Bò nuôi thương phảm đạt trong lương bao nhiêu kgs năm 2024

Giới thiệu giống bò BBB Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò BBB nuôi thương phẩm

Cập nhật: 14/09/2020

Bò BBB hay bò lang trắng xanh có nguồn gốc từ Bỉ, Giống có đặc điểm ngoại hình da loang lổ màu trắng xen xanh xám, cơ bắp phát triển, đặc biệt là vùng đùi sau và phần cơ mông [phát triển hơn 40% so với bò thông thường].

Đây là giống bò thịt cao sản. Khối lượng bò trưởng thành đạt 900 - 1.250kg với con đực và 600 - 800kg với con cái. Khả năng tăng trọng trung bình đạt 1,3kg/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 66 - 70%. Tỷ lệ thịt tinh/thịt xẻ đạt 78%. Tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 32 tháng. Thời gian mang thai 280 ngày. Tỷ lệ đẻ hàng năm đạt 80%. Khoảng cách lứa đẻ là 14 tháng. Bò BBB có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, khả năng sử dụng thức ăn tốt, thịt thơm ngon, hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, giống bò BBB đã được sử dụng để lai tạo với đàn bò lai của địa phương tạo ra đàn bê lai F1 bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Do kết hợp được cả đặc tính tốt của con bố BBB và bò mẹ Việt Nam nên bê F1 sinh ra khỏe mạnh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường sống, tăng trọng nhanh và chất lượng thịt tốt. Bê F1 sơ sinh đạt trọng lượng từ 25-30 kg/con, 16-18 tháng tuổi bê đạt trọng lượng 430-450 kg/con. Đây là thời điểm có tốc độ tăng trọng nhanh nhất khoảng 25-30 kg/con/tháng. Để nuôi giống bò này người chăn nuôi cần chú ý áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như sau:

1. Chuồng trại nuôi bò

Chuồng trại nên xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát, đảm bảo ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, nền chuồng không nên làm trơn láng. Chuồng trại cần thiết kế để thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc, dễ thao tác vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Khi thiết kế chuồng trại nên xây dựng cách xa nhà ở, hướng chuồng quay về hướng Nam hoặc Đông nam để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng của chuồng, diện tích đảm bảo từ 4-5 m2/con; bố trí khu đất màu mỡ, có tầng canh tác dày, khả năng giữ nước để trồng cỏ cung cấp thức ăn xanh cho bò.

Đối với trang trại chăn nuôi bò lớn, cần quy hoạch thành các khu: Khu xây chuồng, nhà kho, văn phòng, nhà ở, khu đồng cỏ. Phân chia thành nhiều chuồng nuôi, mỗi khu cách nhau từ 300 – 500m. Cách làm chuồng bò thịt phổ biến là thiết kế 2 dãy có hành lang ở giữa đi lại, thanh chắn giữa chuồng bên trong với đường đi ở giữa nên dùng thanh ngang song song hoặc thanh xiên góc 60 độ so với nền. Máng ăn đặt ngay bên ngoài hành lang, không nên xây cao để thuận tiện trong quá trình cho bò ăn. Nếu nuôi bò nhốt bà con nên làm thêm một sân chơi ở phía sau cho bò vận động.

2. Chọn bê giống

Nếu chăn nuôi quy mô hộ gia đình để chủ động con giống và tiết kiệm chi phí, thì bà con có thể lựa chọn giống Bò cái nền để phối tinh bò BBB có nguồn gốc rõ ràng và tính năng sản xuất của đời bố mẹ. Nên chọn những bò cái lai nhóm Zêbu [gồm: Red Sindhi, Brahman…] có tầm vóc lớn, trọng lượng từ 280 kg trở lên và đã đẻ từ lứa 2 đến lứa 6. Không nên sử dụng giống bò có tầm vóc nhỏ vì dễ dẫn tới hiện tượng đẻ khó. Bò cái nền phải có thể chất khoẻ mạnh, ngoại hình cân đối, lông óng mượt, da mềm, đầu cổ linh hoạt, mắt sáng, mõm bẹ, bộ răng còn tốt. Lưng dài, thẳng, mông nở, chân thẳng, bước đi vững chải, chắc chắn.

Nếu mua giống về nuôi, bà con nên mua bê lai BBB ở những cơ sở nhân giống có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

3. Chăm sóc bê lai

Sau khi sinh cần cho bê con bú sữa đầu ngay. Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi, nên cho bê luôn ở cạnh bò mẹ, thuận lợi cho bê bú mẹ. Luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa, chỗ bê nằm cần giữ khô sạch. Sau khi đẻ 15-20 ngày tập cho bê ăn cám và cỏ non phơi tái; Từ 1-6 tháng tuổi chăn thả bê theo mẹ ở bãi gần chuồng. Ở tuổi này cần cho bê tập ănvới lượng tăng dần đến khi 6 tháng tuổi đạt mức:thức ăn thô xanh 5-8 kg/con/ngày, thức ăn tinh 0,5-1 kg/con/ngày, luôn có nước sạch cho bê uống đầy đủ. Nên cai sữa bê vào khoảng 6 tháng tuổi.

4. Chăm sóc bò lai

Giai đoạn bê cai sữa đến trưởng thành [6-14 tháng tuổi]: Nếu nuôi chăn thả là chính, giai đoạn đầu mỗi ngày cho ăn 10-15kg/con thức ăn thô xanh; 0,5-1 kg/con thức ăn tinh, sau đó tăng dần đến 14 tháng tuổi đạt mức 15-20 kg/ngày thức ăn thô xanh và 1,5- 2kg/ngày thức ăn tinh. Mùa thiếu cỏ có thể cho ăn thêm vào ban đêm 2-4 kg/con cỏ khô hoặc rơm ủ với urê để bổ xung cho thức ăn xanh thiếu hụt khi chăn thả ban ngày. Nếu nuôi nhốt cần chú ý: Bê lai BBB có tốc độ sinh trưởng nhanh, nên thức ăn tinh phải đảm bảo mức năng lượng cao, lượng cho ăn hàng ngày tối thiểu đạt 2,5% khối lượng cơ thể;

Giai đoạn 15-18 tháng tuổi: Tăng dần lượng thức ăn thô xanh từ mức: 25-30 kg/con/ngày và thức ăn tinh 2-2,5kg/con/ngày, đến khi 18 tháng thức ăn thô xanh 30- 35kg/con/ngày, thức ăn tinh 3 kg/con/ngày.

Trong các giai đoạn nuôi, từ khi bê sơ sinh đến khi trưởng thành, luôn luôn có nước sạch trong máng uống vào ban đêm, đặc biệt là mùa hè và sử dụng rơm khô làm thức ăn bổ sung vào ban đêm cho bò ăn tại chuồng.

Giai đoạn 19- 24 tháng tuổi [giai đoạn cuối nuôi thương phẩm] cần nuôi vỗ béo bò trước khi bán thịt. Nếu bò còn gầy ta cần vỗ béo khoảng 3 tháng sẽ cho lợi nhuận cao. Để bò nhanh béo ta áp dụng các kỹ thuật như: Tẩy giun sán trước lúc vỗ béo, nuôi nhốt tại chuồng suốt thời gian vỗ béo, mỗi ngày cho ăn 30-40kg/con thức ăn thô xanh; 3-3,5 kg/con thức ăn tinh, chia làm 2-3 bữa trong ngày. Luôn luôn có nước sạch trong máng uống cho bò trong thời gian vỗ béo.

5. Vệ sinh thú y

Các trang trại chăn nuôi tập trung và chăn nuôi bò thịt riêng lẻ cần phải thực hiện đúng các công tác vệ sinh thú ý được quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.

Một số yêu cầu cụ thể như:

- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng đúng quy định bao gồm trong và ngoài khu chuồng nuôi. Các bước tiến hành vệ sinh, sát trùng khi không có bò ở trong chuồng được tiến hành như sau:

Bước 1: Dùng chổi, cuốc xẻng… vệ sinh sạch sẽ phân bò, các chất hữu cơ bám trên chuồng và khu vực xung quanh trang trại.

Bước 2: Dùng vòi xịt nước để rửa sạch. Một số chỗ khó rửa như góc, khe thì nên dùng vòi xịt có áp suất cao. Có thể làm ẩm chuồng bằng nước từ 1 – 3 ngày trước khi dùng vòi xịt.

Bước 3: Sử dụng xà phòng hoặc nước vôi để rửa chuồng. Lưu ý, nước vôi rửa chuồng phải pha loãng 30%.

Bước 4: Sử dụng thuốc sát trùng, liều lượng thuốc theo chỉ định ghi trên bao bì hoặc hướng dẫn cụ thể của nhân viên thú y. Lưu ý, cần kiểm tra nồng độ pH của nước sạch trước khi pha loãng vì nếu nước cứng sẽ làm giảm hoặc mất đi tác dụng của thuốc. Khi phun thuốc sát trùng, người thực hiện cần mặc quần áo bảo hộ.

Bước 5: Để khô chuồng nuôi từ 1 – 2 ngày trước khi cho đàn bò vào chuồng thì mới đảm bảo hiệu quả, đồng thời tránh để bò tiếp xúc với thuốc.

[Lưu ý trong quá trình sát trùng: Chỉ sử dụng thuốc sát trùng khi đã làm sạch bề mặt chuồng nuôi; Sau khi sát trùng phải để khô hoàn toàn thì mới diệt được tối đa vi khuẩn.]

- Tiêm vacxin phòng bệnh: Tiêm đầy đủ các loại vacxin [Tụ huyết trùng, Dịch tả, Lở mồm long móng [LMLM]...] theo qui định của cơ quan thú y;

- Cần giám sát định kỳ với một số bệnh truyền nhiễm lây lan như LMLM, Dich tả Tụ huyết trùng… Ngoài ra, để giảm bớt và ngăn ngừa tối đa sự lây lan của mầm bệnh, giảm thiểu rủi ro, các trang trại chăn nuôi cần phải thực hiện đúng nguyên tắc vệ sinh thú y và tiêu diệt các vật chủ trung gian truyền bệnh [ve, ruồi, muỗi..] và hướng đến chăn nuôi an toàn sinh học.

Tác giả : KS. Trần Văn Trung

Các tin khác cùng chủ đề

  • Một số biện pháp phòng bệnh cho cá nuôi thời điểm giao mùa[05/04/2024]
  • Chăm sóc, phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùa từ Xuân sang Hè[03/04/2024]
  • QUY ĐỊNH: Một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2025[01/04/2024]
  • Lưu ý bệnh lở cổ rễ trên cây lạc[07/03/2024]
  • Bổ khuyết chăm sóc cây lúa, cây rau màu vụ Xuân khi gặp thời tiết rét đậm, rét hại[01/03/2024]
  • Kỹ thuật cải tạo ao, đầm[27/02/2024]
  • Chăm sóc lúa sau gieo cấy vụ xuân 2024[22/02/2024]
  • Lưu ý chăm sóc mạ và làm đất gieo cấy vụ xuân 2024[22/01/2024] Hướng dẫn phòng chống bệnh lùn sọc đen phương Nam và Lúa cỏ bảo vệ sản xuất lúa năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Bình[21/12/2023]

Chủ Đề