Cá dĩa bao nhiêu tiền 1 con

[]Cá Dĩa, nhiều người còn gọi là cá đĩa là loài cá cảnh rất đẹp với ngoại hình đặc biệt nhất hiện nay. Không chỉ thế, để nuôi cá dĩa phát triển tốt nhất cũng đòi hỏi lắm công phu. Dưới đây là những chia sẻ của Blog Vật Nuôi giúp bạn tham khảo để có thêm kinh nghiệm nuôi cá dĩa đạt hiệu quả tốt nhất.

MỤC LỤC

  • 1 Giới thiệu về Nguồn Gốc Xuất Xứ Cá Dĩa
  • 2 Đặc điểm ngoại hình Cá Dĩa
  • 3 Đặc điểm tính cách Cá Dĩa
  • 4 Kỹ thuật nuôi Cá Dĩa
    • 4.1 Môi trường sống lý tưởng cho Cá Dĩa
    • 4.2 Dinh dưỡng cho Cá Dĩa
    • 4.3 Cho Cá Dĩa Ăn Theo Từng Giai Đoạn
  • 5 Chọn Giống Lai Của Cá Dĩa Trên Thị Trường
  • 6 Sinh Sản, Phối Giống Của Cá Dĩa
  • 7 Cách nhận biết Cá Dĩa thuần chủng hay không
  • 8 Vấn đề sức khỏe Cá Dĩa
    • 8.1 Nấm thủy mi [mốc nước]
    • 8.2 Lở loét mũi
  • 9 Cách huấn luyện Cá Dĩa
  • 10 Cá Dĩa giá bao nhiêu?
    • 10.1 Cá Dĩa Bồ Câu
    • 10.2 Cá Dĩa Đỏ [red]
    • 10.3 Cá Dĩa Bông Xanh
    • 10.4 Cá Dĩa Bông Hồng
    • 10.5 Cá Dĩa Vàng Chanh
    • 10.6 Cá Dĩa xanh có màu đỏ ở chi
    • 10.7 Cá Dĩa Thần Tiên Platinum
  • 11 Mua Cá Dĩa Ở Đâu Uy Tín Tại TPHCM HN
    • 11.1 Các cửa hàng bán cá dĩa khu vực Hà Nội
    • 11.2 Các cửa hàng bán cá dĩa khu vực TP. HCM

Giới thiệu về Nguồn Gốc Xuất Xứ Cá Dĩa

Cá dĩa được tìm thấy lần đầu ở lưu vực sông Amazon, nơi nổi tiếng vẫn giữ được nhiều đặc điểm hoang sơ của thiên nhiên. Cá dĩa có kích thước trong khoảng 15 đến 20cm cùng hình dáng tròn không khác gì 1 cái đĩa, miệng và mang cá nhỏ, thân trơn láng.

Cá dĩa được tìm thấy lần đầu ở lưu vực sông Amazon

Loài cá này hiện nay được chia thành 2 nhóm chính là cá dĩa tự nhiên và thuần chủng. Cá dĩa tự nhiên lại chia thành 4 dòng nhỏ là Heckle, dĩa nâu, xanh dương và xanh lá. Loại cá dĩa thuần chủng đã có sự lai tạo từ những chuyên gia cá cảnh thì sẽ có nhiều màu khác nhau. Phổ biến nhất trong nhóm cá dĩa này là dĩa bông xanh và đặc biệt còn có cá dĩa bạch tạc rất đắt đỏ.

Cá dĩa trưởng thành được tính khi đủ từ 1 năm tuổi. Chúng đẻ trứng theo kiểu bám dính và trứng nở sau 1 giờ đồng hồ. Ban đầu trứng cá có thể tự hấp thụ dinh dưỡng từ noãn hoàng trong vài ngày đầu. Về sau, chúng bám dính và thân mình cá dĩa cha mẹ và phát triển bằng các chất dịch tiết ra từ đó. Cá con có thể ăn bobo khi được 10 ngày tuổi trở lên, sau 1 tháng sẽ ăn được trùn chỉ.

Cá dĩa trưởng thành được tính khi đủ từ 1 năm tuổi

Tại Việt Nam, cá dĩa là loài cá quý hiếm, được du nhập vào nước ta ở những năm 2000, có giá rất đắt đỏ khi mới về, nên rất ít phổ biến. Sau những nỗ lực phát triển, nhân giống của các nghệ nhân nuôi cá dĩa, dần dần cá dĩa xuất hiện nhiều hơn nhưng vẫn còn rất hạn chế.

Đặc điểm ngoại hình Cá Dĩa

Cá dĩa có hình dĩa tròn, dẹp ngang, màu sắc rất đa dạng với rất nhiều đốm và hoa văn trên cơ thể.  Đầu ngắn, mắt khá lớn và linh động. Các vi phát triển, vi ngực và vi đuôi là những tia vi mềm.

Cá dĩa có hình dĩa tròn, dẹp ngang, màu sắc rất đa dạng

Cá dĩa có thân hình trơn láng. Đường bên không hoàn toàn, đường bên phía trên từ nắp mang đến giữa thân, đường bên phía dưới từ giữa thân đến cuống đuôi. Trên thân có nhiều sọc đứng, tùy theo loài mà các sọc này có số lượng và độ đậm nhạt khác nhau.

Đặc điểm tính cách Cá Dĩa

Cá Dĩa được đánh giá là loại cá rất hiền lành, bản tính ôn hòa và thường sống theo bầy đàn.

Kỹ thuật nuôi Cá Dĩa

Cá dĩa được nhận xét là loài cá cảnh rất khó nuôi, có thể nói là khó nuôi nhất hiện nay xét trong các loài cá cảnh nước ngọt hiện nay. Nếu là người mới chơi cá cảnh thì mình khuyên bạn hãy bỏ qua cá dĩa và tham khảo những  loài cá cảnh dễ nuôi nhé. Cá dĩa khó nuôi cũng dễ hiểu bởi sự khác biệt quá rõ rệt ngay từ ngoại hình của chúng, cùng nhu cầu sinh thái so với các loài cá nước ngọt khác. Vì thế, để nuôi cá dĩa phát triển khoẻ mạnh, chúng ta cần nắm rõ những kỹ thuật sau:

Cá dĩa được nhận xét là loài cá cảnh rất khó nuôi

Cá dĩa là loài cá cực kỳ nhạy cảm, nhất là với các chấn động nhẹ, tiếng ồn và kể cả ánh sáng mạnh đột ngột.

Cá dĩa rất dễ bị căng thẳng và cảm thấy khó chịu nếu chúng bị làm phiền bởi các loài cá nhanh nhẹn khác trong cùng một bể thuỷ sinh.

Cá dĩa có biên độ thích nghi rất kém, chúng gần như không có khả năng chịu đựng được những sự thay đổi của môi trường dù rất nhỏ như: nồng độ pH, độ cứng nước và nhiệt độ.

Cá dĩa cũng là giống cá cảnh cần nguồn nước rất sạch, chúng đòi hỏi bể thuỷ sinh cần có thiết bị lọc và sục khi chất lượng.

Loài cá này cũng có sức chịu đựng kém với các bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn và các loại nấm gây ra.

Môi trường sống lý tưởng cho Cá Dĩa

Đầu tiên, trước khi mua cá dĩa, bạn nên chuẩn bị sẵn một bể thuỷ sinh có thể tích tối thiểu 120l vì bể lớn sẽ giúp duy trì chất lượng nước tốt hơn. Nước nuôi cá dĩa cần đảm bảo sạch sẽ, không chứa clo hoặc các thành phần kim loại nặng [bạn có thể lắp đặt màng lọc thẩm thấu ngược].

trước khi mua cá dĩa, bạn nên chuẩn bị sẵn một bể thuỷ sinh có thể tích tối thiểu 120l

Nhiệt độ nước trong bể cá nên duy trì trong khoảng từ 27 đến 31 độ C. Nên thay nước bể thuỷ sinh cho cá theo định kỳ 2 lần mỗi ngày [mỗi lần chỉ thay 50% lượng nước trong bể cá]. Bản thân cá dĩa tự tiết ra một loại chất được cho sẽ làm chậm lại sự phát triển của những con cá khác.

Vì thế, việc thay nước thường xuyên sẽ giúp loại bỏ chất trên một cách nhanh chóng. Từ đó giúp cá lớn nhanh, phát triển toàn diện hơn. Nếu không thường xuyên thay nước thì bạn cần tham khảo kỹ thuật sử dụng thuốc làm trong nước hồ cá để cá dĩa có một môi trường tốt.

Dinh dưỡng cho Cá Dĩa

Không phải cho cá ăn thật nhiều thì chúng sẽ lớn nhanh, bạn chỉ cần cho cá hấp thụ một lượng dinh dưỡng vừa đủ, theo đúng liều lượng. Nếu cho ăn quá nhiều, cá sẽ thải phần dư thừa ra ngoài cơ thể khiến bể thuỷ sinh nhanh đục nước. Vì thế, nên chia nhỏ lượng thức ăn và cho cá dĩa ăn thành nhiều lần trong ngày. Hầu hết những người nuôi cá dĩa có kinh nghiệm đều cho cá ăn từ 3 đến 4 bữa mỗi ngày chia đều các buổi.

Hầu hết những người nuôi cá dĩa có kinh nghiệm đều cho cá ăn từ 3 đến 4 bữa mỗi ngày chia đều các buổi

Thức ăn cho cá dĩa không chỉ ăn thịt mà chúng cũng ăn cả các loại thực vật, thậm trí ăn thực vật nhiều hơn. Cho nên, nếu nuôi cá dĩa thì bạn có thể thêm rau vào thức ăn cho cá để bổ sung dinh dưỡng cho cá, đồng thời giảm chi phí thức ăn.

Cá dĩa ăn thức ăn dạng viên,các loại động vật không xương sống, giáp xác, thịt và thực vật,… Mỗi loại thức ăn đều có lợi ích riêng. Nếu các loại động vật không xương sống giúp cá dĩa nhanh lớn thì các loại thịt lại giúp chúng mập mạp hơn. Đối với loài cá đòi hỏi chất lượng nước cao như cá dĩa, bạn có thể kết hợp việc cho ăn với thay nước. Cho cá ăn vào buổi sáng sau đó thay 50% nước và tương tự như vậy vào buổi chiều.

Cho Cá Dĩa Ăn Theo Từng Giai Đoạn

Mỗi ngày cho cá dĩa ăn khoảng 2 – 4 lần, không nên cho ăn vào giờ chiều và tối. Đừng cho chúng ăn quá no, thừa thức ăn vì vừa không tốt cho tiêu hóa vừa ảnh hưởng để chất lượng môi trường nước. Chủ nuôi tự điều chỉnh lượng thức ăn sau khi giám sát cho chúng ăn vài lần. Có 3 giai đoạn sau có thể áp dụng khi cho cá dĩa ăn:

Mỗi ngày cho cá dĩa ăn khoảng 2 – 4 lần
  • Giai đoạn 1 tháng tuổi: Bạn có thể cho cá dĩa 1 tháng tuổi ăn nhuyễn thể và giáp xác nhỏ.
  • Giai đoạn 1 đến 3 tháng tuổi: Cá dĩa đã có thể bắt đầu tập ăn côn trùng như trùng, lăng quăng, bọ gậy.
  • Giai đoạn trên 3 tháng tuổi: Cá dĩa đã ăn được trùng, bọ gậy, nhộng, thịt động vật tươi sống.

Chọn Giống Lai Của Cá Dĩa Trên Thị Trường

Chọn cá dĩa bố mẹ có màu sắc theo ý muốn. Cá dĩa tốt có thân hình tròn và đầy đặn, sức khỏe tốt, kỳ vân nguyên vẹn, phản xạ nhanh nhẹn và nên mua cá ở những nơi uy tín hoặc người nuôi có kinh nghiệm.

Trường hợp các bạn muốn mua cá con [ Không có màu] cần biết rõ nguồn gốc của cả cá bố lẫn cá mẹ thì nên chọn cá con từ đàn khỏe mạnh, phân tán đều trong hồ, không tụm lại theo nhóm nhỏ và thường tập trung tại các máng ăn.

Chọn cá dĩa bố mẹ có màu sắc theo ý muốn

Khi thả cá giống vào trong bể nên thả các bọc cá vào trong hồ từ 20-30 phút để cho cá làm quen với môi trường mới.

Sinh Sản, Phối Giống Của Cá Dĩa

Cá dĩa đẻ trứng và trứng cá sẽ nở thành con sau khoảng 60 giờ. Sau khi nở, cá con vẫn sẽ bám trên giá thể và phải tới 2 – 3 hôm sau chúng với bám lên cơ thể của bố mẹ.

Đây là giai đoạn nhạy cảm và cá dĩa con rất khó nuôi. Chính vì vậy, tốt nhất bạn không nên thay nước cho hồ cá hoặc nếu có thay, hãy thay với số lượng ít và phải nhẹ tay. Nếu không, cá bố và mẹ có thể ngay lập tức ăn cá con.

Cá dĩa đẻ trứng và trứng cá sẽ nở thành con sau khoảng 60 giờ

Đèn chiếu sáng cho bể cá nên để 24/24h. Sau khoảng 10 – 15 ngày tùy thuộc vào sự phát triển của cá con mà bạn có thể tách cá bố mẹ và cá con ra khỏi nhau.

Sau khi tách khỏi cá con, cá dĩa bố mẹ cần được chăm sóc đặc biệt để phục hồi khả năng sinh sản. Đồng thời, cá con cũng cần được đảm bảo những điều kiện tốt nhất để sinh trưởng và phát triển.

Cách nhận biết Cá Dĩa thuần chủng hay không

Chúng có hai chủng chủ yếu là cá dĩa hoang và cá dĩa thuần chủng. Một chú cá dĩa trưởng thành có chiều dài từ 15 – 20cm.

Cách nhận biết Cá Dĩa thuần chủng hay không

Cá dĩa có rất nhiều giống khác nhau, được phân loại dựa theo màu sắc và hoa văn trên cơ thể. Những chú cá dĩa có hoa văn như những chùm bông màu xanh người ta gọi là cá bông xanh, cá có màu đỏ tươi gọi là cá đỏ, hoặc những chú có hoa văn như con beo gọi là cá da beo, những con có mắt đỏ được gọi là cá albino…

Vấn đề sức khỏe Cá Dĩa

Nấm thủy mi [mốc nước]

Gây nên những chấm nhỏ màu trắng trên thân cá. Có thể dùng sulfat đồng sát trùng cho cá với nồng độ vừa phải.

Lở loét mũi

Do một loại ký sinh xâm nhập vào mũi, từ đó ăn hết phần thịt của mũi, tạo thành một lõm lớn lan rộng đến mắt và sâu tới não. Cá bị bệnh thường cọ mũi vào vật dụng để trong thành bể, vào thành bể, thường nghiêng đầu xuống khi bơi, biếng ăn hay bỏ ăn, phân trắng, loãng.

Có thể dùng Tetracyclin để trị bệnh cho cá, nhưng cũng chỉ trị được dứt bệnh khi cá mới bị nhiễm giai đoạn đầu. Cá bị bệnh có thể lây bệnh sang những con cá khoẻ mạnh khác và có thể gây chết hàng loạt. Do đó phải chú ý giữ gìn vệ sinh bể nuôi, cách ly cá bị bệnh.

Cách huấn luyện Cá Dĩa

Mỗi ngày cho ăn khoảng 2 – 4 lần, không nên cho ăn vào giờ chiều và tối. Đừng cho chúng ăn quá no, thừa thức ăn vì vừa không tốt cho tiêu hóa vừa ảnh hưởng để chất lượng môi trường nước. Lượng thức ăn bao nhiều thì chủ nuôi tự điều chỉnh sau khi giám sát cho chúng ăn vài lần.

Cách huấn luyện Cá Dĩa

Cá Dĩa giá bao nhiêu?

Theo thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được, hiện nay cá dĩa đã được lai tạo với nhiều màu sắc khác nhau nên giá thành cũng có sự chênh lệch, cụ thể:

Cá dĩa phổ biến nhất chiều dài từ 10 – 15cm có giá chênh lệch khá lớn, từ 300.000 – 2.300.000 đồng/con tùy từng dòng, màu sắc, hoa văn trên cơ thể của chúng. Dưới đây là giá một số dòng cá dĩa phổ biến được ưa chuộng nhất ở Việt Nam hiện nay.

Cá Dĩa Bồ Câu

Giá Cá Dĩa Bồ Câu
  • Giá cá dĩa bồ câu có kích thước từ 6 – 8cm: giao động trong khoảng 140.000 – 150.000 đồng/con.
  • Cá dĩa bồ câu có kích thước từ 9 – 10cm: giá từ 180.000 – 200.000 đồng/con.
  • Loại có kích thước > 10cm: giá thấp nhất 210.000 – 300.000 đồng/con.
  • Bồ câu vàng có kích thước từ 8 -10cm: giá giao động từ 200.000 – 220.000 đồng/con.

Cá Dĩa Đỏ [red]

GIÁ Cá Dĩa Đỏ [red]
  • Kích thước 6 – 8cm: có giá từ 200.000 – 210.000 đồng/con.
  • Kích thước 9 – 10cm: giá giao động từ 210.000 – 260.000 đồng/con.
  • Kích thước > 10cm: giá từ 250.000 – 400.000 đồng/con.
  • Cá dĩa vàng và đỏ kích thước 8 – 10cm: 370.000 – 470.000 đồng/con.

Cá Dĩa Bông Xanh

GIÁ Cá Dĩa Bông Xanh
  • Kích thước 6 – 8cm: giá 150.000 – 160.000 đồng/con.
  • Kích thước 9 – 10cm: từ 170.000 – 180.000 đồng/con.
  • Kích thước > 10cm: giá từ 190.000 – 300.000 đồng/con.

Cá Dĩa Bông Hồng

GIÁ Cá Dĩa Bông Hồng

Loại kích thước 8 – 11cm có giá từ 200.000 – 300.000 đồng/con.

Cá Dĩa Vàng Chanh

GIÁ Cá Dĩa Vàng Chanh

Kích thước từ 8 – 13cm có giá giao động từ 220.000 – 350.000 đồng/con.

Cá Dĩa xanh có màu đỏ ở chi

Kích thước cỡ 9 – 11cm có giá từ 190.000 – 260.000 đồng/con

Cá Dĩa Thần Tiên Platinum

GIÁ Cá Dĩa Thần Tiên Platinum

Dòng này có giá khá mềm chỉ khoảng 70.000 – 80.000 đồng/đôi. Đối với loại thần tiên màu xanh, có 3 vạch chừng 5,5 – 6,5cm có giá cỡ 110.000 – 130.000 đồng/con.

Ngoài ra, những cá thể cá dĩa có màu sắc đặc biệt với phẩm chất tốt sẽ có giá cao hơn nữa. Mức giá ở mỗi nơi cung cấp cũng có sự khác nhau. Vì thế, những thông tin trên chỉ là mức giá tham khảo. Nếu bạn có nhu cầu thì cần tìm hiểu và liên hệ những địa chỉ cung cấp uy tín để lựa chọn được cá dĩa chất lượng với mức giá phù hợp nhất.

Mua Cá Dĩa Ở Đâu Uy Tín Tại TPHCM HN

Các cửa hàng bán cá dĩa khu vực Hà Nội

Cửa hàng cá dĩa Hùng Dũng – Hoàng Mai. Chuyên cá dĩa và phụ kiện hỗ trợ. Giá cả linh hoạt, cá được đánh giá là đạt chuẩn đẹp.

Cửa hàng đại diện của trại cá Victory Hai Bà Trưng. Cung cấp sỉ và lẻ các dòng cá dĩa cảnh với phong phú về chủng loài và giá cả. Phục vụ cho toàn khu vực miền Bắc.

Cá cảnh Thái Hòa – Hoàng Hoa Thám, Ba Đình. Cung cấp rất đa dạng các loại cá cảnh, với nhiều mức giá khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng chơi cá.

Trại cá cảnh Minh Anh – Bắc Hồng, Đông Anh. Nơi cung cấp hơn 1000 chủng loài cá dĩa và nhiều loài cá cảnh khác. Giá cả khá hợp lý, phục vụ chuyên nghiệp, giao hàng trên phạm vi toàn quốc.

Các cửa hàng bán cá dĩa khu vực TP. HCM

Trại cá Victory – Quận Bình Tân. Chuyên cung cấp sỉ và lẻ các loại cá dĩa cảnh được ưa chuộng trên thị trường. Kinh doanh trên phạm vi toàn quốc và hướng xuất khẩu. Có 2 chi nhánh: Trại cá dĩa Thắng Lợi – Thống Nhất, Tân Phú và trại cá chị Lắng ở Củ Chi.

Cá dĩa Phú Khang – Quận 12. Chuyên cá dĩa con, cá dĩa trưởng thành. Nơi cung cấp cá dĩa với nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi đúng tiêu chuẩn.

Cá dĩa Ornamental Fish – Quận 8. Cung cấp rất nhiều chủng loài của cá dĩa nói riêng và cá cảnh nói chung trên phạm vi toàn quốc. Có cung cấp giá sỉ cho cửa hàng nào muốn kinh doanh.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về cá dĩa dành cho người chơi cá cảnh. Mong rằng sau khi tham khảo những thông tin này, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để lựa chọn và chăm sóc cá được tốt hơn.

Chủ Đề