xấu đã được thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, khối lượng nợ xấu vẫn còn tồn đọng lớn. Vậy, làm thế nào để xử lý hiệu quả nợ xấu? PV HNMO đã có cuộc trao đổi chuyên gia tài chính-ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu về vấn đề này.

-Thưa ông, vì sao hiện khối lượng nợ xấu vẫn còn tồn đọng lớn?

Chuyên gia tài chính-ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu

-Trước hết, có lẽ do khung pháp lý không hoàn chỉnh. Xử lý nợ tùy thuộc rất nhiều vào quy định của pháp luật mà quy định đó tạo ra môi trường không đủ thông thoáng thì xử lý nợ bị ảnh hưởng. Điển hình như một ngân hàng cho vay, nhận được tài sản thế chấp thì ngân hàng ở các nước tiên tiến trên thế giới pháp luật trao cho họ quyền có thể thanh lý tài sản bảo đảm rất nhanh chóng. Ở Mỹ chẳng hạn, không cần phải ra tòa án để bán đấu giá tài sản nếu tài sản bất động sản mà ngân hàng cho vay có quyền ưu tiên trên tài sản bảo đảm đó, nếu người đi vay không trả được nợ, ngân hàng có quyền đem ra đấu giá mà không phải qua tòa án. Trong khi ở Việt Nam, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận thanh lý tài sản bảo đảm, còn lại cứ phải kéo nhau ra tòa, vừa mất thời gian, vừa tốn tiền và rồi lại phải thi hành án nên tài sản bảo đảm khó thanh lý một cách thông thoáng được. Thứ hai là nước ta còn thiếu luật mà trên thông lệ quốc tế có, như luật phá sản cá nhân. Một cá nhân vay ngân hàng hàng, nếu không có khả năng trả nợ nữa thì họ có thể ra tòa xin phá sản tình nguyện hoặc ngân hàng đưa họ ra tòa và xin tòa ra phán quyết cá nhân đó phá sản. Khi cá nhân phá sản sẽ phải kê khai tất cả tài sản của họ và tòa sẽ ghi nhận tất cả tài sản đó rồi để lại cho họ một số tài sản để họ duy trì được cuộc sống tối thiểu, các tài sản khác ngân hàng được phép tịch thu và thanh lý tài sản thu hồi nợ. Nếu ngân hàng không thu hồi đủ nợ thì ngân hàng phải xóa nợ cho cá nhân đó. Còn ở Việt Nam không có luật phá sản cá nhân nên nhiều cá nhân mất khả năng trả nợ, bỏ trốn hoặc chết mà nợ vẫn còn nằm trên sổ sách của ngân hàng. Thứ ba, xử lý nợ xấu thời gian qua chỉ xử lý mang tính tình huống, tức lập ra Công Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam [VAMC], công ty này mua nợ xấu các ngân hàng nhưng nợ hầu như được khoanh lại. Đến thời điểm này VAMC mới xử lý được khoảng 15%. Ngay từ đầu thiết lập VAMC chỉ là giải pháp mang tính tình huống chứ không phải cách giải quyết triệt để được nợ xấu.

-Như vậy là phải xử lý nợ xấu bằng “tiền tươi thóc thật”, thưa ông?

-Đúng vậy. Gần đây có đề xuất đưa VAMC thành công cụ xử lý nợ hiệu quả hơn bằng cách là Chính phủ rót vốn vào công ty này, công ty mua nợ xấu theo giá thị trường, trả tiền cho các ngân hàng với “tiền tươi thóc thật” và là mua đứt bán đoạn. Có đề xuất như vậy nhưng đến giờ vẫn chưa thấy thực hiện.

- Để xử lý nợ xấu bằng “tiền tươi thóc thật”, vừa rồi có đề xuất sử dụng một phần của Quỹ Dự trữ ngoại hối quốc gia để xử lý nợ xấu. Ý kiến ông về vấn đề này?

-Theo tôi đây là đề xuất không khả thi.


-Vì sao, thưa ông?

-Dự trữ ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước thiết lập ra để cân đối cung cầu trên thị trường ngoại hối. Hiện chúng ta có hơn 40 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Nếu đem ra một phần ra để xử lý nợ xấu thì nguồn dự trữ này sẽ bị hao hụt đi. Dự trữ ngoại hối trên nguyên tắc phải đủ để phủ ít nhất 3 tháng nhập khẩu. Nếu quốc gia nào dự trữ ngoại hối thấp hơn 3 tháng nhập khẩu có nghĩa là họ có thể gặp rủi ro thanh khoản. Chúng ta có hơn 40 tỷ USD dự trữ ngoại hối, lấy ra một phần để xử lý nợ xấu sẽ bị hao hụt, tạo ra rủi ro lớn về thanh khoản cho quốc gia. Vì thế giải pháp dùng dự trữ quốc gia xử lý nợ xấu sẽ không hợp lý.


-Vậy, có thể lấy từ nguồn nào thưa ông?

-Dĩ nhiên Chính phủ có dòng tiền khác, từ ngân sách quốc gia chẳng hạn. Cũng cần nói thêm, khi có thị trường mua bán nợ, nợ xấu được mua đi bán lại, giá trị thị trường của nợ xấu thường còn khoảng 50% giá trị sổ sách. Xử lý nợ xấu bằng tiền ngân sách không phải là một lúc mua hết tất cả nợ xấu của ngân hàng thương mại mà có thể chia từng giai đoạn.

-Nhiều người hiểu xử lý nợ xấu từ ngân sách là Chính phủ bỏ tiền để trả nợ thay doanh nghiệp có nợ xấu, đúng không, thưa ông?

- Không phải như vậy. Chính phủ không làm chuyện đó. Những người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng, mắc nợ xấu thì dù ai mua thì mua, ai bán nợ xấu đó, nghĩa vụ trả nợ của họ vẫn được duy trì. Xử lý nợ xấu bằng ngân sách nghĩa là Chính phủ có thể dùng tiền ngân sách ứng trước cho VAMC, VAMC đàm phán với ngân hàng thương mại mua 1 món nợ xấu, nếu món nợ xấu đó rất tệ có thể chiết khấu đến 50% thì giá trị thực của món nợ đó chỉ còn 50%, VAMC sẽ dùng tiền của Chính phủ để mua nợ đó khỏi sổ sách ngân hàng, 50% giá trị nợ xấu còn lại trên sổ sách thì ngân hàng đó phải xóa nợ đi, tức ngân hàng bán nợ không còn quyền lợi gì trên món nợ đó nữa. Sau khi VAMC mua nợ đó, nếu con nợ [doanh nghiệp] có khả năng phục hồi thì VAMC có thể tiếp tục hỗ trợ bằng cách bơm tiền vào hoặc cho vay hoặc góp vốn để doanh nghiệp hồi phục và doanh nghiệp trả lại 100% món nợ của họ cho VAMC. Hoặc VAMC thấy doanh nghiệp đó có khả năng phục hồi thì có thể bán nợ mà VAMC mua từ ngân hàng trên thị trường. Nếu trước đây VAMC mua chỉ với 50% giá trị món nợ thì có thể bán giá cao hơn ở mức 60%. VAMC dùng tiền đó trả lại cho Chính phủ. Như vậy, Chính phủ không dùng tiền ngân sách để xóa nợ cho ai cả mà chỉ là tạm ứng cho VAMC để VAMC xử lý nợ xấu. Có lẽ chỉ có cách đó thôi, còn dùng dự trữ ngoại hối xử lý nợ là rủi ro.

Để xử lý nợ xấu, cần có thị trường mua bán nợ thực sự [ảnh minh họa, nguồn: Internet]


-Câu hỏi cuối cùng, trong bối cảnh hiện nay, biện pháp để xử lý hiệu quả nợ xấu là gì, thưa ông?
-Biện pháp đầu tiên là khung pháp lý thay đổi để trao quyền cho chủ nợ một cách tuyệt đối, chủ nợ có tài sản bảo đảm thì họ có quyền thanh lý tài sản bảo đảm đó mà không bắt buộc phải ra tòa nếu họ có thực quyền dựa trên hợp đồng thế chấp. Nếu nợ nào cũng phải đưa ra tòa như hiện nay thì tòa sẽ bị quá tải, mất thời gian giải quyết. Cùng với đó là cần có luật phá sản cá nhân. Có thể nói, cốt lõi là pháp luật phải trao cho chủ nợ quyền xử lý tài sản bảo đảm một cách mạnh mẽ, lớn lao hơn. Tiếp đến là thành lập thị trường mua bán nợ thực sự, trong đó có việc Chính phủ sẽ có ngân sách để giải quyết vấn đề nợ xấu như tôi đã đề cập ở trên. Khi Chính phủ có tiền giải quyết, có thị trường mua bán nợ thì bấy giờ vấn đề nợ xấu sẽ được giải quyết hiệu quả. Với tình trạng pháp lý hiện tại, công năng hiện tại của VAMC, thị trường mua bán nợ thu hẹp như hiện nay thì không đủ để xử lý nợ. Thiếu những biện pháp, trên xử lý nợ xấu sẽ khó hiệu quả.

-Xin cảm ơn ông!

Video liên quan

Chủ Đề