Cả nước có bao nhiêu xã biên giới?

XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA CON NGƯỜI XỨ NGHỆ, Ý CHÍ TỰ CƯỜNG VÀ KHÁT VỌNG VƯƠN LÊN; CHỦ ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, ĐƯA NGHỆ AN PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG; ĐẢM BẢO VỮNG CHẮC QUỐC PHÒNG, AN NINH

nghean.dcs.vn

Tweet

Bộ đội Biên phòng Nghệ An: Kết quả thực hiện “Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” năm 2022

Tweet

  • nghean.dcs.vn

Tỉnh Nghệ An có đường biên giới trên bộ dài 468,281km, tiếp giáp với 03 tỉnh của nước Cộng hòa DCND Lào [Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay] và 82km bờ biển; có 61 xã, phường thuộc 11 huyện, thị xã biên giới, ven biển, dân số trên 46 vạn người với 5 thành phần dân tộc sinh sống [Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ]. Khu vực biên giới [KVBG] của tỉnh là địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Nhân dân các dân tộc ở KVBG có truyền thống cách mạng, luôn đoàn kết sát cánh cùng các lực lượng vũ trang bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới [ANBG]. Những năm qua, tình hình KT-XH ở KVBG của tỉnh đã có bước chuyển biến rõ rệt, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, kiện toàn, hoạt động có nền nếp; chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị [ANCT], trật tự, an toàn xã hội [TTATXH] luôn được giữ vững.

 Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, khí hậu khắc nghiệt; việc phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng nên tình hình KT-XH ở địa bàn biên giới, nhất là các thôn, bản vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn; cơ sở hạ tầng nhìn chung chưa đồng bộ; mức sống của Nhân dân khu vực biên giới còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí thấp, một số hủ tục lạc hậu chưa được xóa bỏ. Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị một số xóm, bản không đều, có nơi còn yếu kém. Tình trạng xuất, nhập trái phép; hoạt động của các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma tuý, mua bán người; hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo Tin lành trái pháp luật; vi phạm quy chế biên giới; tranh chấp đất đai; khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn xảy ra ở một số địa bàn; khai thác hải sản bất hợp pháp, tai nạn trên biển; thiên tai, dịch bệnh... vẫn diễn biến phức tạp.

Trước tình hình trên, năm 2022, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” [gọi tắt là Chỉ thị 01], không ngừng nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân KVBG trong thực hiện các nội dung của Chỉ thị 01.

Phối hợp tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, thành lập, kiện toàn các tổ tự quản và ban hành, sửa đổi quy chế hoạt động; chủ trương, biện pháp, kế hoạch công tác để tổ chức thực hiện các nội dung phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia ở địa phương, đơn vị mình. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo sơ kết Chỉ thị 01 gắn với tổ chức Ngày hội Biên phòng toàn dân để đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân; phổ biến mô hình, kinh nghiệm hay; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu và đề ra biện pháp để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào trong năm tiếp theo.

Phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tuyên truyền tập trung được 736 buổi/57.346 lượt người; qua loa phóng thanh 392 giờ; qua loa kéo 265 giờ; phát 25.000 tờ rơi...; tuyên truyền PBGDPL cho học sinh lớp 9; vận động xóa mù chữ được 02 lớp/99 học viên. Tuyên truyền, vận động các tập thể, hộ gia đình, cá nhân ở KVBG, ven biển tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới, tự quản ANTT xóm, bản, các tổ tàu thuyền an toàn, bến bãi an toàn. Hiện nay, trên địa bàn KVBG của tỉnh có 88 tập thể, 916 hộ gia đình, 2.102 cá nhân tự quản 468,281 đường biên giới; 105 mốc quốc giới; 944 tổ/17.810 cá nhân tự quản ANTT xóm, bản; 137 tổ/1.464 tàu, thuyền/5.495 thành viên tổ tàu thuyền an toàn; 21 bến bãi/262 thành viên bến bãi an toàn.

Thường xuyên tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân KVBG về trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân; vị trí, tầm quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, đường biên giới và cột mốc. Từ đó, phát huy vai trò, trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ, giữ gìn toàn vẹn đường biên, cột mốc, cọc dấu xác định đường biên giới quốc gia.

Tích cực tham gia cùng các lực lượng thường xuyên tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc, kịp thời phát hiện các hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, hoạt động của các loại tội phạm. Tuần tra biên giới 200 đợt/1.767 lượt người tham gia; phát hiện, xử lý 191 vụ/ 371 đối tượng, vi phạm quy chế biên giới, vượt biên, xuất nhập cảnh trái pháp luật, thu nộp ngân sách Nhà nước 1.357.500.000 đồng. Các tổ tự quản đường biên, cột mốc, đặc biệt là các tập thể, hộ gia đình, các cá nhân thường xuyên làm ăn, sản xuất ở các khu vực sát biên giới, các gia đình có mối quan hệ dân tộc, thân tộc hai bên biên giới đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, kịp thời phát hiện, cung cấp cho các lực lượng chức năng nhiều thông tin liên quan đến hoạt động xâm phạm lãnh thổ và tham gia giải quyết các vụ việc phức tạp trên biên giới, góp phần giữ vững chủ quyền, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Các tổ tự quản ANTT xóm, bản đã tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân trên địa bàn tham gia giữ gìn an ninh, trật tự xóm bản; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an, dân quân, đồn biên phòng tổ chức tuần tra, bảo vệ an toàn địa bàn, kịp thời giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm. Tuyên truyền, vận động Nhân dân từ bỏ dần các hủ tục lạc hậu, tích cực thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”. Các sở, ngành, huyện, thị xã, doanh nghiệp đã tích cực ủng hộ vật chất, tinh thần cho các tổ tự quản đường biên, cột mốc hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Các địa phương đã phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo, nhất là pháp luật liên quan đến chủ quyền, biển đảo. Phát huy vai trò của Nhân dân, nhất là các tổ tàu thuyền an toàn tích cực vươn khơi, bám biển tham gia đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, an ninh trật tự và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển của Tổ quốc; phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin về các hoạt động xâm phạm chủ quyền vùng biển của tàu thuyền nước ngoài, các hoạt động vi phạm pháp luật trên biển để các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý và tham gia bảo vệ chủ quyền các vùng biển, đảo Việt Nam [đã cung cấp được hơn 50 tin, trong đó, có gần 20 tin liên quan đến hoạt động xâm phạm chủ quyền, vùng biển nước ta của tàu thuyền nước ngoài]. Các đơn vị BĐBP tỉnh đã phối hợp với công an, dân quân và các lực lượng chức năng liên quan thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên biển được 352 đợt/1.018 lượt CBCS tham gia; kiểm tra, kiểm soát xuất, nhập cửa sông, cửa lạch  33.971 lượt phương tiện/189.103 lượt người.

Thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác cho Nhân dân trước âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của địch và các loại đối tượng kích động, xúi giục quần chúng nhân dân tập trung đông người, gây rối an ninh trật tự; tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật; hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy. Nhân dân KVBG đã tích cực tham gia tố giác tội phạm, cung cấp cho các lực lượng chức năng nhiều nguồn tin có giá trị, phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, góp phần giữ vững chủ quyền lãnh thổ, vùng biển, đảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn biên giới. Đấu tranh thắng lợi 405 vụ/652 đối tượng; xử lý VPHC 305 vụ/527 đối tượng, nộp ngân sách nhà nước 2.023.650.000 đồng. Phát động phong trào và hướng dẫn, tổ chức quần chúng nhân dân tham gia thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng đơn vị, địa bàn an toàn, xây dựng, củng cố nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc. Tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác giao nộp 50 khẩu súng tự chế, trong đó 42 khẩu súng kíp, 08 khẩu súng cồn. Thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, góp phần đảm bảo tính mạng, tài sản của Nhà nước, Nhân dân trên địa bàn. Đã điều động 99 lượt phương tiện/544 lượt CBCS tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, chữa cháy rừng 04 vụ/15ha. Đặc biệt, vào đầu tháng 10/2022, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn xảy ra trận lũ quét lịch sử, gây thiệt hại nặng nề về tài sản của Nhân dân. BĐBP tỉnh đã huy động 150 cán bộ, chiến sỹ thường trực, giúp dân hơn 2.000 ngày công, tháo dỡ, di dời 26 nhà; sửa chữa 97 nhà và 07 công trình công cộng; dựng 32 nhà tạm, khắc phục 3km đường giao thông giúp dân, hỗ trợ Nhân dân vật chất trị giá 115 triệu đồng; vận động, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại tiền mặt và vật chất trị giá hơn 6 tỷ đồng.  

 Phát huy tốt vai trò của các tổ, các hộ gia đình và cá nhân tự quản đường biên, cột mốc, ANTT thôn, bản, khối, xóm trong tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng, nguồn lợi thủy sản và môi trường sống, tham gia đấu tranh với các hoạt động khai thác, vận chuyển lâm, khoáng sản trái phép, săn bắt động vật rừng, sử dụng ngư cụ cấm, chất nổ, kích điện để đánh bắt hải sản…

Thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng, ngoại giao Nhân dân hai bên biên giới. Tuyên truyền, vận động Nhân dân hai bên biên giới chấp hành tốt Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào; Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Phối hợp với các lực lượng chức năng của Lào trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn các hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, giải quyết các vấn đề xảy ra trên biên giới. Triển khai có hiệu quả Đề án “Nâng cao hiệu quả hợp tác, giúp đỡ các đại đội BP [Lào] phía ngoại biên đối diện tiếp giáp biên giới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022 và những năm tiếp theo”; duy trì có hiệu quả công tác hội đàm, giao ban… nhằm chủ động trao đổi thông tin, tình hình, xử lý các vụ việc liên quan hai bên biên giới. Duy trì tốt hoạt động kết nghĩa được 21 cặp bản - bản; 08 cặp đồn Biên phòng của tỉnh với lực lượng bảo vệ biên giới các tỉnh của Lào có chung đường biên giới. Tổ chức các đoàn sang thăm hỏi, chúc mừng, giao lưu nhân các ngày lễ, tết, hỗ trợ, giúp đỡ Bạn phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống dịch bệnh. Phối hợp với địa phương tổ chức trao đổi tình hình, tặng quà chúc tết cổ truyền [Bun Pi May] và hỗ trợ vật chất phòng, chống dịch Covid-19, máy tính cho các lực lượng bảo vệ biên giới và Nhân dân các bản đối diện của nước Lào với tổng giá trị hơn 200 triệu đồng.

Tổ chức nhiều hoạt động nhân Ngày hội Biên phòng toàn dân năm 2023; tuyên truyền tập trung 18 đợt/2.342 người; qua loa truyền thanh được 110 giờ; qua loa kéo di động được 30 buổi/80 lượt cán bộ, chiến sỹ; treo 115 băng rôn tuyên truyền; thông tin tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động Ngày hội của BĐBP tỉnh và các địa phương. Đã xây dựng 07 phóng sự, 30 tin bài đăng trên các báo, đài Trung ương, địa phương, các nền tảng mạng xã hội. Phối hợp tổ chức cho các đoàn phóng viên báo chí đi thực tế tại 02 đơn vị cơ sở. 

Từ ngày 22 đến 23/02/2023, BĐBP tỉnh Nghệ An phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh  tổ chức Ngày hội Biên phòng toàn dân cấp tỉnh năm 2023 tại xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn.  Tại Ngày hội, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã trao kinh phí xây dựng 10 bể nước công cộng, trị giá 400 triệu đồng; 20 mô hình sinh kế, trị giá 300 triệu đồng; 10 xe đạp, trị giá 20 triệu đồng; tặng quà cho 10 người có uy tín, trị giá 05 triệu đồng. Đoàn Bệnh viện TW Huế khám sàng lọc bệnh tim mạch cho hơn 600 học sinh, tặng 120 thùng sữa cho học sinh, 50 suất quà cho hộ nghèo. Báo Người lao động trao 10.000 cờ Tổ quốc; 50 suất quà, trị giá 50 triệu đồng cho học sinh khó khăn; 03 tập thể, 05 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 01 được khen thưởng. Tổng giá trị quà tặng hơn 900 triệu đồng.

Từ ngày 25/02 đến 03/03/2023, 60 xã, phường biên giới, ven biển đồng loạt tổ chức Ngày hội với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, có ý nghĩa thiết thực. Đã trao 02 nhà đại đoàn kết, trị giá 200 triệu đồng; 02 mô hình sinh kế, trị giá 60 triệu đồng; 04 công trình dân sinh, trị giá 100 triệu đồng. Tặng quà cho Nhân dân 160 suất, trị giá 80 triệu đồng; khám bệnh cho 200 người, cấp thuốc miễn phí trị giá 20 triệu đồng. Tổng trị giá quà tặng tại Ngày hội cấp xã gần 440 triệu đồng. Đã có 40 tập thể, 73 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 01 được các cấp khen thưởng.

            Như vậy, năm 2022, BĐBP tỉnh đã tham mưu quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ, thành lập, duy trì có nền nếp, hiệu quả hoạt động của các ban chỉ đạo, các tổ tự quản. Quá trình tổ chức thực hiện, luôn đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất. Các địa phương, đơn vị đã tích cực, chủ động, sáng tạo, tổ chức được nhiều mô hình hay, nhiều cách làm mới với những nội dung, hình thức phong phú, sinh động; huy động được đông đảo quần chúng nhân dân, các cấp, các ngành, các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, biển, đảo./.

                                             Phan Thanh Đoài 

 Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy 

Hiệu quả công tác tiếp dân tại thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường [TN&MT] trực tiếp làm nhiệm vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND tỉnh; thực hiện xử phạt vi phạm hành ...

Kết quả phối hợp thực hiện công tác dân vận của lực lượng vũ trang Nghệ An

Nghệ An là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, với 16.494 km2, dân số hơn 3,4 triệu người; diện tích vùng đồi núi là 13.745 km2; có 468,281 km đường biên giới đất liền tiếp giáp với 3 tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm ...

Giáo xứ Yên Đại phối hợp tuyên truyền, vận động cộng đoàn thực hiện phong trào thi đua yêu nước; hoạt động nhân đạo từ thiện và tham gia ủng hộ phòng chống Covid-19

Xã Nghi Phú nằm ở phía bắc thành phố Vinh. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 647,32ha được phân bổ thành 23 xóm, với 5.658 hộ; 20.280 nhân khẩu. Trong đó, Giáo xứ Yên Đại có 1.526 hộ và 6.463 khẩu là tín đồ đạo Công giáo, chiếm tỷ lệ 31,7% [gần 1/3 dân số trên ...

Thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền trong việc tiếp xúc đối thoại với nhân dân tại Đô Lương

Đô Lư­ơng là huyện đồng bằng bán sơn địa, nằm về phía Tây của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 70 km; phía đông giáp huyện Nghi Lộc, Phía tây giáp huyện Tân Kỳ, phía nam giáp huyện Nam Đàn và Thanh Chương, phía bắc giáp huyện Yên Thành.

Cộng đoàn Công giáo Tân Kỳ “kính Chúa, yêu nước - sống tốt đời đẹp đạo” góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh

Huyện Tân Kỳ - mảnh đất tụ hội của bốn phương đang từng ngày đổi thay. Kết quả đó có sự đóng góp rất lớn của đồng bào Công giáo trên toàn huyện đã đoàn kết, đồng lòng xây dựng quê hương Tân Kỳ ngày càng giàu mạnh.

Xây dựng "xã biên giới sạch về ma túy" tại địa bàn 04 xã biên giới Nhôn Mai, Mai Sơn, Tam Hợp, Tam Quang

Huyện miền núi Tương Dương có đường biên giới quốc gia dài 58 km, 04 xã giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là Nhôn Mai, Mai Sơn, Tam Hợp, Tam Quang. Trong suốt thời gian qua tại địa bàn các xã biên giới nói riêng và các xã vùng trong của huyện như Yên ...

Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An

Giới nữ Nghệ An chiếm 49,9% dân số toàn tỉnh. Hội LHPN tỉnh hiện có 21 tổ chức Hội huyện, thành phố, thị xã và 3 tổ chức Hội lực lượng vũ trang tỉnh [Công an, Biên phòng, Quân sự]; 460 tổ chức Hội xã, phường, thị trấn; 3.804 chi hội với tổng số 616.909 hội ...

Nghệ An: Tăng cường công tác dân vận theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Đại hội XIII của Đảng đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Dân vận trong thời gian tới đó là “Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân ...

Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An

Tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với 16.486,49 km2 [trên 83% diện tích là đồi núi, địa hình chia cắt, thiên tai khắc nghiệt], có đường biên giới Việt - Lào dài 468,281 km và 82 km bờ biển; có 21 đơn vị hành chính cấp huyện [trong đó có 11 ...

Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Đảng bộ tỉnh Nghệ An có 28 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy với 1.429 tổ chức cơ sở đảng, có 196.433 đảng viên [trong đó, có 25.345 đảng viên người dân tộc thiểu số, 695 đảng viên theo tôn giáo]. 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính ...

Tương Dương thực hiện tốt công tác tiếp xúc, đối thoại tạo sự đồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

Tương Dương là huyện miền núi cao, có diện tích rộng nhất cả nước [280.777,68 ha]; địa hình phức tạp, chủ yếu đồi núi [chiếm 99,2% diện tích]; có 16 xã và 01 thị trấn, gồm 146 khối, làng, bản; có 06 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống: Thái, Kinh, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu, ...

Kết quả thực hiện công tác tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị

Những năm qua, tỉnh Nghệ An được Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ nguồn lực cho đầu tư phát triển; bên cạnh đó, tiềm năng để phát triển kinh tế còn lớn, cán bộ, Nhân dân đoàn kết, đồng thuận, quyết tâm khắc phục khó khăn, nỗ lực ...

“Dân vận khéo” trong xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới trên địa bàn xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa

Xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới nhằm tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn và cộng đồng dân cư. Vườn chuẩn sẽ tạo động lực trực tiếp cho người dân và cộng đồng dân cư, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, có thể nhân rộng phổ biến cho từng gia đình, ...

Hiệu quả công tác phối hợp vận động quần chúng nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Nghệ An

Tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.487,53 km2, trong đó diện tích khu vực miền núi là 13.745 km2 [chiếm 83%]; có 12 huyện, thị xã thuộc khu vực miền núi có dân tộc thiểu số [DTTS], 252 xã, phường, thị trấn miền núi [131 xã, 923 thôn, bản thuộc vùng đồng bào ...

Gắn công tác dân vận với nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Trong thời gian qua ngành giáo dục Nghệ An [ngành] đã gắn công tác dân vận với nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Chủ Đề