Biến chủng Delta là gì

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, biến thể Delta Plus  được xem là hậu duệ của biến thể Delta, với khả năng lây nhanh hơn, kháng các phương pháp điều trị Covid-19 và thách thức thành quả chống dịch ở các nước, thậm chí báo động kịch bản về làn sóng lây nhiễm thứ 3 trên thế giới đang cận kề. Vậy biến chủng Delta Plus là gì? Vì sao lại lây lan nguy hiểm hơn Delta? (1)

Biến chủng Delta là gì

Mục lục

  1. Biến thể Delta Plus là gì?
  2. Triệu chứng của biến chủng Delta Plus
  3. Delta Plus phát hiện lần đầu tiên ở đâu?
  4. Biến thể Delta Plus liệu có gây ra làn sóng đại dịch tiếp theo?
  5. Delta Plus có khả năng lây nhiễm cao hơn, gây chết người hay kháng thuốc?
  6. Delta Plus khác với biến thể Delta ra sao?
  7. Biến thể Delta Plus nguy hiểm tới mức nào?
  8. Biến chủng Delta Plus lây lan như thế nào?
  9. Các loại biến thể Covid hiện nay trên toàn thế giới?
  10. 1. Biến thể Alpha
  11. 2. Biến thể Beta
  12. 3. Biến thể Gamma
  13. 4. Biến thể Delta
  14. Các loại vaccine Covid-19 có chống được Delta không?

Biến thể Delta Plus là gì?

Biến thể Delta Plus (còn được gọi tên khác là B.1.617.2.1 hoặc AY.1) là một biến thể mới của virus SARS-CoV-2, và là phiên bản đột biến mới của Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 12/2020.

Phân tích trình tự gen ở các phòng thí nghiệm ở Ấn Độ, Hiệp hội Coronavirus Genomics Ấn Độ (INSACOG) báo cáo rằng chủng Delta Plus là biến thể gây quan ngại với 3 đặc điểm đáng quan tâm sau: tăng khả năng lây truyền, liên kết mạnh hơn với các thụ thể của tế bào phổi và giảm khả năng đáp ứng kháng thể đơn dòng trong liệu pháp điều trị COVID-19.
Delta Plus được phát hiện ở một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha, Nga, Trung Quốc. Hàn Quốc là quốc gia mới nhất cảnh báo phát hiện ca mắc biến thể Delta Plus ở bệnh nhân nam mà gần đây không hề đi du lịch.

Theo các chuyên gia, dấu cộng (Plus) trong Delta Plus đề cập đến đột biến K417N có trong protein gai của biến thể Delta. Các protein gai là bộ phận cho phép virus SARS-CoV-2 và các loại virus khác xâm nhập vào tế bào của con người. Đột biến này cũng được tìm thấy trong biến thể Beta ở Nam Phi, có khả năng làm giảm hiệu quả của một số phương pháp điều trị COVID-19 nhất định.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, virus SARS-CoV-2 đã liên tục biến đổi so với chủng gốc ban đầu, hiện đã có một danh sách dài về các biến thể mới với sức công phá mạnh hơn. Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới từng có thành quả chống dịch COVID-19 một cách hiệu quả, nhưng với sự bùng phát của biến thể Delta và Delta Plus bức tranh tổng thể đã trở nên phức tạp hơn, gây ra mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn hơn vì khả năng lây nhiễm và động lực nguy hiểm lớn.

Triệu chứng của biến chủng Delta Plus

Các nhà khoa học cho biết, hiện còn quá sớm để khẳng định các triệu chứng khác biệt của biến chủng Delta Plus vì dữ liệu còn tương đối ít. Theo các nghiên cứu ban đầu, các triệu chứng của Delta Plus cũng tương tự như những dấu hiệu phổ biến ở bệnh nhân mắc virus SARS-CoV-2 chủng gốc và các biến thể khác, gồm: (2)

  • Ho khan,
  • Sốt,
  • Mệt mỏi,
  • Đau mỏi cơ,
  • Đau họng,
  • Viêm kết mạc,
  • Mất vị giác hoặc khứu giác,
  • Tiêu chảy,
  • Đau đầu,
  • Tức ngực khó thở,
  • Mất tiếng,
  • Suy giảm thính lực.

Đáng chú ý, những dấu hiệu nhận biết lâm sàng do biến chủng virus Corona Delta Plus gây ra rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường, khiến nhiều người chủ quan bỏ qua, làm tăng nguy cơ biến chứng hoặc tử vong ở người bệnh.

Delta Plus phát hiện lần đầu tiên ở đâu?

Biến thể Delta Plus được ghi nhận lần đầu tiên ở Ấn Độ tại 3 bang: Maharashtra, Kerala và Madhya Pradesh vào tháng 26/4/2021 đã nhen nhóm lên mối lo ngại về làn sóng dịch thứ 3 ở quốc gia Nam Á này. Bộ Y tế Ấn Độ lập tức khuyến cáo thực hiện biện pháp kiểm soát ngay lập tức tại những nơi xuất hiện biến thể mới. Các biện pháp được đề xuất gồm tránh tụ tập đông người, xét nghiệm quy mô lớn, truy vết tiếp xúc và tăng tốc tiêm chủng.

Tới nay, số người mắc biến chủng Delta Plus được ghi nhận vẫn thấp hơn nhiều so với biến thể Delta. Các nhà khoa học cho biết, để gây ảnh hưởng, một biến thể cần phải lây nhiễm cho rất nhiều người và chứng tỏ khả năng lây nhiễm, cho đến nay, Delta Plus vẫn chưa làm được điều đó, tuy nhiên vẫn cần phải nghiên cứu và theo dõi thêm.

Biến thể Delta Plus liệu có gây ra làn sóng đại dịch tiếp theo?

Tiến sĩ Chandrakant Lahariya  bác sĩ, nhà dịch tễ học, chuyên gia về vắc xin và hệ thống y tế tại New Delhi cho biết: Nếu dựa trên các bằng chứng hiện có, Delta Plus không khác lắm so với biến chủng Delta. Nó là dòng phụ của biến chủng Delta với một đột biến bổ sung. Sự khác biệt lâm sàng duy nhất mà chúng tôi biết cho đến nay, là Delta Plus có khả năng chống lại liệu pháp kháng thể đơn dòng, đó không phải là sự khác biệt lớn vì bản thân liệu pháp này chỉ mang tính chất nghiên cứu và rất ít người đủ điều kiện để thực hiện phương pháp điều trị này.

Hiện vẫn chưa thể dự đoán được liệu biến thể Delta Plus có gây ra làn sóng đại dịch tiếp theo không, nhưng theo Tiến sĩ Anurag Agarwal, giám đốc Viện Gene và Sinh học Tích hợp (IGIB) có trụ sở tại New Delhi cho biết: Không có bất cứ dữ liệu nào đến thời điểm hiện tại cho thấy Delta Plus sẽ gây ra nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi đang theo dõi kỹ lưỡng và tăng cường tất cả các biện pháp bảo vệ nhằm kìm hãm nguy cơ bùng phát của các biến thể.

Delta Plus có khả năng lây nhiễm cao hơn, gây chết người hay kháng thuốc?

Theo Cơ quan giải trình tự bộ gen COVID-19 của Chính phủ Ấn Độ, biến thể Delta Plus mang 3 đặc điểm đáng lo ngại gồm: tăng khả năng lây nhiễm, liên kết mạnh hơn với các thụ thể của tế bào phổi và làm giảm phản ứng kháng thể.
Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ phiên bản mới của Delta có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin Covid-19  nhưng theo ông Julian Tang, Giáo sư khoa học hô hấp tại Đại học Leicester (vương quốc Anh) cảnh báo Delta Plus có thể gây ra những đặc tính kháng vắc xin đáng kể.

Bản chất của các loại vắc xin COVID-19 khi đưa vào cơ thể để huấn luyện hệ miễn dịch nhận ra protein gai hoặc các bộ phận của nó  nơi tạo ra đột biến bổ sung của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần thêm thời gian để phân lập và nuôi cấy đột biến mới để theo dõi về khả năng thoát khỏi miễn dịch, mức độ nghiêm trọng của bệnh hoặc tăng khả năng lây truyền,

Delta Plus khác với biến thể Delta ra sao?

Khác với Delta, Delta Plus mang thêm một đột biến bổ sung có tên là K417N, một protein đột biến có khả năng thay đổi lớp protein gai và lây nhiễm cao sang các tế bào khỏe mạnh. Dấu cộng (Plus) trong Delta Plus có ý nghĩa đề cập đến đột biến K417N. Theo các nhà khoa học Anh, Delta Plus chia thành ít nhất 2 nhóm, gồm Delta-AY.1 và Delta AY.2. Trong đó, Delta AY.1 dường như phổ biến nhất.

Theo các nhà khoa học, biến thể Delta Plus sở hữu tất cả đặc điểm của biến thể Delta (phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ) kết hợp với đột biến trong biến thể Beta (phát hiện đầu tiên ở Nam Phi). Delta Plus được coi là có khả năng lây nhiễm cao và lây lan nhanh chóng. Nó cũng cho thấy khả năng bám chặt hơn vào các thụ thể của tế bào phổi và có khả năng làm giảm phản ứng kháng thể đơn dòng.

Đột biến K417N không phải là hoàn toàn mới, nhưng nó xuất hiện trên Delta khiến chủng này nguy hiểm hơn. Theo ông Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền Đại học London (UCL), cho biết: Đột biến giúp virus SARS-CoV-2 tăng khả năng né tránh hệ miễn dịch và lây lan nhanh hơn, dù mức độ cụ thể vẫn chưa rõ. Trước đó, K417N được tìm thấy trong biến chủng Beta, Gamma xuất hiện đầu tiên ở Nam Phi và Brazil, nên đặc điểm này cũng không hẳn là đáng lo ngại. Đồng thời, K417N cũng nằm trong protein đột biến của virus, giúp lý giải nguyên do biến chủng Beta kháng vắc xin một phần.

Cơ quan Y tế Anh coi cả 3 biến chủng đều đáng lo ngại, bao gồm Delta gốc phát hiện lần đầu tại Ấn Độ, cũng như Delta Plus gồm Delta-AY.1 và Delta AY.2. Tính đến nay, có 160 biến thể virus SARS-CoV-2 được ghi nhận trên toàn cầu. Trong quá trình nhân bản trong tế bào, virus SARS-Cov-2 luôn tạo ra đột biến, có những đột biến khiến virus nguy hiểm hơn, có những đột biến không tạo ra sự khác biệt hay làm hại virus.

Biến thể Delta Plus nguy hiểm tới mức nào?

Giám đốc Viện khoa học y tế toàn Ấn (AIIM) Randeep Guleria đánh giá Delta Plus dễ lây đến mức chỉ cần đi cạnh một người nhiễm biến thể này không đeo khẩu trang thì cũng có thể bị mắc COVID-19.

Thành quả chống dịch trong gần 2 năm qua đang bị lung lay bởi những kẻ thù giấu mặt  biến chủng Delta Plus hoặc Delta. Trong khi các ca mắc biến thể Delta chiếm 98% số ca mắc mới COVID-19 tại Anh, 96% tại Bồ Đào Nha, hơn 20% tại Italy và 16% tại Bỉ thì phiên bản mới Delta Plus đang cản trở những nỗ lực mà châu u đã đạt được trong vòng 2 tháng qua trong việc giảm các ca mắc và tử vong do COVID-19 xuống mức thấp nhất kể từ mùa thu năm 2020.

Biến chủng Delta là gì

Diễn tiến dịch COVID-19 trên toàn cầu có thể thay đổi chỉ trong một thời gian ngắn nếu không siết chặt các biện phòng, chống COVID-19 kịp thời.

Biến chủng Delta Plus lây lan như thế nào?

Ông Jacob John, Trưởng khoa Virus học lâm sàng tại Đại học Y khoa Christian của Ấn Độ cho biết: Theo như tôi được biết, tốc độ lây lan của một biến thể không thể được đo lường bằng tần suất lây lan sớm. Không có thông tin rằng Delta Plus đang lây cho những người đã bị nhiễm trong làn sóng đầu tiên, những người đã được chủng ngừa hoặc những người bị nhiễm trong làn sóng thứ hai. Sự lây lan của Delta Plus phải được theo dõi để nắm rõ hơn.

Theo các chuyên gia, tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 thể hiện ở góc độ quy mô phát triển của dịch, cụ thể bằng chỉ số R0.

Đối với chủng virus gốc ban đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc, chỉ số R0 chỉ khoảng 2,3-2,5, tức là một người có thể lây bệnh cho 2,3-2,5 người khác. Đối với chủng Alpha phát hiện ở Anh (Việt Nam phát hiện chủng Alpha trong đợt dịch ở Hải Dương), chỉ số R0 trong khoảng 3,4-4,5. Tuy nhiên, với chủng Delta, Delta Plus lần này, mức độ lây lan nhanh hơn rất nhiều, lấn át các chủng khác với chỉ số R0 khoảng 6,7-7,6, thậm chí 9-10.

Biến thể Delta Plus vẫn lây theo các giọt bắn, các giọt bắn này rất nhỏ có chứa virus, đặc biệt, trong môi trường phòng kín, giọt bắn này lơ lửng trong không khí, chậm rơi xuống mặt đất, khi người bệnh thở ra thì virus sẽ quẩn quanh và rất dễ lây lan dịch bệnh. Nếu không gian thông khí, ngoài trời thì virus sẽ phát tán đi nhanh.

Theo nhiều nghiên cứu ban đầu, nếu nồng độ virus nhân lên trong người cũng như trong đường hô hấp càng cao, thì khả năng lây lan bệnh càng lớn. Do mức độ lây lan phụ thuộc vào nồng độ virus trong một đơn vị nước bọt bắn ra, phụ thuộc mức độ virus xâm nhập vào tế bào và thời gian nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm. Với chủng Delta và Delta Plus, những yếu tố này rất cao, nên tốc độ lây lan bệnh tăng nhanh kinh khủng, đặc biệt trong không gian kín như: khu công nghiệp, nhà máy, nhà thờ, quán karaoke,

Biến chủng Delta là gì

Hiện các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu về tác động của Delta Plus có thể ảnh hưởng đến cộng đồng.

Các loại biến thể Covid hiện nay trên toàn thế giới?

Cho đến nay, trên khắp thế giới, các nhà nghiên cứu đã giải mã trình tự hàng trăm nghìn bộ gen của virus SARS-CoV-2 với hàng nghìn biến thể đã được xác định. Hầu hết các đột biến không có nhiều ý nghĩa, nhưng có một số biến thể có thể làm cho virus dễ lây lan hơn, gây chết người hoặc kháng vắc xin và kháng thuốc điều trị. Theo đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp 4 biến thể vào nhóm biến thể virus Corona đáng quan ngại (VOCs) gồm: Alpha, Beta, Gamma và Delta được phát hiện lần đầu tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ.

1. Biến thể Alpha

Biến thể Alpha, còn có tên gọi khác là B.1.1.7 được phát hiện lần đầu tiên tại Vương quốc Anh, có khả năng lan lan nhanh gấp 70% so với chủng gốc ban đầu. Sự xuất hiện của Alpha đánh dấu cho đợt bùng phát làn sóng bùng phát COVID-19 mạnh mẽ trên toàn cầu vào cuối năm 2020. Tại Việt Nam, B.1.1.7 chính là chủng virus được phát hiện ở nhiều ca bệnh hiện nay và trong đợt dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh vào tháng 7/2020.

2. Biến thể Beta

Biến thể này còn được gọi là B.1.351, hay 501Y.V2, được tìm thấy ở Nam Phi vào đầu tháng 10/2020, góp phần vào việc gia tăng các ca nhiễm và nhập viện trên khắp Nam Phi. Theo đánh giá của các nhà dịch tễ, biến thể Belta khác với biến thể Alpha, có khả năng lây nhiễm gấp 1.5 lần, hung hãn hơn, có thể tiến hóa và thích nghi cao hơn Ngày 31/01/2021, Việt Nam ghi nhận ca nhiễm biến thể Belta (B.1.351) đầu tiên từ chuyên gia nhập cảnh người Nam Phi được cách ly.

3. Biến thể Gamma

Biến thể Gamma, còn gọi là P.1, được phát hiện trên nhóm du khách người Nhật Bản vào tháng 1/2021, dù nó đã từng tồn tại ở Brazil từ tháng 11/2020. Chỉ trong một thời gian ngắn, P.1 đã nhanh chóng trở thành chủng virus thống trị khắp Brazil và gieo rắc nỗi kinh hoàng hàng loạt quốc gia trên thế giới. Đáng chú ý, P.1 có khả năng lây nhiễm cao hơn gấp 2.5 lần so với chủng virus SARS-CoV-2 gốc xuất hiện ban đầu, khả năng kháng lại các kháng thể cũng cao hơn.

4. Biến thể Delta

Đây là biến thể đột biến kép có tên gọi khác là B.1.617.2, được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 12/2020. Với tốc độ lây nhiễm vượt bậc, biến thể Delta hiện là chủng virus lây lan đến hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, áp đặt gánh nặng lên hệ thống y tế toàn cầu.

Đáng lo ngại, những người nhiễm biến thể Delta có nguy cơ nhập viện cao hơn 85% so với biến thể Alpha cũng như tăng thêm rủi ro tử vong, đặc biệt những người mắc bệnh nền mãn tính. Trong đợt bùng phát COVID-19 tại Việt Nam, biến thể Delta được phát hiện lần đầu trong các ca dương tính ở TP.HCM vào ngày 18/05/2021.

Giữa lúc biến thể Delta đang đe dọa cuộc chiến chống COVID-19 trên toàn thế giới thì sự xuất hiện của biến thể Lambda đang khiến rất nhiều nhà khoa học và chuyên gia dịch tễ bày tỏ lo ngại về mức độ lây nhiễm và những bất lợi mà virus có thể gây ảnh hưởng đến con người. Biến thể Lambda được phát hiện lần đầu tiên tại Peru vào tháng 8/2020 và hiện nay đã lan rộng đến 41 quốc gia trên thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại Lambda là biến chủng đáng quan tâm- biến chủng bị nghi ngờ có khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng gốc ban đầu hoặc khả năng kháng lại vắc xin.

Xem thêm: Biến thể AY3

Biến chủng Delta là gì

Tuân thủ giãn cách được xem giải pháp hiệu quả làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

Các loại vaccine Covid-19 có chống được Delta không?

CÓ! Theo các nghiên cứu mới đây, các loại vắc xin COVID-19 đã được triển khai tiêm chủng ở các quốc gia vẫn hoàn toàn đạt hiệu quả cao trước biến thể Delta và bảo vệ người được chủng ngừa khỏi các diễn biến nghiêm trọng của bệnh. Bởi lẽ, chủng này không khác so với chủng virus ban đầu đến mức nó có thể né được các mũi vắc xin.

Biến chủng Delta là gì

Các loại vắc xin COVID-19 hoàn toàn có hiệu quả trước các biến thể COVID-19.

Mới đây, ngày 21/7, một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y khoa New England cho thấy 2 liều vắc xin COVID-19 của Pfizer hoặc AstraZeneca có hiệu quả ngăn ngừa biến thể Delta gần tương đương với hiệu quả trước biến thể Alpha. Cụ thể, 2 mũi tiêm vắc xin của Pfizer có hiệu quả 88% ngăn ngừa ca bệnh có triệu chứng do nhiễm biến thể Delta và 93,7% biến thể Alpha. 2 mũi vắc xin AstraZeneca quả bảo vệ 74,5% đối với biến chủng Alpha, cao hơn so với ước tính ban đầu là 66%.

Trước đó, Cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE), vắc xin Pfizer giúp giảm 96% tỷ lệ nhập viện điều trị, vắc xin AstraZeneca đạt tỷ lệ là 92%. Bên cạnh đó, cả 2 loại vắc xin này cũng đã được chứng minh có khả năng bảo vệ chống lại nguy cơ bệnh chuyển biến nặng là hơn 90%.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC nhấn mạnh: Vắc xin COVID-19 là lá chắn bền vững chống lại sự tấn công và nhân lên của virus SARS-CoV-2. Tại Mỹ, khoảng 97% số người nhập viện vì COVID-19 là những người không được tiêm chủng vắc xin COVID-19.

CDC Hoa Kỳ cho thấy, những người được tiêm chủng vắc xin COVID-19 có nguy cơ nhiễm virus và phát triển thành bệnh thấp hơn 8 lần; nguy cơ nhập viện, tỷ lệ tử vong thấp hơn 25 lần so với những người chưa chủng ngừa.

Biến thể Delta Plus đang làm đe dọa thành quả chống dịch trong gần 2 năm của thế giới. Cả Delta hay Delta plus đều là những kẻ thù giấu mặt, có thể khiến đại dịch quay trở lại trong thời gian tới nếu các quốc gia không tăng tốc chương trình tiêm chủng vắc xin phòng ngừa COVID-19. Song song đó, người dân cần thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K để tạo ra những hàng triệu lá chắn thép đẩy lùi dịch bệnh.

Video liên quan