Bố mẹ làm hướng dẫn viên cho con năm 2024

Tao Thị Ón [SN 2001], người dân tộc Lự, sinh ra ở bản Nậm Ngập, xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Vượt lên những khó khăn về vật chất và tinh thần, Ón quyết tâm thi THPT quốc gia và đỗ Học viện Phụ nữ Việt Nam. Em là một trong 120 tấm gương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc vừa được vinh danh năm 2019.

Ón là con út trong gia đình 8 anh chị em. Em mất mẹ từ năm 1 tuổi, lên 3 tuổi bố cũng qua đời. Từ đó, các anh chị cùng chăm sóc cô bé. Nhỏ tuổi nhất trong ngôi nhà nhiều thế hệ [người anh cả của Ón sinh năm 1975], đôi khi em cảm thấy cô đơn vì không thể chia sẻ một số chuyện.

Cô bé cứ thế lớn lên, tìm niềm vui bên sách vở. Suốt 12 năm học, em bền bỉ, tự học, tìm niềm đam mê ở những môn xã hội. Ngoài thời gian học ở trên lớp, không giống như học trò miền xuôi có lò luyện thi đại học, Ón về nhà và tự học. Có những hôm em học đến 2, 3 giờ sáng.

Mơ ước của em là được "vươn" ra khỏi bản Nậm Ngập, tìm đến với những vùng đất mới, được nghe những câu chuyện mới và gặp những con người của nhiều nền văn hóa khác nhau.

Nữ sinh Tao Thị Ón - một trong 120 tấm gương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc được vinh danh năm 2019.

Tháng 8 năm nay, Ón đỗ Học viện Phụ nữ Việt Nam với 23,5 điểm, trong đó 7 điểm Văn; 8,5 Sử và 8 Địa. Với kết quả này em vừa mừng vừa lo. Chị gái khuyên Ón không nên học đại học, vì gia đình chị có hai con nhỏ, nếu em muốn học thì tự lo cho bản thân. Hơn nữa, nhìn hai anh trai học đại học 4 năm mà thất nghiệp, chị không đành lòng để Ón xuống Hà Nội một mình. Lòng Ón trĩu nặng, mơ hồ nghĩ về giảng đường đại học.

Ngày nhận được giấy báo nhập học, chuẩn bị mọi thủ tục, hồ sơ, giấy tờ, Ón hít thật sâu, quyết tâm "làm công tác tư tưởng" với chị gái thêm lần nữa. Nhưng câu trả lời Ón nhận được vẫn là cái lắc đầu. Chị nói biết Ón khát khao đi học, nhưng hoàn cảnh không cho phép. Nghe từng lời của chị mà Ón khóc nấc lên. Vậy là mơ ước được học ngành du lịch của em tan vỡ.

Thương chị, Ón tạm gác giấc mơ đại học. Em xuống Hà Nội dự định đi làm 3 tháng rồi lấy tiền đi học tiếng Anh, hoặc tiếng Trung để xin đi làm.

Cô sinh viên năm Nhất, Học viện Phụ nữ Việt Nam Tao Thị Ón. [Ảnh chụp từ clip sự kiện tuyên dương]

Khăn gói xuống Hà Nội làm thêm, Ón được người anh họ giới thiệu vào làm tại một quán lẩu ở quận Bắc Từ Liêm với công việc phục vụ, chạy bàn. Mỗi ngày em làm từ 9h đến 14h, nghỉ ngơi 2 tiếng rồi lại tiếp tục làm đến 23h, với mức lương 4 triệu đồng/tháng, được bao ăn ở.

Công việc này đem lại cho cô gái trẻ những trải nghiệm mới mẻ, khác với tưởng tượng, giúp em cải thiện khả năng giao tiếp, tạo thiện cảm với mọi người. Tuy nhiên trong quá trình làm việc, nhìn các bạn sinh viên đến quán ăn, khát khao bước vào cổng trường đại học lại trỗi dậy trong em.

Cho đến một ngày, Ón bất ngờ nhận được cuộc điện thoại hỏi thăm em đang làm gì, ở đâu, có đang đi học không? Em nói mình đang đi làm. Đầu dây bên kia hỏi em có muốn đi học không? Lúc đó trong lòng Ón trào dâng thứ cảm xúc khó tả. Không ngần ngại, em trả lời "Có ạ!".

Sau đó mấy hôm, cô bé dân tộc Lự Tao Thị Ón chính thức ghi danh vào Học viện Phụ nữ Việt Nam, ngành Quản trị Du lịch, tiếp tục xây dựng mơ ước của mình.

Hiện nữ sinh dự định sẽ hoàn thành xuất sắc 4 năm đại học. Tốt nghiệp xong em tính ở lại Hà Nội một thời gian để đi làm ở khách sạn hoặc các hãng du lịch. Bên cạnh đó, ngay từ bây giờ em bắt đầu học thêm tiếng Anh. Ước mơ của Ón một ngày không xa sẽ về lại quê hương để phát triển du lịch quê hương, nhất là ở huyện Tam Đường, Lai Châu.

Cha mẹ luôn lo lắng, quan tâm từng bữa ăn, giấc ngủ cho con mình, nhưng khi cha mẹ về già, bạn đã từng kiên nhẫn để thấu hiểu những mong muốn của cha mẹ?

Áp lực từ sự kỳ vọng của cha mẹ

Sinh ra trong một gia đình viên chức, anh Thành [33 tuổi, Hà Nội] lại chọn theo đuổi ước mơ trở thành hướng dẫn viên. Đứng trước lựa chọn giữa sự nghiệp và cha mẹ, anh Thành cảm thấy áp lực và rối bời.

"Mình từ nhỏ đã đam mê được đi đây đi đó nên định hướng lớn lên sẽ làm hướng dẫn viên du lịch để theo đuổi ước mơ. Thế nhưng cha mẹ lại không đồng ý vì cho rằng nghề này không ổn định", anh Thành chia sẻ.

Tuy vậy, anh Thành vẫn có một niềm tin vào khả năng bản thân, rằng mình sẽ khiến cha mẹ tự hào.

Thành cho biết, anh coi sự kỳ vọng của cha mẹ là một món quà, tự nhủ phải cố gắng hơn nữa để cha mẹ yên tâm về con đường mình đã chọn [Ảnh: NVCC].

Bố mẹ anh Thành cũng là những người rất hiểu con trai mình. Bác Vọng - cha anh Thành chia sẻ: "Chúng tôi hiểu đam mê, năng lực và cả những khó khăn của con. Tuy nhiên đặc thù nghề hướng dẫn viên phải đi liên tục, tôi rất thương con mình vất vả".

"Chìa khóa" giúp cha mẹ và con cái thấu hiểu nhau

Gắn bó với nghề hướng dẫn viên một thời gian, anh Thành được thăng chức quản lý, thế nhưng anh cho biết bản thân sẽ phải chuyển vào TPHCM làm việc trong 2 năm. Với anh, đó là một cơ hội để phát triển sự nghiệp nhưng cha mẹ lại gay gắt phản đối. Cha anh còn thẳng thừng bảo: "Nếu đi thì đừng bao giờ về nhà nữa". Điều này khiến anh Thành cảm thấy băn khoăn. Nhưng, vốn là một người trẻ khao khát sự nghiệp, anh Thành vẫn lựa chọn cơ hội này.

Cơ hội phát triển sự nghiệp chỉ đến một lần vì vậy anh Thành đã lựa chọn rời xa cha mẹ [Ảnh: NVCC].

Trước khi bắt đầu hành trình Nam tiến, anh đã thực hiện một kế hoạch bất ngờ cho cha mẹ. Dù chỉ là việc dạo chơi 36 phố phường và kết thúc bằng một ly kem Tràng Tiền. Nhưng những khoảnh khắc đó đã tạo nên ký ức khó quên cho gia đình anh.

Tối đó, mẹ đã gọi anh vào phòng để trò chuyện. Mở từng trang album gia đình, mẹ kể lại từng kỷ niệm từ thời anh bé đến khi lớn. Giọng mẹ anh run rẩy: "Dù con quyết định điều gì, cha mẹ vẫn mong muốn con thành công theo cách của riêng mình. Nhưng thời gian không chờ đợi bất cứ ai, và trong 2 năm con đi lập nghiệp cũng là khoảng thời gian cha mẹ không có cùng con những kỷ niệm đáng nhớ".

Anh Thành lặng người trước những lời tâm sự của mẹ [Ảnh: NVCC].

Đôi khi từ bỏ một cơ hội cũng đồng nghĩa với việc có những cơ hội mới

Trong mỗi giai đoạn cuộc đời, mỗi người sẽ có những ưu tiên khác nhau. Với vai trò mới, anh vẫn được làm công việc mình yêu thích mà không còn phải đi nhiều như trước. Không chỉ vậy, anh Thành còn có thời gian quan tâm, chăm sóc cha mẹ cũng như chủ động tìm hiểu những bệnh lão hóa tự nhiên ở người cao tuổi, trong đó có chứng rối loạn bài tiết.

Nhờ sự tư vấn của bác sĩ, anh Thành được biết bệnh này có những biểu hiện như tiểu són, tiểu đêm, tiểu không tự chủ. Tuy không nguy hiểm, nhưng lại khiến sinh hoạt thường ngày của cha mẹ gặp nhiều bất tiện. Ngoài chú ý tới dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt thì việc sử dụng tã quần được xem là một giải pháp hiệu quả.

Tã quần mỏng nhẹ như một chiếc quần lót thông thường mà vẫn thấm hút tốt, giúp cha mẹ không còn ngại ngần mỗi lần đi chơi. Bên cạnh đó, sử dụng tã quần vào ban đêm còn giúp cha mẹ ngủ tròn giấc, sức khỏe được cải thiện rõ rệt do không còn phải dậy liên tục đi vệ sinh.

Tã quần Caryn - sản phẩm tã người lớn đầu tiên dành cho người vẫn đứng, đi lại được nhưng bắt đầu gặp các vấn đề về rối loạn bài tiết [Ảnh: Caryn].

Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con luôn tỏa sáng như mặt trời trong cuộc đời. Đối với cha mẹ, việc đồng hành cùng con trong hành trình trưởng thành không chỉ là một nhiệm vụ, mà còn là một niềm hạnh phúc to lớn. Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng mong đợi, tin tưởng rằng con sẽ luôn nỗ lực, trưởng thành và xây dựng một cuộc sống ý nghĩa, đáng tự hào.

Lễ Vu lan, cùng tã quần Caryn chăm sóc và trao gửi lời yêu thương chân thành tới cha mẹ.

Caryn hy vọng bạn sẽ dành thời gian để quan tâm tới sức khỏe của cha mẹ, và đừng quên trao gửi thật nhiều yêu thương, bởi ba mẹ luôn là người che chở con cái vô điều kiện.

Cùng tạm gác lại công việc bận rộn để đón một mùa yêu thương vẹn tròn bên gia đình đang đợi bạn nơi hiên nhà. Trải nghiệm tã quần Caryn với gói nhỏ dùng thử 5 miếng, giá 72.300 đồng. Trải nghiệm tã quần Caryn với gói nhỏ dùng thử 5 miếng, giá 72.300 đồng

Chủ Đề