Ca sĩ thu phương phản quốc là ai?

By: Thy Nga, phát thanh viên đài RFA

  • Bấm vào đây để nghe tiết mục này
  • Download story audio

Quý thính giả theo dõi tin âm nhạc, chắc có nghe Thy Nga tường trình vào đầu tuần qua, về vụ Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn thuộc bộ Văn Hóa Thông Tin, tức là cơ quan kiểm soát sinh hoạt của nghệ sĩ trong nước, vào ngày 22 tháng 11 đã ra công văn với các biện pháp đối với trường hợp của Bằng Kiều và Thu Phương, là hai ca sĩ đã công bố ý định chọn ở lại Hoa Kỳ, thay vì trở về Việt Nam.

Cục đưa kiến nghị với Bộ về việc cấm sử dụng dưới mọi hình thức, các nhạc phẩm của hai ca sĩ đó; và tước quyền công dân của họ.

Tin này tới chiều ngày sau đó, mới được Hệ Thống Tin Nhanh loan đi. Ngay lập tức, chúng tôi kiểm chứng tin, đồng thời hỏi cảm nghĩ của giới chức Việt Nam đặc trách về văn hóa nhưng không được sự trả lời.

Tối cùng ngày thì VietnamNet, qua hôm sau nữa, chỉ có tờ Saigon Giải Phóng và tờ Lao Động đăng tin. Tờ báo này cho biết thêm là ông thứ trưởng bộ Văn Hóa Thông Tin nói rằng không thu hủy mà chỉ cấm những nhạc phẩm đó.

Thy Nga điện thoại đến Bằng Kiều và Thu Phương nhưng tuần qua là tuần lễ Tạ Ơn bên Mỹ, giới nghệ sĩ đều bận lưu diễn. Đầu giây điện thoại bên kia, vợ Bằng Kiều là nữ ca sĩ Trizzie Phương Trinh tiếp chuyện:

Về Thu Phương thì người thân thiết với cô dạo sau này là anh Dũng, trả lời điện thoại

“Đêm nằm mơ phố” là ca khúc quý vị đang nghe Thu Phương hát. Đây cũng là tựa đề cuốn CD mà Thu Phương vừa phát hành vào tháng 9 - CD đầu tiên của nữ ca sĩ này thực hiện ở Mỹ. “Mơ phố … là nhớ về những phố cũ bên nhà, nơi Thu Phương còn bố mẹ, và hai con nhỏ.

Thu Phương cho biết là các bài hát trong CD này kể về cuộc đời của chính cô từ thời thơ ấu đến nay. Nhìn lại suốt quãng đời đã qua, để rồi bước sang cuộc sống mới.

Nam ca sĩ Bằng Kiều. Photo: Bangkieu.com. Click to see larger image

Hai tháng sau cuộc họp báo công bố quyết định ở lại Hoa Kỳ Thu Phương mới có vẻ thoải mái để nói về “hành trình” của mình. Qua xứ tự do, cô mới nhận thấy rõ về cuộc sống khi còn ở trong nước dưới chế độ kiểm soát văn hóa tư tưởng. Cảm nhận này đã dẫn Thu Phương tới quyết định xin định cư ở Hoa Kỳ.

Về trường hợp Bằng Kiều thì vào tháng 9 năm 2003, anh lên đài phát thanh VNCR để nói lên ý định ở lại Hoa Kỳ với vợ, là người có quốc tịch Mỹ.

Thoạt đầu, Bằng Kiều gặp phải sự chống đối của những người e ngại âm mưu tuyên vận của cộng sản.

Một số người trong cộng đồng vùng Hoa Thịnh Đốn chống đối mạnh mẽ Bằng Kiều khi anh cùng Trizzie Phương Trinh đến hát trong buổi gây quỹ yểm trợ cho thuyền nhân còn kẹt tại Philippin. Vì vậy một tháng sau đó, là vào tháng Ba năm nay, Bằng Kiều có “Bản lên tiếng” trình bày và minh xác mọi điều, gởi đến các cơ quan truyền thông hải ngoại.

Từ đó xem ra, anh được người Việt hải ngoại bằng lòng chấp nhận. Cứ xem lịch trình diễn thì thấy Bằng Kiều đã hát tại Bắc và Nam Cali, đến Houston Texas, và tới nhiều nơi khác trên đất Mỹ. Ngoài ra, anh còn đi Philippin, Úc, Canada, Hòa Lan, Đức, Tiệp, … lưu diễn.

Bạn nghĩ gì về vụ này? Xin email về

Tuy vậy, Bằng Kiều vẫn chưa giải tỏa được sự phản đối của một số người trong cộng đồng vùng Hoa Thịnh Đốn, như trong chuyến anh và Trizzie tới hát tại vũ trường Diamond vào hôm 9 tháng 10 vừa qua. Chủ tịch hội đồng quản trị Diamond là anh Nguyễn Thanh Bình rất bất mãn khi kể về vụ một nhóm người tới biểu tình chống đối buổi trình diễn. Anh nói rằng đã suy xét kỹ trước khi mời Bằng Kiều đến hát.

Quý thính giả và các bạn nghĩ thế nào về vụ này, cho Thy Nga biết nhé.

© 2004 Radio Free Asia

Những bài liên quan khác:

Báo Người Lao Động khi viết bài chia tay Huy MC sang Hoa Kỳ nhấn mạnh đây là cuộc "ra đi không quay trở lại", nói Huy MC và Thu Phương "đã bị gạch tên trên thị trường ca nhạc trong nước".

Song song đó báo chí trong nước cũng đưa tin nhạc của Bằng Kiều bị cấm phát trên sóng phát thanh, sóng truyền hình lẫn băng đĩa, trong đó có đĩa CD mới nhất "Anh sẽ nhớ mãi".

Dư luận được báo chí trong nước tạo ra quanh chuyến ra đi lần này của Huy MC - và gián tiếp là Thu Phương và Bằng Kiều - có thể khiến không ít người liên tưởng đến những lần ra đi khác cũng không kém ồn ào của Đơn Dương, hay trước đây là Ái Vân, Thành Được...

Những câu chuyện trên cũng khiến người ta suy nghĩ thêm đến chuyện ra đi của nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác như Họa Mi, Thái Châu, Ngọc Bích... mà cách đón nhận của cộng đồng hải ngoại lẫn cách "chia tay" của báo chí trong nước cũng rất khác nhau với từng trường hợp.

Trước buổi diễn của Ái Vân ở San Jose vào cuối tháng Hai trong cộng đồng người Việt ở miền Bắc California hầu như đều biết đến chuyện có nhóm người cáo buộc Ái Vân là "đặc công cộng sản" hay "bí thư chi bộ".

Trước đó ở Little Saigon hồi đầu năm trong cộng đồng người Việt ở miền Nam California hầu như cũng đều biết đến chuyện Bằng Kiều bị đem ra "đặt câu hỏi" mà theo một số người tham dự thì "chưa đến mức đấu tố".

Có đúng là nghệ thuật thường được người Việt Nam liên kết với chính trị hay không ?

Nếu đúng thì tại sao lại như vậy và đây có phải là chuyện phổ biến trong các dân tộc khác hay không ?

Cùng là ca sĩ, nghệ sĩ nhưng trường hợp đi nước ngoài của mỗi người được trong nước và hải ngoại phản ứng theo nhiều cách khác nhau, vậy thì đâu là qui luật chung ?

Nếu theo qui định cấm của cơ quan văn hóa Việt Nam thì các bài phỏng vấn hay các bài viết liên quan đến Bằng Kiều, Huy MC và Thu Phương còn đang lưu trữ trên trang mạng của các báo điện tử Việt Nam có bị cấm phát hành hay không ?

Kính mời quí vị cùng bàn luận hoặc đặt thêm câu hỏi mở rộng, hay câu hỏi muốn đặt trực tiếp với Huy MC, Thu Phương, Bằng Kiều và Ái Vân, xin mời sử dụng Hộp tiện ích đặt bên góc phải, đánh bằng phông chữ UNICODE.

----------------------------------------------------------------------------------

Bút Tre, Nha Trang

Tôi đọc một số ý kiến của các bạn các tiểu bang của Mỹ, Anh, Đức, Úc và kể cả Việt Nam. Tôi là người không ưa nhiều chuyện nhưng nghe quý vị nói làm tôi cũng phải lên tiếng. Tại sao chúng ta cứ đem chuyện cộng sản ra để nói xấu là sao ? Mình nói xấu người khác có nghĩa là bản thân mình không tốt rồi. Ý thức hệ là quyền tự do của mọi người. Các vị đã bỏ cái nơi chôn nhau cắt rún trốn ra nước ngoài sống như dây leo thân cây khác không cảm thấy nhục hay sao. Chúng ta hãy ra sức xây dựng một nước VN giàu đẹp không hơn sao mà lại cay cú theo kiểu trẻ con như thế. Chế độ nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm, cái quan trọng là có biết sửa sai hay không. Đảng và Chính phủ VN đã từng bước sửa sai những việc làm sai lầm của mình trong quá khứ và tiếp tục hoàn chỉnh những dự án luật để phù hợp với tình hình hội nhập quốc tế. Lẽ ra trong lúc này chúng ta nên đóng góp những ý kiến xây dựng nhằm thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển. Đi ra nước ngoài để rồi nói xấu nước mình chẳng khác nào nói xấu người sinh ra mình. Người VN xưa có câu "ngậm máu phun người dơ miệng mình"

Kim Thoa, Stanton, USA

Tôi xin trở lại với diễn đàn một lần nữa để đóng góp ý kiến của tôi về sự kiện các ca sĩ Việt Nam "bỏ tổ quốc" qua Mỹ sống và đã bị nhà nước Việt Nam cấm tất cả các hình thức nghệ thuật và thương mại liên quan đến các ca sĩ này. Tôi không hiểu tại sao một số anh chị trong đây có thể bào chữa cách hành xử của chính quyền Việt Nam về việc cấm đoán lưu hành các Video, CD or DVD có tiếng hát của các ca sĩ bằng cách đưa những lý do hết sức cá nhân về đời sống của các ca sĩ này như vì đồng tiền, vì đua đòi, thực dụng hay vì các mưu đồ chính trị gì đó vv... rất vô lý và không có tính thuyết phục. Chỉ có một số người điển hình như Trần Thủy H. ở Sài Gòn đưa ra một lý do có vẻ hợp lý là Huy MC và Thu Phương có vi phạm luật pháp CHXHCNVN và tôi cũng rất tò mò muốn biết rõ là họ phạm luật nào và phạm như thế nào. Nếu được bạn có thể cho một dẫn chứng cụ thể hơn về luật nào các ca sĩ vi phạm và tòa án nào đã xét xử các việc vi phạm luật pháp này.

Thật tình tôi cũng đã cố tìm trong các bài viết trong nước nhưng họ nói cũng không rõ ràng lắm về các điều luật vi phạm. Hoặc họ không biết hoặc họ không được phép biết rõ ràng để có thể nói cho rõ ràng. Tôi muốn đóng góp điều này để chúng ta có thể nhìn rõ hơn tình trạng mà đa số chúng ta khi thảo luận cũng đã vô tình đưa khuynh hướng chính trị vào mà suy xét các sự kiện không có tính chất chính trị điển hình như sự kiện về các ca sĩ Huy MC, Thu Phương, Bằng Kiều mà chúng ta đang bàn đến. Thật ra nếu nhìn theo tính cách chính trị để mà xét tội thì rất có nhiều người có tội với chính quyền Việt Nam chứ không riêng gì ca sĩ Bằng Kiều, Thu Phương hay Huy MC... Ở hải ngoại khi người ta không đồng ý điều gì đó họ có quyền tổ chức biểu tình để chống đối điều người ta không chấp nhận, đó là lẽ thường tình và hợp hiến pháp trong các nước ở hải ngoại bạn không thể làm gì khác để ngăn cấm họ biểu tình. Bạn có thể không đồng ý với họ bằng cách không đi biểu tình với họ, chứ nếu bạn cứ chỉ trích hoặc chửi bới họ tôi nghĩ điều đó không chấm dứt được việc biểu tình cũng như không ích lợi gì mà lại mất thì giờ của bạn và có thể dẫn đến mất tư cách của bạn nếu bạn nói quá trớn hoặc có thể dính tới pháp luật nếu bạn có hành động quá khích xâm phạm đến người khác.

Tôi nói như vậy hy vọng các bạn hiểu rằng việc biểu tình chống đối các ca sĩ hoàn toàn khác với việc cấm đoán các ca sĩ. Nếu đem việc này ra mà so sánh người Việt hải ngoại với chính quyền Việt Nam trong nước tôi thấy không hợp lý tí nào. Nếu như chúng ta thích tiếng hát của các ca sĩ cứ tự do mà thưởng thức, tự do mua CD, DVD hoặc đi xem các ca sĩ biểu diễn. Các ca sĩ có tài thì không sợ không có khán giả thưởng thức. Riêng với việc của ca sĩ Bằng Kiều, nguyên nhân bắt đầu theo tôi là do các phóng viên trong nước đã phát hành các bài phỏng vấn ca sĩ Bằng Kiều khi anh trở về nước, câu chuyện không biết thực hư như thế nào, nhưng có một điều tôi không hiểu được là chỉ trước đó mấy tháng trong nước còn đưa các bài phỏng vấn của Bằng Kiều lên hệ thống media mà nay thì lại cấm hết tất cả những gì liên quan đến anh cũng do các cơ quan media đưa lên!! Có phải đây là một trò chơi giải trí cho vui giữa người Việt [trong và ngoài nước] với nhau hay không? Thật không hiểu nổi!!

Lê Văn Danh, Bình Định

Tôi nghĩ rằng, các bạn o hải ngoại hay nói về tự do, dân chủ, về văn minh ..., nhưng cách xử sự của các bạn không mang dáng dấp của sự văn minh bởi : - Hay nói năng thiếu văn hóa nhất là khi bàn về chuyện trong nước. - Các bạn rất thiếu thông tin nói chung [kể cả trong nước] nên khi các bạn nói ra làm người khác phải phì cười vì hiểu biết nông cạn [các thông tin thường là của thập niên 80] - Mỗi đất nước, mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng, chính trị, văn hóa riêng, không thể lấy nước Mỹ áp dụng cho các quốc gia khác dược. - Các ca sỹ hoải ngọai về nước hát, chúng ta thấy dấy, có ai phản đối đâu, còn việc có kiểm duyệt hay không thì cũng đúng thôi : không ai lại đưa 1 người khác về nhà mình để họ chửi lại mình cả. - Còn ca sỹ VN hát o nước ngoài, tại sao lại gây chuyện biểu tình, phá rối ... [có lẽ các bạn cho đây là văn minh, nhưng với người Việt Nam thì khác đó]. - Nếu các bạn cho rằng tình hình trong nước là xấu thì tại sao lại sợ các ca sỹ sang đó để tuyên truyền, các bạn đang sống ở xứ sở văn minh mà, ai lại muốn cho cuộc sống khổ hơn chứ ? Tôi xin tạm dừng ở dây !

Hà, Hoa Kỳ

Hôm nay tôi nghe phỏng vấn ca sỹ Bằng Kiều trên trang: //www.radiovncr.com/. Tôi rất thấy vọng về Bằng Kiều. Ở VN, B Kiều PV với báo chí trong nuớc B Kiều trả lời PV với giới truyền thông trong nước Kiều có "dạ, vâng" như trả lời PV với anh NGuỵ Vũ hay không. Và Tôi cũng không hiểu người phỏng vấn là anh Nguỵ Vũ đặt câu hỏi PV hay là dùng lời lẽ để dạy dỗ Bằng Kiều. Quí vị thử nghe và cho nhận xét đúng về Bằng Kiều.

Nguyễn Thu Hương, Westminster

Thu Hương rất thích nhạc trong nước, nhất là nghe các giọng ca có kỹ thuật, tài nghệ như Mỹ Linh, Thanh Lam và gần đây có Mỹ Tâm, Đoan Trang và Hồng Ngọc. Nhớ một lần chia xẻ cảm nghĩ của mình trong một forum tại USA thì bị chụp mũ là CS chạy ra không kịp. Gần đây thì Hội văn nghệ sĩ VN tại Hải ngoại có một cuộc họp để ngăn chặn sự trình diễn của ca sĩ trong nước và muốn họ phân định ranh giới quốc cộng. Thu Hương cũng viết môt bài và bị những người cuồng tín đả đảo dữ dội. Sao văn nghệ sĩ hải ngoại sợ các văn nghệ sĩ trong nước trình diễn tại hải ngoại ?

Vấn đề trước tiên là sợ bể nồi cơm, ca sĩ trong nước được huấn luyện kỹ về thanh nhạc. Họ có phong cách trình diễn đa diện và nhất là ca sĩ trong nước thân mật gần gũi với khán thính giả, hay nói nôm na là họ bình dân và thành thật hơn. Ví dụ như ai cũng nghe tâm sự của Hồng Nhung trên báo chí, đến độ Thu Hương ở hải ngoại cũng biết Hồng Nhung đã một lần ly dị nay đang kiếm được một mối tình mới. Một khán giả hỏi Trần Thu Hà có bị mặc cảm khi không có sắc đẹp, Thu Hà cũng trả lời lịch sự. Đàm Vĩnh Hưng không giấu diếm mình là thợ hớt tóc, Phương Thanh cho biết mình là người nóng tính, hay tiêu pha. Còn ca sĩ hải ngoại, có ai biết Như Quỳnh có chồng chưa ? ông xã Lưu Bích là ai ? vợ của Nguyễn Hưng ? hay vẫn còn độc thân để dễ bề làm ăn ? Nguyễn Cao Kỳ Duyên có chồng và li dị mấy lần ? Cuộc sống của Ý Lan và Khánh Hà ra sao ? Đầy bí mật.

Nói vậy không phải là Thu Hương tò mò, nhưng chỉ để cho bạn thấy là ca sĩ Việt Nam thật thà và giống người thường hơn, nhất là sự xử trí vụng về của Bằng Kiều trong việc giải thích và phất cờ hát quốc ca VNCH để giữ lòng tin của các ca sĩ và hội đoàn hải ngoại. Thật ra khi làm ca sĩ anh không cần phải cùng chí hướng với khán giả. Hương Lan không cần gia nhập đảng cộng sản, Elvis Phương không cần phải đội nón cối khi hát tại Việt Nam. Bằng Kiều, Thu Phương, Huy MC chỉ cần giữ mình là người ca sĩ, đứng ra ngoài ý thức chính trị, không tuyên truyền cho CS và anh cũng không cần chống cộng mạnh mẽ nếu quả thực tâm anh chị không muốn làm như vậy. Ca mẹ anh chị và con cái của anh chị còn kẹt tại quê nhà và anh có tin CS sẽ đối xử bình đẳng, ai làm nấy chịu không ?

Nguyễn Cao Kỳ chửi CS như ăn cơm mà vẫn ung dung về VN thì anh chị cứ làm nhiệm vụ ca sĩ, không tuyên bố bừa bãi, không nịnh bợ Lam Trường hay kêu gọi bà con nhớ quê hương mà bị hải ngoại cho là giống lối tuyên truyền của CS. Bằng Kiều cũng không cần nịnh bợ các ca sĩ hải ngoại, tâng bốc họ hát hay, giọng ca hơn hẳn các ca sĩ trong nước. Họ hát hay hay dở con nít nghe cũng biết. Nói dối với lòng mình chỉ mang thêm sự coi thường của khán thính giả. Chúc các anh chị thành công.

Trần Thủy H., Sài Gòn

Nếu chịu khó theo dõi và thật sự quan tâm đến thời sự nước nhà ắt hẳn đến thời điểm này các bạn đã hiểu rõ được quan điểm và cách hành xử của các cơ quan cấp cao nhất về văn hóa tại VN đối với việc ra đi của Thu Phương và Huy MC. Nếu như vẫn chưa, xin vui lòng click chuột vào một trong các website của các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam để rõ thêm chi tiết. Theo ý kiến của riêng tôi thì quan điểm ấy, cách hành xử ấy là đúng đắn và phù hợp. Ngược lại, giả sử chính sách của nhà nước VN không thông thoáng, không nhân đạo, không dân chủ, Thu Phương và Huy MC có bị trừng phạt hoặc cấm đoán thế nào đó như một số phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải những ngày trước thì âu cũng là chuyện đương nhiên và thường tình, không việc gì phải chê trách hay dèm pha. Vì việc Thu Phương và Huy MC ở lại Mỹ rõ ràng là vi phạm luật pháp của nước CHXHCN Việt Nam, “pháp có quốc pháp, huy có gia huy”, điều này là không thể tranh cãi và không nên tranh cãi.

Bản thân tôi là người rất ngưỡng mộ giọng hát của Thu Phương nên tôi thật sự cảm thấy thất vọng và thấy tiếc nuối trước quyết định của cô ấy. Tuy nhiên, đó là việc của cá nhân Thu Phương, nên thôi cũng chúc cho cô ấy thành công trên con đường đã lựa chọn. Không có Thu Phương khán giả trong nước vẫn còn những ca sĩ tài năng khác nào Thanh Lam, Mỹ Linh, nào Hồng Nhung, Hà Trần, nào Phương Thanh, Mỹ Tâm... Sự ra đi của một vài ca sĩ không vì thế mà làm âm nhạc trong nước dừng lại, không vì thế mà khiến khán thính giả trong nước thiếu vắng tri âm. Thế nên chẳng có việc gì phải bàn phải cãi nữa. Mà hãy nói một chút về những khía cạnh khác mà Ban Việt ngữ đài BBC cũng như một số anh chị quá khích khác [xin lỗi vì tôi không thể tìm ra được từ nào ít thô thiển hơn] thật sự có ý muốn xoáy vào: Nhắc lại trường hợp của Ái Vân, Họa Mi, Thái Châu ...trước đó và Thu Phương, Bằng Kiều, Huy MC mới đây; tôi vẫn không hiểu sao Lê Hải của đài BBC lại đặt ra câu hỏi về sự khác biệt của các trường hợp này ? Chẳng lẽ anh Lê Hải không nhớ rằng Ái Vân, Họa Mi, Thái Châu... ra đi vào thời điểm nào của đất nước? Xin thưa, đó là thời điểm trước cải tổ, trước đổi mới. Và họ ra đi bằng tiền của ai? Xin thưa, là tiền của nhà nước CHXNCNVN. Họ đi với tư cách gi? Xin thưa, là đại diện cho nền văn hóa văn nghệ trong nước phục vụ kiều bào hải ngoại.

Vậy thì, vì sao có sự đối đãi khác nhau trong các trường hợp rời bỏ Tổ Quốc nêu trên, ắt hẳn câu trả lời đã bắt đầu rõ ràng. Nếu vẫn chưa rõ ràng, hãy tự trả lời tiếp vài câu hỏi: Thu Phương, Huy MC, Bằng Kiều đi dưới hình thức nào ? Tiền của ai ? Và vài năm gần đây, tình hình đi du lịch nước ngoài của dân chúng trong nước có phải còn là điều khó khăn và không thể thực hiện được như trước nữa không ?? Riêng các trường hợp ra đi theo diện đoàn tụ của Thành Được, Thái Châu chắc là không việc gì phải đề cập ở đây cả. Trả lời được những câu hỏi trên thì thắc mắc của anh Lê Hải chắc đã bắt đầu được thông tỏ một cách rất rõ ràng rồi.

Tôi thuộc thế hệ trưởng thành trong thời kỳ đất nước đổi mới, gia đình dòng họ tôi người là ngụy quân, kẻ là ngụy quyền, anh chị tôi vất vả với ngưỡng cửa trường đại học vì tờ lý lịch, chúng tôi và nhiều chục triệu dân khác đã có thời ăn bo bo, bắp ngô độn cơm. Nhưng khó khăn rồi cũng qua, phần lớn mọi người cũng chấp nhận những chuyện va vấp của nước nhà ở ngưỡng giao thời. Dù khoảng thời gian đó quá dài, nhưng cũng qua, và bây giờ chúng tôi những người sống trên quê hương mình đã cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại và luôn cố gắng làm việc để cuộc sống đó ngày càng tốt hơn. Các nước lớn khu vực Đông Nam Á tôi đã đi gần hết, các nước khối Cộng Đồng Chung Châu Âu tôi đã đi 1/3, tôi nhận thấy về cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội... Việt Nam còn thua nhiều, nhưng về mặt thanh bình của đời sống, về sự hài lòng của người Việt với cuộc sống, với chính phủ thì cao hơn hẳn. Thế nên tôi cảm thấy rất nực cười khi anh Hùng ở Wesminter đã có lời “chào mừng những nghệ sĩ đã vượt thoát được vòng tay kiểm soát của ĐCSVN”..... , hẳn là hận thù vô lối của thế hệ trước để lại - không được nhìn nhận đánh giá lại bằng sự hiểu biết của tri thức và tính công minh của lương tri- đã làm mờ mắt các chị các anh.

Hãy xem ở trong “vòng tay kiểm soát của ĐCSVN” chúng tôi đã bị cấm đoán những gì, nhé. Nào, không có firewall nào của bất kỳ ISP nào ở VN ngăn chặn website có địa chỉ: // bbc.co.uk/Vietnamese, nơi tự do ngôn luận của các thành phần chống Cộng cả, nếu có thì tôi không thể ngồi đây viết những dòng này rồi. Hãy xem trong “vòng tay kiểm soát của ĐCSVN” đã có tất cả bao nhiêu cơ quan truyền thông ở Việt Nam có website để mang thông tin [cụ thể là vụ án Năm Cam xưa như trái đất, và Lương Quốc Dũng đình đám gần đây] đến với kiều bào trên toàn thế giới nhé, chà, nhiều quá, một người không có trách nhiệm gì trong ngành thống kê như tôi thật không làm thế nào mà đếm nổi. Hãy xem trong “vòng tay kiểm soát của ĐCSVN” Thu Phương và Huy MC đã làm được gì từ nghề ca hát của mình nhé, chà, ngoài 2 đứa con bé bỏng không thuộc phạm trù vật chất, họ để lại VN một ngôi nhà 5 tầng và 1 xe hơi sport mà “lũ trẻ” chúng tôi đứa nào cũng mơ ước.

Xã hội là muôn mặt, cái xấu và cái tốt là hai trong các yếu tố cấu thành nên bản chất của xã hội, nên ở đâu cũng thế thôi, không thể có một xã hội nào chỉ toàn là tốt, và cũng không có một xã hội nào chỉ toàn là xấu. Chế độ hay nhà cầm quyền nào thì cũng vậy thôi, vẫn có cái được cái chưa được, vẫn có chỗ đúng lại vẫn có chỗ sai. Giống như một gia đình vậy, Ba Má không phải lúc nào cũng đúng nhưng đâu phải vì thế mà các con có quyền không kính không yêu, có quyền phỉ nhổ và chà đạp ?? Tôi thành thật xin quí vị - những người ngày đêm gào thét chống Cộng, chống "nhà cầm quyền Việt Nam”, những người vẫn đang mang nặng mặc cảm chế độ cũ – hãy bỏ chút ít thời gian và tiền bạc để về thăm quê hương, ắt hẳn quí vị sẽ ngỡ ngàng, thậm chí là ngượng nghịu với chính bản thân về những suy diển của mình về một chế độ, một xã hội và một cuộc sống đang diễn ra trên đất Việt Nam hôm nay.

Những bất tiện nhỏ nhặt gặp phải trong chuyến đi có thể làm một số không ít những người hành hương về cội nguồn khó chịu, nhưng xin đừng vì thế mà phủ nhận toàn bộ những điều tích cực còn lại. Và một việc nữa, hãy quên những hận thù trong quá khứ đi, đã hơn 1/4 thế kỷ rồi còn gì nữa, vì có nhớ thì quí vị cũng chẳng thể nào làm được gì đâu. Điều này hãy hỏi ông Bush, cam đoan rằng quí vị sẽ hiểu rõ hơn. Không biết có cần phải ghi chú rằng tôi không phải là Đảng viên Đảng CS, tôi cũng không có một chút quan điểm hay xu hướng gì về chính trị, tôi không quan tâm gì đến chủ nghĩa Mác - Lenin tư tưởng Hồ Chí Minh... tôi đi chu du các nước là đi dưới dạng công tác cho một liên doanh và thỉnh thoảng là dưới dạng du lịch bằng tiền lương của mình... vv và vv... không ? Hay chỉ nên đơn giản ghi chú: tôi chỉ là một người trẻ bình thường, có chút học thức - như vô vàn người trẻ khác ở Việt Nam - rất yêu mến cuộc sống đang diễn ra trên quê hương mình ?

Nguyễn Kiều Vinh, Quảng Ngãi

Tôi không trách gì những người đã bỏ tổ quốc để ra đi cả. Họ có nỗi khổ riêng của người ta thôi. Nhưng tôi cảm thấy chế độ cộng sản việc nam thì bất bình thường quá, nghèo thì chê cười còn giàu thì mọi người dòm ngó và nói xấu, nghi ngờ người ta, và làm khó đến đời sống riêng tư của họ. Đa số là vậy không chỉ là trong giới ca sĩ đâu. Hiện tại tôi sống tại Việt Nam, tôi rất là vinh hạnh vì có một cuộc sống ổn định về chính trị nhưng ngược lại tôi rất than phiền về lãnh vực đồng tiền trong các cấp lãnh đạo của nhà nước, một lãnh đạo mà làm những chuyện không thể nói được, như ăn hối lộ, cưỡng hiếp,... nhất trong chuyện về việc ăn lạm dụng quyền chức trong các cấp lãnh đạo. Tôi không nghĩ rằng một xã hội công bằng và giàu đẹp sẽ đi lên từ những chỗ ấy.

Một Người Dân, Hà Nội

Có gì đâu mà phải ầm ỹ thế nhỉ ? Thế là Việt Nam lại bớt được một số kẻ vô tích sự, vài hôm nữa là người ta sẽ quên họ ngay, quan tâm làm gì cho mất thì giờ!

Nguyễn Huy, Tây Ninh

Chào ban Việt ngữ đài BBC. Nếu quí đài liên lạc đươc với Huy MC hoăc Bằng Kiều thi cho tôi đươc hỏi một câu : hiện bây giờ tôi có 2 nguồn tin lí do anh chị đi. Một là: anh chị đi do ở quá lâu bên hải ngoại khi đi lưu diễn và phát ngôn bừa bãi. Hai là: ra đi vì li do chính trị, bất đồng chính trị. Vậy xin anh chị hãy cho biết lí do tại sao? tôi không phải là fan của anh chị nhưng khi biết anh chị gia nhập vào làng ca nhạt hải ngoại thì tôi cũng thấy rất vui. Chúc anh chị thành công trên bước đường biểu diễn mới của mình.

Dennis Lê, Chicago

Tôi rất yêu thích tiếng hát Thu Phương, tôi hy vọng ca sĩ trong hay ngoài nước được đứng cùng môt sân khấu với nhau và không bị phản đối.

Nguyễn Tùng, San Jose

Sao không ai nghĩ là BK, TP hay H-MC đang xài " khổ nhục kế " nhỉ? Họ có thể là Spy của VN cũng không chừng ?!

Tô Ân, Hà Nội

Giữ người ở lại chứ không giữ người đi. Quả thực mà nói, tài năng của cả 3 đều chưa bằng ai, lại càng không thể so với Ái Vân ngày trước. Cuộc đời không có nỗi buồn thì sao thấy niềm vui. Nếu giả định rằng, mấy vị đó muốn thoát khỏi sức ép của cấp trên, thì lại sẽ phải chịu chịu sự chi phối của đồng tiền. Làm sao sống cho có tâm với cuộc đời mới khó, chứ đừng đòi hỏi cuộc đời phải là chùm khế ngọt.

Nguyễn Hận

Tôi cho rằng đây thể hiện sự sợ hãi và bất lực của Cộng Sản Việt Nam. Giới lãnh đạo văn hóa được chỉ thị rằng không thể để cho ca sĩ được nhiều người mến mộ như thế chạy sang Mỹ !!! Thử hỏi có bao nhiêu ca sĩ Bắc vào SG lập nghiệp ? Có bao nhiêu nghệ sĩ Âu, Mỹ Latinh, Phi... đến Mỹ. Họ sẽ đến những nơi nào cho họ phát huy được tài năng, và kiếm được nguồn sống cao nhất, bởi cũng là người cả thôi.

Kiên, Kyodo

Tôi cũng không đồng ý với việc cấm biểu diễn, lưu hành băng đĩa của nhà nước Việt Nam đối với các ca sĩ này. Đối với anh Bằng Kiều, anh Huy MC, chị Thu Phương, tôi chúc các anh chị không phải hối tiếc. Ở trong nước, các anh chị đã là các ngôi sao và có đông đảo người hâm mộ, trong đó có tôi. Cái không khí thù hận méo mó của một số kiều bào nước ngoài chắc còn khó thở hơn các nguyên tắc cứng nhắc của nhà nước Việt Nam.

Kắc Kớ, Việt Nam

Vợ chồng Thu Phương, Bằng Kiều ra nước ngoài ca hát chẳng có gì mà ầm ỹ lên theo cái kiểu của bộ VHTT. Nói chung cũng chẳng nghệ thuật gì, hay chính trị gì ráo, nơi nào đất lành chim đậu, dễ sống cho đời họ, có tiền đồ cho con cháu họ, và những người thân của họ trong nước cũng hưởng phần nào trong 2,6 tỉ hàng năm từ những người như họ gửi về, nếu có chuyện đáng nói là ngày nào những người VN tiêu không hết tiền gửi cho con cháu đang định cư ở nước ngoài kia, chứ không phải trường hợp của các cụ gửi cho mấy cậu quí tử đi du học cái cách ăn chơi của xứ người.

Minh, Tokyo

Xin chào các bạn. Tôi đang sống tại Nhật. Tôi ủng hộ nhà nước Việt Nam. BBC, với một diễn đàn mang không khí chính trị như thế này, tôi không có gì để nói nhiều hơn là tôi ủng hộ nhà nước Việt Nam. Ở đâu mà chẳng có cái tốt cái xấu, cái nào nhiều hơn cái nào và chiều hướng phát triển cúa cái nào chiếm ưu thế thôi. Việt Nam đang phát triển. Các bạn việt Kiều hay chống đối, xin đóng góp, đừng đập đổ. Chúc anh chị Thu Phương, Bằng Kiều, Huy MC thành công trên đất Mỹ. Các anh chị ra đi chắc vì có điều gì bất mãn ở trong nước. Chuyện bất mãn về xã hội mà mình đang sống thì ở đâu mà chẳng có. Nhưng vì việc đó mà kết luận nhà nước VN thế này thế nọ thì chắc chỉ có trên BBC là hăng hái nhất, hì hì. Chúc diễn đàn vui vẻ.

Nguyễn Quốc Bảo, Anchorage, Hoa Kỳ

Tôi rất ngạc nhiên khi biết các ca sĩ trẻ từ Việt Nam đã bị nhà nước XHCN Việt Nam gạch tên trên thị trường ca nhạc trong nước. Chuyện đó giống như ông Bush tuyên bố "are you with us or you arr not with us". Xin hãy để cho những người nghệ sĩ tự do đi. Dù sao tại Hoa Kỳ cũng có nhiều bơ và sữa.

Peter Lâm

Đọc qua các bản tin về việc ngăn chận và hô hào tẩy chay sự xuất hiện và trình diễn của ca sĩ Bằng Kiều và MC Kỳ Duyên trong tháng 2/04 ở Washington DC, kế đến là một lượt 3 Ca sĩ bị cấm trình diễn, phát hành băng đĩa tại VN, tôi có những suy nghĩ thô thiển như sau. Vết thương hằn sâu của Mẹ Việt Nam day dứt từ khi tàn cuộc chiến đến nay vẫn chưa lành hẳn, mà còn có cơ nguy trầm trọng hơn.Một số người vẫn cố tâm mang những tỳ vết vẫn đục của các thế hệ trước đây ở cả hai bên Quốc - Cộng mà gieo mầm, gán ghép cho các hậu duệ không có dính dấp gì tới việc làm của cha anh. Các thế hệ đi sau cần sự an bình và có quyền hưởng được các phúc lợi mọi mặt trong cuộc sống. Ngoài tri thức giáo dục, phưõng tiện vật chất, thì Văn hóa văn nghệ trong sáng vô tý, không bị kiễm duyệt cấm đoán hay tẩy chay dựa vào các quan điễm lỗi thời và hận thù quá khứ cũng thật cần thiết.

Tôi có dịp thưởng thức các ca sĩ từ VN sang trình diễn, chưa một lần nào nghe các bạn ấy hát hò ca ngợi CS cả, hoặc châm chọc chỉ trích Cộng đồng người Việt ở nước ngoài, vốn có sẵn nhiều hạn chế. Với chất giọng mạnh mẽ tưõi mát, những bản tình ca mượt mà, cũng như dân ca mộc mạc tô đậm thêm nét đẹp của đất nuớc và con người VN, họ đã mang đến một luồng gió mới cho sinh hoạt văn hóa hải ngoại, đang có chiều hướng đi xuống gần đây. Thưa các bậc Trưởng thượng, như thế thì chúng ta có nên tẩy chay hay không ?..Có còn cần thiết phải làm đơn, viết lý lịch và được sự giới thiệu của các Đảng Ủy ở nước ngoài, tiếp đó chờ đợi để được phép trở lại quê hương chỉ để "Hát cho Đồng bào tôi nghe" như các ca sĩ hải ngoại hiện nay không?...

Vì bất đồng với việc làm của người Cha mà gây áp lực [ăn hiếp] người con... một việc mà những bậc chính nhân Quân tử không bao giờ nghĩ tới...chứ đừng nói là hành động. Cô Kỳ Duyên là một bông hoa xinh xắn, với tài năng của mình đã trở thành nhân vật thân quen, yêu mến của mọi giới mọi lứa tuổi trong cộng đồng, và cũng có thể là của cả khán giả đồng bào trong nước. Hãy trung thực với lòng mình khi đối diện với sự thật. Cô Kỳ Duyên xứng đáng dược đối xử thân thiện hơn như thế. Quảng đại vị tha là đặc tính lâu đời của người Việt, gác qua những khúc mắc của giáo điều, xóa dần đi những dị biệt trong quá khứ... đó là góp phần xoa dịu nỗi đau của Mẹ Việt Nam hôm nay.

Jacqueline Trịnh, Québec, Canada

Tại sao Nhà Nước CSVN không cấm phát thanh, truyền hình lẫn băng dĩa ngay khi BK, HuyMC và Thu Phương sang Mỹ trình diễn mà đợi tới khi có sự phẫn nộ chống đối của toàn dân VN ở hải ngoại ? Phải chăng đây là trò bịp, lừa đảo để cộng đồng người Việt dễ dàng chấp nhận người của CSVN gài vào làng văn nghệ của ta để phá hoại tình đoàn kết và tinh thần chống cộng ?

Mai Lan, Hà Nội

Ai sống ở đất nước nào và có nền văn hoá như thế nào thì người ta sẽ có mọi sự nhìn nhận và đánh giá riêng của họ về mọi vấn đề. Gửi những người nói tiếng Việt [hay là dù không biết nói tiếng Việt nhưng cha mẹ, ông bà đã từng sinh ra ở Việt Nam]: nếu các bạn không sống trên đất nước thân yêu của chúng tôi thì sao các bạn có thể hiểu được những giá trị của cuộc sống mà chúng tôi vẫn gìn giữ, coi trọng và tôn vinh? Chuyện ca sĩ rời bỏ đất nước để ra nước ngoài lập nghiệp là chuyện xưa như Diễm rồi, tôi thì chả thấy có gì phải ủng hộ hay phản đối cả. Chuyện họ có còn được cảm tình của những khán giả trong nước hay không thì cũng không bị ảnh hưởng gì đến chuyện họ ở hay ra đi. Nhưng chỉ có một điều đó là nếu như họ đã bị lôi kéo bởi những mưu đồ chính trị để phản bội lại đất nước thì họ xứng đáng bị loại bỏ khỏi đời sống văn hoá, chính trị của đất nước để làm lành mạnh môi trường văn hoá của đất nước chúng tôi.

Không có họ thì chúng tôi còn rất nhiều, rất nhiều những ca sĩ tài năng nữa kia mà. Huy MC, Thu Phuong hay Bằng Kiều chỉ là những con người bình thường thôi, thật không đáng để chúng ta bàn luận và suy diễn nhiều như vậy. Tôi: một con người bình thường, sống một cuộc sống bình thường trên quê hương thân yêu của mình và tôi thấy rằng mình thật hạnh phúc vì tôi có một tổ quốc để thương yêu. Thật tội nghiệp cho những ai - họ phải chối bỏ đất nước của mình để trở thành công dân của một nước khác. Họ sẽ được chấp nhận để trở thành 1 phần của cái nền văn hoá mới ấy chăng?

Lê Sơn, Boston, Hoa Kỳ

Tôi xin có ý kiến với bạn Trần Lojza, CH Czech rằng đừng có nên có ý kiến cực đoan với các ca sĩ như vậy. Họ sống ở đâu là quyền của họ, họ thích hát ở đâu là quyền của họ. Họ thích quốc tịch nào là quyền của họ. Những chuyện riêng tư đó là quyền tự do cơ bản của con người. Và cũng xin những người ở đây đừng bao giờ dùng 2 chữ trồng người, con người không do ai trồng ra cả. Các ca sĩ họ thành danh là họ được may mắn cộng thêm chất giọng trời cho. Thầy cô, chính quyền hoặc khán giả không có tạo ra được những điều đó. Tại sao người việt nam lại rất ư là nhiều chuyện xăm xoi chuyện đời tư của người khác chỉ vì họ có những cái mình không có? Tôi muốn nói lên đây để lấy lại công bằng cho những ca sĩ này.

Vũ, Melbourne, Australia

Tôi nghĩ rằng Huy MC, Thu Phương chỉ là những người tầm trú [asylum seekers]. Những người này vốn là những con cưng của chế độ Hà-nội, bởi họ là những công cụ "trên mặt trận tư tưởng - văn hoá" của Hà-nội. Tôi nghi ngờ sự vượt thoát của họ là do những nguyên cớ về chính trị hoặc lương tâm. Ngược lại, tôi tin là chế độ Hà-nội "dàn cảnh" những cái như là khai trừ, cấm đoán... ra cái chuyện là những người anh em kia cũng đang bị đối xử tệ bạc... Nhận cho những người anh em đó vào đất Mỹ hay không, tùy ở giới chức di trú Mỹ. Nhưng, tưởng cũng nên nhắc rằng, với những người tầm trú từ Iran, Iraq và,mới gần đây, hơn 50 thuyền nhân Viet Nam đến Australia đang bị cầm giữ trong những detention center và chờ bị tống xuất, thì những người! tầm trú như Huy MC, Thu Phương quả là đã khéo chọn nơi để "hạ cánh an toàn".

Nguyễn Hùng, Brusels, Belgium

Việc Thu Phương, Bằng Kiều ra nước ngoài định cư, lập nghiệp, lẽ ra cũng chẳng có gì để mà tranh luận ì xèo. Nhưng mà các vị ca sĩ ấy ra đi như thế nào thì nên làm cho rõ. Một người xuất cảnh, định cư ở nước ngoài, được chính quyền cho phép thì được xem là xuất cảnh hợp pháp. Còn việc Thu Phương, Bằng Kiều đi biểu diễn rồi tìm cách ở lại, không về nước, đơn phương phá hoại hợp đồng [còn hiệu lực] với Nhà hát Tuổi Trẻ, ở khắp nơi trên thế giới người ta gọi đó là bất hợp pháp. Mà đã bất hợp pháp thì phải xử lý. Luật pháp nước nào chẳng thế. Bà Phạm Diễm Châu có biết thủ tục xin visa vào Mỹ không? Người xin vào Mỹ phải nói rõ mục đích đi Mỹ để làm gì, ai mời, nếu sang Mỹ để hát thì ai tổ chức chương trình. Thu Phương, Bằng Kiều muốn sang Mỹ hát thì phải được cơ quan đại diện của chính quyền Mỹ cho phép mới được sang. Không có chuyện xin sang Mỹ thăm thân rồi tranh thủ lên sân khấu hát kiếm tiền đâu ạ. Làm gì có chuyện "Ở hải ngoại, ca sĩ ra ngoài hát thì chỉ cần đồng bào chấp nhận là đủ".

Mà đồng bào mình ở hải ngoại cũng tức cười lắm kìa. Chắc bà Diễm Châu và bà Ngô Kim Thoa chưa biết chuyện Nguyễn Cao Kỳ Duyên bị chính đồng bào hải ngoại của mình gây rắc rối vì tội dám ủng hộ ông Nguyễn Cao Kỳ về thăm Việt Nam. Về nước, cô Kỳ Duyên muốn đi đâu thì đi, muốn thăm ai thì thăm. Quay lại xứ văn minh có mấy bữa thì lại gặp rắc rối. Sống ở xứ "dân chủ" mà sao không dân chủ chút nào vậy. Làm gì có chuyện "Ở hải ngoại, các ca sĩ trẻ Việt Nam không cần phải sợ bị mất khả năng phát triển nghệ thuật chỉ vì "bị chống đối" như bà Kim Thoa phát biểu. Bà Diễm Châu kể chuyện đem báo về Việt Nam phải để lại trên máy bay, sợ Bộ Văn hóa kiểm duyệt chứng tỏ bà có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Tôi về nước nhiều lần, không chỉ mang báo theo đọc mà còn mang cả sách, đĩa ... Việc kiểm tra hành lý tại các sân bay, nhất là trong thời kỳ chống khủng bố như hiện nay, nên xem là chuyện bình thường. Tôi vào châu Âu có khi còn bị khám kỹ hơn là về nước. Còn trong nước bấy giờ muốn xem BBC hay CNN qua truyền hình kỹ thuật số mặt đất hoặc truyền hình cáp lúc nào không được. Việc gì phải đi kiểm duyệt mấy tờ báo phát hành hàng ngày ở Canada cho mất công.

Nếu bà đem tài liệu chống chính quyền về nước thì họ bắt là phải rồi, kêu gì nữa. Bà có gan thì đem tài liệu chống chính phủ Canada về Ontario đi. Cảnh sát Canada mà tìm ra, nhẹ thì họ ghi tên bà vào sổ đen, mà nặng thì e lãnh án cũng không chừng. Ông Hùng [Westminster] chắc cũng vì thâm thù cộng sản quá mà quên rằng ở bên này, ca sĩ hải ngoại cũng thích làm chính trị lắm đó. Duy Khánh mặc đồ rằn ri hát "tôi thường đi đó đây" thì có chính trị không? Quay lại chuyện Thu Phương với Bằng Kiều, bây giờ tôi nghĩ trong nước mới chỉ xử lý chuyện phá hợp đồng, bỏ đi nước ngoài bất hợp pháp. Còn nếu hai ca sĩ này lên tiếng, phát biểu chống VN, thì đừng nói chính quyền mà dân trong nước cũng thân tặng họ hai chữ "phản quốc" rồi. Quý vị nghĩ gì về những người được đào tạo trong nước, được Nhà hát tạo điều kiện, được công chúng trong nước nâng đỡ, giờ có được chút tiếng tăm thì "ra đi không trở lại".

Trần Lojza, CH Czech

Quyết định xử lý của bộ VHTT VN là việc cần thiết mặc dù cực đoan. Môi trường văn hóa nghệ thuật tại VN hiện nay đang "lâm bệnh nặng", chỉ còn một tí "nghệ thuật" chứ "văn hóa" thì đang bị "ung thu". Bằng Kiều, Thu Phương, Huy MC và khá nhiều ca sĩ trẻ ở VN hiện nay là biểu tượng cho căn bệnh này, lối sống đua đòi, thực dụng. Khán giả VN buồn nhưng không tiếc, có lẽ thương cho họ hơn là giận họ. Đây là hậu quả tất yếu của nền giáo dục "trồng người" hiện nay ở VN, những người không có nhân bản, rồi họ cũng sẽ bị chính những người ở hải ngoại đào thải. Người Việt trong hay ngoài nước đều quý trọng tài năng và đầy lòng nhân ái, nhưng đều không chấp nhận lối sống thực dụng.

Lê Việt, Houston

Kính gửi Ban Biên Tập Đài BBC. Tôi là một trong những thính giả thường xuyên của quý đài. Mới đây, tôi được đọc một bản tin của nhà cầm quyền ở Việt Nam loan tin về việc cấm hát và thu hồi các sản phẩm âm nhạc đối với 3 ca sỹ: Thu Phương, Huy MC, Bằng Kiều vì lý do họ quyết định sang Mỹ để có thêm cơ hội và mở rộng thị trường âm nhạc. Tôi thấy nhà cầm quyền Việt Nam không nên có những hành động thiếu suy nghĩ như vậy vì việc này sẽ tiếp tục tạo thêm một hình ảnh xấu cho nhà cầm quyền Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Tôi thiết nghĩ, việc 3 ca sỹ này quyết định ở lại Mỹ là chuyện riêng cá nhân của họ và cũng là quyền tự do căn bản của họ. Nhà cầm quyền Việt Nam không nên can thiệp vào cũng như không nên có những áp lực quá mức lên tự do cá nhân của các nghệ sỹ, là những người cần có nhiều tự do sáng tạo trong nghệ thuật để có thể phục vụ tốt các khán giả lẫn trong và ngoài nước. Việc cấm đoán hay thu hồi những sản phẩm có chất lượng nghệ thuật của những nghệ sỹ này sẽ tạo ra những tâm lý bất mãn trong giới thưởng ngoạn nghệ thuật trong nước cũng như ngoài nước. Tôi rất mong quý đài lên tiếng ủng hộ những người nghệ sỹ như Thu Phương, Huy MC và Bằng Kiều để góp sức tạo ra một thế hệ nghệ sỹ trẻ đầy tài năng cho nền văn hoá của chúng ta.

Ngô Kim Thoa, Stanton, USA

Những gì thuộc về nghệ thuật có bị cấm đoán trong nước hay bị chống đối ở hải ngoại cũng chẳng mất được tính chất nghệ thuật của chúng. Có một điều khác nhau là sự cấm đoán trong nước có nghĩa là những người trong nước sẽ không còn được thưởng thức những tiếng hát đó nữa còn ở hải ngoại thì ai cấm đoán được người khác thưởng thức? Người Việt hải ngoại vẫn lời hơn người Việt trong nước. Ở hải ngoại, nếu như các ca sĩ trẻ Việt Nam thật sự có tài thì không cần phải sợ bị mất khả năng phát triển nghệ thuật chỉ vì "bị chống đối". Nếu các anh chị ca sĩ, diễn viên trong nước mà ra hải ngoại nhiều nữa thì tôi sẽ được thưởng thức nhiều hơn các chương trình của các anh chị mà không cần phải tìm mua CD hoặc DVD của các anh chị ở trong nước để nghe và coi.

Về phần ca nhạc sĩ bị chính quyền trong nước cấm đoán thì thật rất đámg tiếc cho những người thưởng thức ở trong nước, [vậy mà cũng có anh Thái Long ở Quảng Trị hoan nghênh việc này, thật không sao hiểu nổi! không biết anh có hiểu được kết quả của việc "tạm đình chỉ hoạt động ca hát" của ca sĩ cũng sẽ ảnh hưởng tới anh một phần nào đó không ? tại sao anh lại có thể vui mừng mà hoan nghênh ?!] Nhưng dù sao trong nước cũng có rất nhiều người, không có người này thì cũng có người khác, trong khi ở hải ngoại người Việt rất ít và rất cần những tài năng mới. Chính trị nếu áp dụng không đúng sẽ kìm hãm sự phát triển của con người. Việt Nam [trong và ngoài] là một trong những dân tộc đang đứng trong tình trạng đó. Hiểu ra được nguyên nhân nhưng ai sẽ làm kẻ thực hành dể thay đổi tình trạng này?

Phạm Diễm Châu, Ontario, Canada

Cái gọi là giao lưu văn hóa phải gọi là hai chiều thì mới có giá trị. Ở hải ngoại, ca sĩ ra ngoài hát thì chỉ cần đồng bào chấp nhận là đủ, trong khi ca sĩ hải ngoại về thì phải có phép nhà nước mới được nhân dân nghe. Một thí dụ nhỏ thôi, nếu quí vị đi về Việt Nam có mang báo theo đọc, thì trước khi xuống máy bay là thấy ai cũng để lại, nếu mang xuống là bị xét duyệt bởi bộ văn hóa thông tin rồi mới được lấy về, và phải trả lệ phí kiểm duyệt. Nếu báo có mang tính chất phê phán nhà nước thì coi là phản động, sẽ bị rắc rối, có khi còn đi tù, vì sẽ nói là anh chị vẫn còn là Việt Nam. Cho nên quí vị chẳng nên tranh luận nhiều để có cớ cho BBC đưa tin tầm phào.

Tôn Thất Mai, Copenhagen

Ca sĩ hay nghệ sĩ cũng như một công dân bình thường, họ muốn sống và sinh việc ở đâu là quyền tự do theo luật định của họ. Cấm đoán tác phẩm của họ bởi chính quyền trong nuớc hay chụp mũ này nọ của những ông bà chống Cộng chết bỏ ở hải ngoại là những việc không được lành mạnh, không mang tính thuyết phục quần chúng.

Nguyễn Thế Hùng, Sacramento, USA

Theo tôi chúng ta hãy để các ca sĩ làm nhiệm vụ “đời ca hát ngày tháng cho người mua vui “. Tại sao chúng ta phải lôi kéo các nghệ sĩ vào mục tiêu chính trị, thật là phi lý và bất công. Việc Bộ Thông tin Văn hoá VN cấm các ca sĩ Huy MC, Thu Phương, Bằng Kiều được biểu diễn tại VN là một việc làm quá đáng và không có lợi về mặt tình cảm cũng như chính trị. Ai cũng biết là ca sĩ Bằng Kiều đứng giữa hai lằn đạn, sau khi bài báo Kiêu Bằng Kiều được đăng trên Internet. Tôi hoàn toàn phản đối chuyện “ai đó“ bắt ca sĩ Bằng Kiều phải cầm cờ và hát quốc ca VNCH để chứng minh là về phe quốc gia. Khán thính giả mới là những quan toà công bình và đúng đắn nhất. Ca sĩ nào hát hay, họ sẽ mua vé đi xem. Ca sĩ nào hát dở họ chả thèm nghe. Cần gì phải biểu tình hay phản đối.

Phan Trung Ngôn, tp.HCM

Những chuyện rất ư là tào lao như vầy mà BBC cũng đưa lên mạng ư ? Tôi nghĩ BBC nên làm chuyện gì có ý nghĩa lớn lao và có giá trị hơn ba cái chuyện ca sĩ cũ mèm cũ rách này.

Không Tên, Hà Nội

Tại sao lại có cuộc ra đi này ? Nếu anh chị đã suy nghĩ kỹ thì tôi ủng hộ.

Thái Long, Quảng Trị

Kính thưa Ban Tiếng Việt, Sáng nay đọc Báo Tuổi Trẻ thấy tin “ Tạm đình chỉ hoạt động ca hát trong nước của Thu Phương- Huy MC và Bằng Kiều...” thì tất cả những bà con lối xóm của tôi có mặt bên bàn cà phê buổi sáng đều hoan nghênh. Thực ra các ca sĩ đó hiện giờ đã ở Mỹ nên nhà nước ra thông báo này cũng hơi bị chậm. Theo bà con thì lẽ ra nên có thông báo từ sớm hơn kia. Riêng tôi thấy một số ca sĩ trong nước vì một lý do gia đinh nào đó phải định cư ở hải ngoại, rồi sau đó nếu có tham gia vào việc ca hát ở hải ngoại, lấy nghề nghiệp của mình giúp vui cộng đồng v.v.. thì cũng bình thường thôi. Chỉ thấy quái đản khi những người có đầu óc méo mó lệch lạc trong giới “chính trị gia salon đội lốt văn nghệ sĩ hải ngoại” là chuyên gây phiền phức cho mọi người mà thôi.

Quang Tiến, Hà Nội

Ái Vân có một giọng ca thanh trong cùng vẻ đẹp rất nhẹ nhàng. Tôi ngưỡng mộ chị khi còn là học sinh và mỗi khi nghe chị hát bài Triệu bông hồng hay Hương Tràm tôi như thấy yêu đời hơn, thấy tự hào về người VN mình hơn. Từ khi chị thoát ra hải ngoại thì tôi chẳng còn được thấy truyền hình phát lại các bài hát trên của chị nữa, chính trị đã làm tổn hại đến nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của tôi. Trong các nghị quyết Đảng có nhấn mạnh nghệ thuật phải phục vụ đấu tranh cách mạng, tuyên truyền đường lối và chính sách của Đảng lên quần chúng, văn hoá nghệ thuật là vũ khí... Vì vậy những người làm nghệ thuật trong nước muốn nổi danh qua “hệ thống” lăng xê của Nhà nước dù muốn hay không vẫn phải mặc nhiên làm chính trị hoặc chịu ảnh hưởng chính trị. Tôi góp thêm ý với bạn Hoàng là không chỉ “tội nghiệp cho các ca sĩ tài danh” mà còn tội nghiệp cho cả đông đảo người thưởng thức nghệ thuật nữa.

Khán Giả

Chúng ta chỉ cần nghe ca sĩ hát thôi chứ đừng có quan tâm đến quan điểm chính trị của họ vì thật ra nhiều người trong số họ thậm chí còn chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, khả năng tư duy nhận thức rất yếu kém... Giá như có một người VN nào được giải thưởng Nobel lên tiếng về quan điểm chính trị của mình thì lại là một chuyện khác... Còn nếu nói về chính trị thì đối với cá nhân tôi nhiều bài hát yêu nước của cộng sản thật là tuyệt vời. Các quý vị ở hải ngoại chắc là ghét tôi lắm phải không ? Nhưng mà tôi thích đấy.

Hùng, Westminster, USA

Trong khi cả thế giới bước sang thế kỷ 21 và thật là nực cười ở VN ta khi những người làm nghệ thuật bi khai trừ bởi những người giáo điều, đặc sệt tư tưởng Mác-Lê như trong thời kỳ kháng chiến của cái gọi là Bộ Văn Hóa ở HN. Xin chào mừng những nghệ sĩ đã vượt thoát được vòng tay kiểm soát của ĐCSVN.

Kim, Yorba Linda, USA

Các ca sĩ được ủng hộ hay bị phản đối ở hải ngoại là chuyện bình thường của một xã hội dân chủ. Tôi đã thấy các ca sĩ dù bị phản đối nhưng vẫn có đông người đến nghe nếu hát hay. Thế nhưng nếu cho rằng những ý kiến phản đối là “chưa đến mức đấu tố”, một cách ám chỉ không được khéo léo lắm, thì tôi nghĩ các anh chị BBC nên xem xét lại cách đưa tin của mình. Việc so sánh giữa cả một guồng máy chính quyền, và toàn bộ những phương tiện truyền thông trong nước, lên án các ca sĩ và cấm phát trên sóng phát thanh, sóng truyền hình lẫn băng đĩa, hoặc đuổi ra khỏi quê hương, với những ý kiến phản đối của vài cá nhân ở hải ngoại là một so sánh hoàn toàn không cân xứng và dễ gây ngộ nhận cho các thính giả. Chuyện Ái Vân bị gọi là Bí Thư Chi Bộ thì cũng chẳng có gì lạ cả. Các ông lãnh tụ ở Hải Ngoại vẫn thường tố nhau là Cộng Sản. Chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới cả!

Thúy, Westminster

Welcome Thu Phuong & Huy MC to USA. Smart move. Chúc mừng !!!

Vũ Thắng, Hà Nội

Tại sao mọi người phải vì một giọng ca ngang ngang chủ yếu được mời hát là nhờ vợ để nói đến những chuyện chính trị nhỉ ? Thật không hiểu nổi.

Hoàng, Perth, Australia

Trước tiên, tôi thành thật cám ơn BBC Vietnamese đã cho tôi được dịp đưa ý kiến cá nhân lên mạng. BBC có hỏi " có đúng là nghệ thuật thường được người Việt Nam liên kết với chính trị hay không?". Ái vân bị nghi là đặc công Cộng sản hay bí thư chi bộ, cũng có thể hoặc không có thể ? Thời trước 75, người nữ kịch sĩ, tài ba lỗi lạc trên sân khấu kịch nói, trong màn ảnh nhỏ TV, màn ảnh lớn..vv.. Cô được hàng triệu khán giả miền nam VN thương mến, coi trọng cô như "Ðệ nhất kỳ bảo" của làng văn nghệ Miền Nam. Nhưng sau ngày mất miền Nam, bộ mặt thật của cô lộ ra là "đặc công nghệ thuật", Nữ kịch sĩ Kim Cương. Thì bây giờ, cũng có KC như vậy là chuyện thường. Ðây là đòn phá rối tận sào huyệt của CSVN không nước nào bằng. Lợi dụng lòng tin nghệ thuật quần chúng, cài người vào "quậy" sẽ còn mãi mãi. Chỉ tội nghiệp cho các ca sĩ tài danh mà thôi.

Nguyễn Phát Tiến, tp.HCM

Mừng anh chị Huy MC - Thu Phương sang Hoa Kỳ. Tôi cho rằng những giọng ca vàng của anh chị sẽ đóng góp thêm phần văn hóa đặc sắc tại Hải ngoại

Video liên quan

Chủ Đề