Bụng đau râm râm là bị gì năm 2024

Đau bụng là một trong những triệu chứng khá phổ biến trong 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ bầu có thể cảm thấy đau ở phía trên thượng vị hoặc hạ vị, các cơn đau âm ỉ thường xuất hiện theo từng đợt. Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng lâm râm tháng thứ 6 nhưng phần lớn là không gây ảnh hưởng quá nhiều cho mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm giác đau dữ dội thì đây có thể là chỉ dấu cho một vấn đề nghiêm trọng. Lúc này mẹ hãy thông báo ngay cho bác sĩ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Bài viết này sẽ đề cập đến các nguyên nhân có thể khiến bà bầu bị đau bụng lâm râm tháng thứ 6 thai kỳ và cách để giảm bớt các triệu chứng đó.

Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi qua từng tuần

Thai nhi 6 tháng tuổi ở trong bụng mẹ đã trưởng thành gần như hoàn toàn và cứng cáp hơn rất nhiều. Lúc này bé có cân nặng khoảng 600g, dài khoảng 30 - 35cm, đa số các cơ quan của bé đã phát triển hoàn toàn, riêng phổi vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh.

Da em bé vẫn còn nhăn nheo do sự tích lũy lớp mỡ dưới da. Các chi tiết trên gương mặt bé cũng rõ nét hơn, có thể quan sát được thông qua hình ảnh siêu âm, võng mạc mắt đã hình thành, có thể nhìn thấy mờ mờ. Các giác quan của bé cũng bắt đầu hoạt động, bé có thể phản ứng với âm thanh, những cử động đạp của bé cũng trở nên mạnh mẽ hơn.

Bà bầu bị đau bụng lâm râm tháng thứ 6

Bà bầu bị đau bụng lâm râm tháng thứ 6 có sao không?

Đau bụng lâm râm là một triệu chứng phổ biến xảy ra trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt từ tháng thứ 6 thai kỳ, các cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Mẹ sẽ cảm thấy có nhiều cơn đau nhỏ lặp đi lặp lại ở vùng dưới bụng hoặc ở các vùng bên trong của tử cung. Đau bụng lâm râm thường không gây đau nhức cục bộ và không đi kèm với các triệu chứng khác như bà bầu đau lưng hay phù nề.

Ở tháng thứ 6 thai kỳ, cơ thể thai nhi cũng tương đối lớn và chiếm nhiều diện tích trong tử cung của mẹ. Lúc này, tử cung của mẹ sẽ phải căng ra và mở rộng để thai nhi có đủ không gian phát triển. Do đó, bà bầu có thể sẽ có cảm giác hơi đau rát hoặc lâm râm ở vùng bụng, đặc biệt là phần bụng dưới. Triệu chứng này hoàn toàn là bình thường, không đe dọa sức khỏe của bà bầu hoặc thai nhi và sẽ mất đi trong một khoảng thời gian ngắn sau đó.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau bụng lâm râm kéo dài đi kèm theo các triệu chứng khác như sốt, xuất huyết hoặc ra nước ối, mẹ bầu hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào gây lo lắng hoặc không thoải mái, bà bầu nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để được tư vấn và có hướng xử trí phù hợp đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng lâm râm tháng thứ 6

Đau bụng lâm râm là một triệu chứng thường gặp ở nhiều bà bầu vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này:

Sự mở rộng của tử cung

Xuyên suốt quá trình mang thai, tử cung của thai phụ sẽ phải mở rộng liên tục để tạo không gian cho sự phát triển của thai nhi. Vào tháng thứ 6, tử cung đã lớn hơn rất nhiều so với ban đầu, tạo nên một lực lớn tác động lên hệ xương chậu, vùng da và cơ ở bụng cũng sẽ bị kéo căng theo, từ đó gây ra cảm giác đau lâm râm ở bụng của mẹ bầu.

Sự tăng trưởng của thai nhi

Trong suốt khoảng thời gian nằm trong bụng mẹ, cơ thể thai nhi liên tục phát triển mạnh mẽ và đạp vào các bộ phận trong tử cung cũng như bụng của bà bầu. Ở tháng thứ 6, thai nhi cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, các cử động đạp của bé cũng mạnh mẽ hơn trước nhiều, điều này cũng có thể gây ra triệu chứng đau bụng và khó chịu cho mẹ bầu.

Đầy hơi, táo bón

Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai. Ở ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển rất nhanh gây chèn ép vào tử cung, gây tăng áp lực lên vùng chậu khiến dạ dày và ruột của mẹ bị chèn ép, thu hẹp khoảng trống để chuyển hoá và hấp thu các dưỡng chất nên khiến mẹ bầu sẽ khó đi tiêu. Bên cạnh đó, việc tăng cân nhanh đi kèm với việc thiếu luyện tập thể dục thể thao cũng rất dễ dẫn đến táo bón ở những tháng cuối thai kỳ.

Mẹ bầu cần bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước để hỗ trợ tiêu hoá, giảm táo bón khi mang thai. Nếu cần thiết, sản phụ cũng có thể trao đổi vấn đề này với bác sĩ để được kê đơn thuốc nhuận tràng, giúp cải thiện táo bón.

Thông báo với bác sĩ nếu mẹ bầu có những biểu hiện khác thường

Một số triệu chứng khác ở bà bầu tháng thứ 6

Khi mang thai tháng thứ 6, ngoài đau bụng mẹ bầu có thể gặp thêm một số triệu chứng sau:

  • Đau lưng: Thai nhi càng lớn thì trọng lượng cơ thể của bé sẽ càng gây áp lực lên cột sống của mẹ, gây ra đau lưng. Mẹ sẽ thường cảm thấy đau ở vùng thắt lưng và đôi khi có thể lan sang hông và mông.
  • Phù chân: Trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu sẽ sản xuất nhiều chất lưu hóa để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này có thể gây ra sự tích tụ các chất lỏng trong cơ thể, đặc biệt là ở chân, gây phù chân. Phù chân thường đi kèm với cảm giác đau và chuột rút.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Ợ nóng là một triệu chứng phổ biến. Khi thai nhi phát triển lớn dần theo thời gian, từ đó sẽ làm tăng áp lực lên bụng, có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng trào ngược axit dạ dày. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây đau vùng bụng trên và sau xương ức kèm theo cảm giác nóng rát. Trong trường hợp này, sản phụ nên chia nhỏ các bữa ăn, lựa chọn chế độ ăn ít axit hoặc có thể uống thuốc giảm triệu chứng ợ nóng dưới sự tư vấn của bác sĩ.
  • Cảm giác ốm yếu, mệt mỏi: Cơ thể mẹ bầu phải hoạt động liên tục để duy trì sự phát triển của thai nhi, đôi khi sẽ cảm thấy mệt mỏi, đuối sức, đau bụng lâm râm cũng có thể xuất hiện trong trường hợp này.

Cách giảm đau bụng lâm râm

Đau bụng có thể dẫn đến cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của mẹ bầu. Để giảm triệu chứng đau bụng, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Đầu tiên mẹ bầu đừng quá căng thẳng, lo lắng, hãy nằm nghỉ một thời gian, có thể kết hợp với một chiếc đệm gối dưới bụng để giảm áp lực và hỗ trợ thêm cho vùng bụng. Đau bụng lâm râm có thể do cơ tử cung co thắt và tăng trưởng của thai nhi, do đó, nghỉ ngơi có thể giảm các triệu chứng này.
  • Hạn chế hoạt động căng thẳng, không thay đổi tư thế đột ngột, không nằm lên hoặc ngồi xuống đột ngột. Đặc biệt, hãy tránh những hoạt động có thể làm căng cơ bụng như nghiêng hay vặn người, nó có thể làm mẹ bầu cảm thấy đau bụng nhiều hơn.
  • Massage thật nhẹ nhàng vùng bụng có thể làm giảm đi sự co thắt của cơ tử cung, tạo cảm giác thoải mái hơn và giảm triệu chứng đau bụng.
  • Chườm ấm trên bụng cũng là một cách đơn giản giúp giảm đau bụng lâm râm.
  • Đảm bảo bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày để giữ sự cân bằng nước trong cơ thể mẹ, giảm triệu chứng táo bón và đau bụng.
  • Ăn nhẹ, tránh ăn quá nó, hạn chế các thực phẩm nhiều giàu mỡ, bổ sung thêm chất xơ từ các loại rau củ để hỗ trợ cho hệ tiêu hoá.
  • Nếu triệu chứng không giảm, tiếp tục kéo dài sau một thời gian hoặc đau bụng đi kèm các triệu chứng như sốt, nôn, khó thở, chảy máu hoặc chảy nước ối , lúc này mẹ nên báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra, đánh giá tình trạng hiện tại và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
    Đau lưng có thể là triệu chứng đi kèm khi mẹ bầu bị đau bụng

Điều quan trọng nhất trong lúc này là lắng nghe cơ thể, mẹ bầu cần chú ý các phản ứng của cơ thể, đưa ra phán đoán về trạng thái hiện tại của mình. Các biện pháp trên chỉ mang tính chất tạm thời để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ bầu vẫn cảm thấy lo lắng, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.

Đối với trường hợp bà bầu bị đau bụng lâm râm tháng thứ 6, điều đầu tiên là mẹ bầu cần bình tĩnh, đừng quá lo lắng vì đa số trường hợp chỉ đau bụng lâm râm thường không ảnh hưởng quá nhiều hay gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài hoặc đi kèm các triệu chứng như sốt, buồn nôn, chóng mặt, chảy máu hoặc nước ối, mẹ bầu nên thông báo với bác sĩ để có cách xử trí kịp thời. Mẹ bầu cần lắng nghe cơ thể mình để đưa ra những phán đoán chính xác đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Đau bụng trước khi có kinh kéo dài bao lâu?

Thông thường, cơn đau bụng kinh nguyên phát sẽ bắt đầu khoảng 1-2 ngày trước khi kỳ kinh bắt đầu hoặc ngay khi vừa có kinh nguyệt. Cơn đau kéo dài khoảng 48-72 giờ tùy cơ địa mỗi người, có thể đi kèm các triệu chứng khác như cơn đau lan ra vùng lưng dưới và đùi, mệt mỏi, buồn nôn, thậm chí là tiêu chảy.

Đau bụng khi mang thai kéo dài bao lâu?

Thông thường, quá trình làm tổ sẽ diễn ra trong khoảng 6 - 10 ngày sau khi trứng được thụ tinh. Và hiện tượng đau bụng dưới khi thai vào tổ thường sẽ kéo dài khoảng 2 - 3 ngày. Các cơn đau thường không tăng lên mà sẽ giảm dần theo thời gian hoặc khi mẹ thư giãn và nghỉ ngơi.

Đau bụng âm ỉ trên rốn là bệnh gì?

1.3 Đau bụng trên rốn âm ỉ ở giữa Hiện tượng đau bụng trên rốn gặp ở nhiều ở các lứa tuổi khác nhau, những đối tượng hay mắc phải nhất đó là trẻ nhỏ do đau bụng giun, xóc bụng. Nếu đối tượng là người lớn thì rất có thể là nguyên nhân của các bệnh sỏi mật, viêm túi mật, sỏi thận, viêm đường dẫn mật, sỏi niệu quản.

Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì?

Đây là triệu chứng khởi phát liên quan đến vùng bụng. Vì vậy các bệnh lý có liên quan như: Đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiêu hóa, đau bụng kinh,... Các bệnh lý này cũng rất phổ biến.

Chủ Đề