Biện pháp khắc phục lỗi vải dệt thoi

Hiện tượng quăn mép vải xảy ra khi cắt vải ra khỏi tấm hoặc cuộn ngay lập tức các mép vải bị quăn lại. Mép dọc quăn về mặt trái của vải mép ngang quăn về mặt phải của vải

Vải quăn mép

Hiện tượng quăn mép vải ảnh hưởng lớn đến năng xuất và chất lượng sản phẩm trong sản xuất may công nghiệp. Tính quăn mép ảnh hưởng đến hấu hết các khâu từ chuẩn bị sản xuất đến khi kết thúc quá trình sản xuất.

  • Trước khi trải vải: Phải tở vải để trạng thái tự do, nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian 12 giờ để vải ổn định kích thước

Vải tở ra khỏi cuộn

  • Trải vải: Sử dụng lớp giấy mỏng lót ở dưới cùng sau đó định vị lớp đầu tiên bằng băng dính với mục đích trong quá trình cắt lớp cuối mép vải sẽ không quăn.

Trải vải

+ Trường hợp hai biên vải không quăn , mép cắt đầu bàn quăn, khi đó khi trải hết một lớp sẽ dung thanh đầu bàn ép chặt xuống

+ Trường hợp hai biên quăn khi trải hết một cây vải lại gấp mép vào 2cm.

  • Khi cắt vải:

+ Trường hợp vải không quăn biên dùng kẹp để kẹp chặt các lớp vải lại tránh sô lệch rồi tiến hành cắt. + Trường hợp hai biên vải quăn khi cắt gọt biên lần 1 rồi móc những lớp bị gấp mép ra. Gọt lại lần nữa đến khi biên hết xoăn mới cắt. khi cắt cần cắt nhanh dứt khoát nếu để lâu vải bị co lại chi tiết sẽ mất góc đường may.

Cắt vải

Khi thiết kế và chỉnh sử rập:

Trong quá trình thiết kế và chỉnh rập đối với vải dệt kim một mặt phảitính kích thước bán thành phẩm gồm kích thước thành phẩm cộng độ co- giãn và cộng thêm độ quăn để khi may độ quăn vải sẽ được cắt đi.

Thiết kế và chỉnh rập

  • Khi giác sơ đồ
  • Đối với trường hợp quăn mép cắt đầu bàn cần tiến hành giác sao cho chiều dài của sơ đồ giác hụt hơn chiều dài bàn vải trải là 4cm.

+ Đối với trường hợp quăn mép tại biên khi giác khổ của sơ đồ sẽ nhỏ hơn khổ của vải mỗi bên 2 đến 4 cm. Khi giác tránh giác các chi tiết nhỏ gần nhau vìkhi cắt chi tiết nhỏ sẽ quăn hết khó cắt

Giác sơ đồ

Khi may: Để quá trình may đảm bảo năng xuất và chất lượng trong quá trình may đối với vải một mặt phải có tính quăn mép khắc phục như sau: Với hầu hết ngành công nghiệp hay doanh nghiệp kinh doanh, để tăng doanh số bán hàng và tên tuổi thương hiệu quảng bá tốt hơn tới người tiêu dùng và các đối tác thì điều quan trọng chính là phải duy trì được chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ tốt. Cụ thể trong ngành công nghiệp may mặc, việc kiểm soát chất lượng được thực hiện ngay từ khâu tìm nguồn cung ứng nguyên liệu ban đầu cho đến khâu cuối cùng hoàn thành sản phẩm. Còn đối với công nghiệp dệt may, chất lượng sản phẩm được tính theo tiêu chuẩn và chất lượng của xơ, sợi, cấu tạo vải, độ bền của màu, kiểu dáng và thành phẩm may cuối cùng… Cùng điểm lại một số lỗi thường gặp trong sản xuất hàng may mặc trong bài viết sau đây.

Các chứng nhận quy chuẩn chất lượng cấp quốc gia và quốc tế như bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đưa ra các thông số có thể áp dụng rộng rãi giúp duy trì và quản lý chất lượng trong công nghiệp sản xuất may mặc. Một số lỗi trong sản xuất may mặc xuất khẩu được xem xét dựa trên:

  • Nhìn tổng thể sản phẩm
  • Tính chất vật lý
  • Độ bền màu trên quần áo
  • Độ hoàn thiện của sản phẩm

Một số lỗi may thường gặp. Nguồn ảnh: textileblog.com

Lỗi sản xuất may mặc phân loại theo chất lượng

Một số lỗi liên quan đến chất lượng trong sản xuất hàng may mặc không nên bỏ qua:

  • Lỗi về đường may: Đường may hở, kỹ thuật khâu sai, trang phục cùng màu nhưng sử dụng chỉ may khác màu, bỏ sót đường may, nhăn vải, sai độ căng chỉ và mép thô.
  • Lỗi về màu sắc: Khác biệt màu sắc thành phẩm ở khâu sản xuất cuối cùng so với mẫu, phụ kiện sử dụng kết hợp sai màu hay không có sự nhất quán màu nhuộm giữa các mảnh quần áo.
  • Lỗi về kích cỡ: Phân sai kích cỡ, chênh lệch số đo, lỗi nhảy cỡ… ví dụ tay áo cỡ XL nhưng thân áo cỡ L.
  • Lỗi may mặc – Lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất: Khóa kéo bị hỏng, đường viền không đều, hỏng cúc, lỗ khuyết không đúng, đường cắt sai, có sự khác biệt về màu sắc vải…

Một số lỗi khác ở hàng may mặc bao gồm:

  • Cúc vỡ, nứt
  • Đường khâu bị đứt đoạn, đứt chỉ
  • Sắc thái màu sắc khác nhau trên cùng sản phẩm
  • Bỏ mũi
  • Lỗi vải
  • Thủng lỗ
  • Chỉ khâu lỏng lẻo
  • Khóa kéo không hoạt động
  • Thiếu cúc
  • Cúc và khuyết bị lệch
  • Có vết bẩn
  • Thùa khuyết chưa hoàn thành
  • Dây khóa kéo quá ngắn

Lỗi hoa văn

Có thể do điểm đánh dấu không chính xác, dẫn đến việc kết hợp khâu ráp sai, làm mất hoa văn so với mẫu; Hoặc đường cắt không chính xác do đường in mờ hoặc phấn kẻ quá dày…

Lỗi trải vải

Độ căng của lớp vải không chính xác, nghĩa là vải bị trải quá chật hoặc quá lỏng lẻo dẫn đến việc cắt bị lệch, các phần vải cắt bị thiếu hoặc bị thừa. Dẫn đến việc may ráp các phần không vừa khít, quần áo hoàn thiện bị sai kích thước.

Lỗi khâu Cutting

Không cắt đúng đường đánh dấu dẫn đến việc khi may ráp các phần bị lệch méo. Vết cắt bị sờn, cháy xém hoặc cháy cạnh vải do dao cắt bị lỗi, không đủ sắc hoặc quay với tốc độ quá nhanh.

Lỗi xoắn, lệch kênh vải

Xảy ra khi sợi ngang của vải dệt thoi hoặc hàng trong vải dệt kim bị lệch trong quá trình giặt washing hay dệt nhuộm dẫn đến hàng kênh ngang không vuông góc với hàng kênh dọc. Lỗi này tiếng Anh là “Twist”, “Torque” hoặc “Spirality”.

Lỗi dệt kim

Một điều hiển nhiên là sẽ có một số trường hợp “không được hoàn hảo” trong quá trình dệt kim vải. Sự “không hoàn hảo” này có thể là kết quả của lỗi sợi, lỗi trong kết cấu đan, trục trặc của máy dệt kim hoặc quá trình hoàn thiện không đúng cách.

Một số lỗi dệt kim vải. Nguồn ảnh: ijitee.org

Trong quá trình sản xuất hàng may mặc, xảy ra những sai sót là điều không thể tránh khỏi. Bạn sẽ không thể tìm thấy một xưởng sản xuất nào không có sai sót hay sự cố trong quá trình hoạt động, vận hành sản xuất. Đôi khi một vấn đề sai sót được giải quyết lại phát sinh thêm một vấn đề khác ở các quy trình sản xuất khác nhau.

Chính vì thế sai sót không phải là điều xấu, tệ hại mà cái quan trọng là bạn hiểu được vấn đề, đối diện với nó và đưa ra các giải pháp phù hợp. Hầu hết các sự cố xảy ra sẽ ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất, hiệu suất, chất lượng sản phẩm và giao hàng kịp thời. Bằng cách tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra các giải pháp tốt hơn giúp giảm thiểu hay tránh được việc xảy ra sai sót, lỗi thường xuyên xảy ra trong quá trình sản xuất các mặt hàng may mặc.

Liên hệ đơn vị tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp cao ngành may

Với đội ngũ chuyên viên được đào tạo chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngành nghề có thể thực hiện tốt các dịch vụ tư vấn của Advisewise, đặc biệt là dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp Trung/Cao chuyên biệt trong ngành may, sẽ giúp ứng viên có cơ hội đến gần hơn với những vị trí tuyển dụng hấp dẫn như: QA QC, Giám đốc nhà máy, Merchandiser, Quản lý sản xuất, Fashion Designer, Pattern Marking …

Nếu bạn là ứng viên, bạn đang mong muốn có một công việc tốt hơn, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Chủ Đề