Các bước đánh giá đất đai theo fao

Thấy rõ được tầm quan trọng của công tác đánh giá, phân hạng đất đai là cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất, tổ chức FAO đã tập hợp các nhà khoa học đất và các chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kết quả và kinh nghiệm đánh giá đất đai của các nước, xây dựng nên tài liệu “Đề cương đánh giá đất đai” [FAO, 1976].

Đề cương cũng đưa ra những nguyên tắc đánh giá đất sau:

- Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá, phân hạng cho các loại sử dụng đất cụ thể.

- Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại đất khác nhau.

- Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp.

- Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng. - Khả năng thích nghi phải đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững. - Đánh giá đất có liên quan tới so sánh với nhiều loại sử dụng đất.

Đề cương đã giới thiệu 3 mức độ so sánh: sơ lược, bán chi tiết và chi tiết; hai phương pháp đánh giá: Phương pháp hai bước và phương pháp song song để tùy theo điều kiện tự nhiên mà vận dụng.

Với 6 nguyên tắc cơ bản nêu trên, đánh giá đất đai sẽ cung cấp cho việc quy hoạch sử dụng đất những phương án về sử dụng tài nguyên đất đai, và trong mỗi phương án là những thông tin về năng suất - mức đầu tư [chi phí, lợi nhuận] - cách quản trị đất đai - nhu cầu về cải thiện cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng của sử dụng đất đối với môi trường [trong và ngoài nơi nghiên cứu]. Nguyên tắc đánh giá đất theo FAO là đánh giá đất phải gắn với loại sử dụng

đất xác định, có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết. Đánh giá đất liên quan chặt chẽ với các yếu tố môi trường tự nhiên của đất với các điều kiện kinh tế - xã hội [Đào Châu Thu, 2013].

Phương pháp đánh giá đất của FAO chính là đánh giá độ thích hợp đất đai. Thực chất của phương pháp là dựa trên sự so sánh, đối chiếu mức độ thích hợp giữa yêu cầu của một loại hình sử dụng đất nào đó hay một cây trồng nhất định với đặc tính vốn có của đơn vị bản đồ đất đai, gắn với việc phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất để lựa chọn phương án sử dụng đất tốt nhất. Vì vậy, đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường là một trong các bước chính của đánh giá đất theo FAO.

Như vậy, phương pháp đánh giá đất thích hợp của FAO đã đề cập đến các chỉ tiêu các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan đến khả năng sử dụng đất và khả năng sinh lợi nhuận của chúng. Đây là những thông tin rất có ý nghĩa đối với việc xác định và lập kế hoạch sử dụng đất.

Dựa trên cơ sở của các tài liệu: Cẩm nang phân hạng đất đai đa mục tiêu của Mahler, Iran, 1970; Đánh giá đất đai cho qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp của Beek và Bennema, 1972; Đánh gia đất đai cho đất nông thôn của Brinkman và Smyth [1973], các nhà khoa học của FAO [1976] đã xây dựng nên một hệ thống khả năng phân hạng thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai khác nhau. Đây là hệ thống bao gồm các nguyên tắc và quan điểm trên cơ sở đánh giá thích nghi cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương.

Mục đích

Mục đích của việc xây dựng hệ thống đánh giá đất đai FAO là:

  • Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và qui trình đánh giá đất đai cho sử dụng đất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; hay cho lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên.
  • Có khả năng áp dụng được cho toàn cầu cũng như xuống đến cấp địa phương của cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển.
  • Cho được một cái nhìn tổng quát về những đặc tính tự nhiên của đất đai, những chiều hướng về kinh tế xã hội, và sự thay đổi môi trường, cũng như các biện pháp kỷ thuật đang áp dụng của đất đai và sử dụng đất đai. Từ đó cung cấp những thông tin cần thiết cho qui hoạch sử dụng đất đai.
  • Hệ thống này được sử dụng như là nền tảng để đánh giá các hệ thống đánh giá đất đai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả.
  • Với hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ thống đánh giá đất đai mới riêng cho các vùng chuyên biệt.
  • Hệ thống này đã và đang được áp dụng rộng rãi cho các nước trên thế giới.

Qui trình đánh giá đất đai

Qui trình đánh gia đất đai được mô tả và tiến hành qua các bước sau:

  • Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai dựa trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát các nguồn tài nguyên đất đai như: khí hậu, địa hình, đất, nước, thực vật, nước ngầm. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai sẽ có những đặc tính đất đai riêng và khác so với những đơn vị bản đồ đất đai lân cận.
  • Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phải phù hợp và liên quan đến mục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng bới các nhà qui hoạch cũng như phải phù hợp với những điều kiện về kinh tế xã hội và tự nhiên môi trường trong khu vực đang thực hiện.
  • Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất lượng đất đai mà những chất lượng đất đai này có ảnh hưởng trực tiêp đến các kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc.
  • Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc, hay gọi là yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở của các chất lượng đất đai.
  • Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai được diễn tả dưới dạng yếu tố chẩn đoán. Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích nghi đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đai.

Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những yêu cầu về quản trị vả bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai. Do đó trong việc thực hiện cần phối hợp đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất, cây trồng, hệ thống canh tác, cũng như các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế và xã hội. Tùy theo từng vùng và mục đích đánh giá qui hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng khác nhau mà thành phần các nhà khoa học tham gia cũng thay đổi.

Các bước thực hiện trong qui trình đánh gia đất đai được trình bày một cách hệ thống trong sơ đồ của Hình 1.1.

Nguyên lý của đánh giá đất đai.

Nguyên lý 1: Khả năng thích nghi đất đai phải được đánh giá và phân hạng cho một loại sử dụng chuyên biệt.

Nguyên lý 2: Đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận có được và mức đầu tư cần thiết cho từng kiểu sử dụng đất đai khác nhau.

Nguyên lý 3: Đánh giá đất đai đòi hỏi phải đa ngành.

Nguyên lý 4: Đánh giá cần phải chú ý và đứng trên quan điểm sự ảnh hưởng và liên quan các yếu tố về môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội đến vùng đang nghiên cứu.

Nguyên lý 5: Đánh giá phải xây dưng trên nền tảng tính bền vững.

Nguyên lý 6: Đánh giá tích nghi thường phải so sánh nhiều kiểu sử dụng với nhau.

Hình 1.1: Qui trình đánh giá đất đai cho qui hoạch sử dụng đất đai. De Vos t.N.C., 1978; H. Huizing, 1988; Lê Quang Trí, 1997

Chủ Đề