Các bước làm bài văn tự sự lớp 10 năm 2024

Văn tự sự là phần khá quan trọng đối với học sinh lớp 9. Nó chiếm tới 50% kiến thức trong các đề thi. Để làm một bài văn tự sự hay, học sinh cần phải có phương pháp làm bài đúng.

Các bước làm bài văn tự sự lớp 10 năm 2024

Thầy Hùng hướng dẫn kỹ năng làm văn tự sự

Thầy Nguyễn Phi Hùng – giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống giáo dục HOCMAI, cho biết, với dạng bài văn tự sự, ba yếu tố bắt buộc học sinh cần nhớ là: nhân vật, cốt truyện và ý nghĩa. Đây là những yếu tố cơ bản để học sinh biết vận dụng vào bài làm một cách nhuần nhuyễn nhất.

Phương pháp đạt điểm tối đa trong văn tự sự

Lập dàn ý, nắm chắc các dạng bài

Một trong những bước quan trọng để làm tốt bài văn tự sự là lập dàn ý. Việc lập dàn ý sẽ giúp học sinh hình thành ý theo trật tự rõ ràng, không bị sót ý, lặp ý.

Văn tự sự thường được chia làm hai dạng bài là: kể chuyện tự sự đời thường và tự sự tưởng tượng.

Đối với dạng bài kể chuyện tự sự đời thường, học sinh cần lưu ý:

  • Tùy theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống, sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
  • Trình bày bài văn theo bố cục mạch lạc 3 phần.

Với dạng bài kể chuyện tự sự tưởng tượng, thầy Hùng nhấn mạnh, học sinh cần phải biết xây dựng cốt truyện, tạo tình huống hợp lý.

Video bài giảng Thầy Hùng hướng dẫn kỹ năng làm bài văn tự sự

Sử dụng các phương thức biểu đạt trong lời kể chuyện

Một bài văn tự sự sẽ rất khô khan, nhàm chán nếu chỉ đơn thuần thuật lại một câu chuyện. Bởi vậy, học sinh cần kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, nghị luận trong lời kể để thể hiện được cảm xúc chân thực của nhân vật. Ngoài ra, việc lập luận trong văn tự sự sẽ làm cho câu chuyện thêm sinh động và rõ nét hơn. Thông qua đối thoại của nhân vật, học sinh có thể nêu lên những nhận xét, lý lẽ, dẫn chứng,… để bày tỏ quan điểm hay thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó.

Văn tự sự không khó. Chỉ cần chăm chỉ rèn luyện những phương pháp cơ bản thầy Nguyễn Phi Hùng nêu trên, học sinh sẽ đạt được được điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn.

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho năm học 2019 – 2020, quý phụ huynh và học sinh hãy tham khảo Chương trình Học tốt của HOCMAI. Khóa học gồm đầy đủ các kiến thức bám sát sách giáo khoa, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kì và phương pháp học tập phù hợp cho mỗi môn học.

\>> Phụ huynh, học sinh tham khảo chương trình Ngữ văn năm học mới và đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại:

http://bit.ly/chuong-trinh-hoc-tot-Ngu-van-9

Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!

– Dàn ý bài văn tự sự gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài: + Mở bài: giới thiệu câu chuyện(hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật)

+ Thân bài: những sự việc và chi tiết chính trong câu chuyện

+ Kết bài: kết thúc câu chuyện(có thể nêu cảm nghĩ hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa)

Câu hỏi 3: Theo anh chị, có những cách mở bài nào trong bài văn tự sự:

– Mở bài trong bài văn tự sự có thể làm theo nhiều cách khác nhau:

+ Cách 1: Giới thiệu hoàn cảnh không gian, thời gian và nhân vật chính

VD: Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang (Kể lại chuyện Sọ Dừa)

+ Cách 2: Mở bài theo cách hồi cố: VD: Một buổi sáng, mọi người còn đang chìm trong giấc ngủ, bỗng có tiễng khóc thút thít vang lên. Hỏi ra mới biết đó là tiếng khóc buồn bã của một cô bé không biết quý tình bạn. Khi mọi người đến động viên, chia sẻ, cô bé đã kể lại câu chuyện của mình trong nuối tiếc và ân hận (Kể lại câu chuyện Cô bé không biêt quý tình bạn)

+ Cách 3: Mở bài từ việc rút ra một bài học: VD: Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng… (Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em)

Câu 4: Khi viết phần thân bài của bài văn tự sự, anh (chị) cần lưu ý những điều gì?

– Cần lưu ý sắp xếp cách sắp xếp các sự kiện, chọn sự kiện và chi tiết tiêu biểu và lựa chọn ngôi kể: + Sắp xếp các sự kiện trong bài văn tự sự có thể theo trật tự thời gian hoạc xáo trộn trạt tự thời gian, song cần chú ý mối quan hệ nhân quả giữa các chi tiết, sự kiện để đảm bảo tính lô gic của câu chuyện.

+ Cần chú ý lựa chọn sự kiện và chi tiết tiêu biểu. Đó là sự việc, chi tiết có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, tập trung thể hiện chủ đề câu chuyện.

+ Cần sử dụng ngôi kể thống nhất trong toàn bài. Có hai ngôi kể chính trong bài văn tự sự: Kể theo ngôi thứ 3: Người kể đứng ngoài, quan sát và kể lại câu chuyện một cách khách quan (VD: Cách kể chuyên của các truyện Tấm Cám, Truyện ADV và MCTT trong SGK)

Kể theo ngôi thứ nhất: Người kể là một trong số nhân vật của câu chuyện, thường xưng tôi. Theo đó câu chuyện được kể theo cách nhìn chủ quan của người kể. (VD: Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà được kể theo cách nay). Khi kể theo ngôi thứ nhất cần chú ý hạn chế trường nhìn của nhân vật (những gì nhân vật không biết thì không kể), đồng thời khai thác tâm lý, cách đánh giá của nhân vật đối với từng sự kiện.

Câu hỏi 5: Có thể kết bài theo những cách nào?

– Kết bài bằng cách nêu kết thúc truyện: VD: Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đếnchia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ. (Kể lại truyện Sọ Dừa)

– Kết bài bằng cách nêu một chi tiết thật đặc sắc, có ý nghĩa

VD: Trọng Thủy cứ ngồi đó hàng chục ngày đêm. Và rồi không biết tự bao giờ.Chàng đã hóa thành người đá. Sau này hàng mấy trăm năm, có người lặn xuống Biển Đông mò ngọc quý vẫn còn nhìn thấy một tảng đá hình người âu sầu khổ nãođang dang hai cánh tay ra như cầu xin ai đó một điều gì. (Kể lại cuộc hội ngộ của Mị Châu và Trọng Thủy dưới thủy cung)

– Kết bài bằng cách nêu bài học và cảm nghĩ của bản thân

VD: Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn đang có, đó là tình thương (Kể lại một kỉ niệm sâu sắc)

2. Hệ thống bài tập củng cố kĩ năng lập dàn ý bài văn tự sự:

*Đề bài 1: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷđã tìm gặp lại Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra? Hãy kể lại câu chuyệnđó.

Gợi ý: Đây là loại đề yêu cầu kể chuyện tưởng tượng và sáng tạo. Để làm tốt loại bài này cầnn phát huy khả năng tưởng tượng liên tưởng (các sự việc, các chi tiết để tạo thành cốt truyện). Yêu cầu các chi tiết, sự việc phải đảm bảo lôgic, phải phù hợp với tâm lí, tính cách của các nhân vật. Không những thế cách giải quyết được đưa ra cũng phải làm hài lòng người đọc.

Có thể tham khảo một dàn ý dưới dây: (A) Mở bài

– Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não.

– Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn

Nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết.

(B) Thân bài

(1) Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung.

– Vì trong lòng luôn ôm nỗi nhớ Mị Châu nên sau khi chết, linh hồn Trọng

Thuỷ tự tìm đến thuỷ cung.

– Miêu tả cảnh cảnh ở dưới thuỷ cung (cung điện nguy nga lộng lẫy, người

Hầu đi lại rất dông…).

(2) Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu.

– Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện.

– Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là

Công chúa.

– Sau một hồi lục vấn, Trọng Thuỷ kể rõ mọi sự tình. Lúc ấy Mị Châu cũng

Rưng rưng nước mắt.

(3) Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ.

– Mị Châu chết, được vua Thuỷ Tề nhận làm con nuôi.

– Mị châu cứng rắn nặng lời phê phán oán trách Trọng Thuỷ.

+ Trách chàng là người phản bội.

+ Trách chàng gieo bao đớn đau cho hai cha con nàng và đất nước.

– Mị Châu nhất quyết cự tuyệt Trọng Thuỷ rồi cả cung điện tự nhiên biến mất.

(4) TrọngThuỷ còn lại một mình: Buồn rầu, khổ não, Trọng Thuỷ mong ước nước biển ngàn năm sẽ xoá sạch lầm lỗi của mình.

(C) Kết bài

Trọng Thuỷ hoá thành một bức tượng đá vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương.

* Lưu ý: Người viết có thể vẫn dựa vào dàn ý nêu trên nhưng có thể chọn nội dung câu chuyện khác, ví dụ:

– Trọng Thuỷ và Mị Châu gặp gỡ nhau. Hai người tỏ ra ân hận. Nhưng rồi họ quyết định từ bỏ mọi chuyện ở dương gian để sống cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nơi đáy nước.

– Mị Châu gặp Trọng Thuỷ. Nàng phân rõ lí tình về những chuyện lúc hai người còn sống. Hiểu lời vợ, Trọng Thuỷ tỏ ra ân hận, nhận tất cả lầm lỗi về mình. Hai người hứa hẹn sẽ làm những điều tốt đẹp để bù đắp những lầm lỗi trước đây.

*Đề 2: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình,

Tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.

Gợi ý: Kể niệm được chọn cần có chọn lọc (phải quan trọng, phải giàu ấntượng và giàu cảm xúc). Khi kể cần chú ý đảm bảo đúng ngôi người kể (ngôi thứ nhất).

Có thể tham khảo dàn ý như sau:

(A) Mở bài

– Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ

Niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).

– Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong

Một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt,

Hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ…).

(B) Thân bài

(1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp

(tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ

Môn hay chủ nhiệm…).

(2) Kể về kỉ niệm.

– Câu chuyện diễn ra vào khi nào?

– Kể lại nội dung sự việc.

+ Sự việc xảy ra thế nào?

+ Cách ứng xử của mọi người ra sao?

Ví dụ: Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật.

Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm…). Nhưng không ngờ hôm

Trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay

Lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, cô mời tôi cuối giờ ở lại để

“hỏi thăm” sức khoẻ của mẹ tôi…

– Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý

ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).

(C) Kết bài

– Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.

– Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô…)

Như thế.

*Đề bài 3: Hãy kể lại câu chuyện Tấm Cám theo ngôi kể của nhân vật Cám

Gợi ý: – Cần đảm bảo những sự kiện chính của câu chuyện

– Cần chú ý kể theo điểm nhìn nhân vật: lược bỏ những sự kiện mà Cám không chứng kiến, lồng cách nhìn, tâm trạng của Cám vào từng sự kiện

A, Mở bài: – Tôi (Cám) sống với mẹ và chị Tấm- người chị gái cùng cha khác mẹ – trong một ngôi nhà nhỏ

– Tôi được mẹ nuông chiều, còn Tấm phải làm lụng vất vả

B, Thân bài: – Tôi và chị Tấm được mẹ sai đi bắt tép, ai bắt nhiều hơn sẽ được thưởng một chiếc yếm đỏ…

– Tôi và mẹ bày mưu ăn thịt bống…

– Tôi và mẹ đi xem hội, để mặc Tấm ở nhà làm lụng…

– Tôi vô cùng ngạc nhiên khi Tấm đi xem hội trong bộ trang phục lộng lẫy và ghen tức khi Tấm thử hài, trở thành hoàng hậu…

– Tôi và mẹ bày mưu hãm hại Tấm nhiều lần nhưng Tấm vẫn liên tục hồi sinh khiến tôi vô cùng sợ hãi…

C, Kết bài: – Tấm trở về xinh đẹp hơn xưa và tôi đã bị trừng phạt

II- Ôn tập và củng cố kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự:

1. Ôn tập kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự:

Câu hỏi 1: Khi sử dụng yếu tố miêu tả va biểu cảm trong bài văn tự sự cần chú ý những yếu tố nào?

– Mục đích của miêu tả và biểu cảm là làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn, hơn nữa có thể nhấn mạnh sự kiện được kể

– Vì vậy, cần sử dụng hai yếu tố này với dung lượng vừa phải, hợp lý

Câu hỏi 2: Nêu cách vận dụng yếu tố miêu tả trong bài văn tự sự?

– Có thể tả ngoại hình hoặc tả cảnh thiên nhiên.

VD1: Đó là một buổi tan trường. Những tia nắng óng ánh vàng rực xuyên qua các kẽ lá của mùa hè như vương lại trên đôi chân và theo bước tôi trên con đường phẳng một màu phượng. Thấp thoáng sau những tán cây, ngôi trường cũ thân thương hiện ra uy nghiêm trước mắt người học trò cũ, nhưng ngôi trường đã không còn vẻ trang nghiêm như lúc xưa nữa. Tôi rảo bước quanh sân trường, giờ đây, xung quanh sân trường, dù là một chiếc lá, hay một cánh hoa phượng cũng đều gợi lên trong tôi những cảm nhận thân thương nhất, quen thuộc nhất.

VD2: Đang ngồi, tôi bỗng gặp lại gặp lại thầy Minh- thÇy dạy Toán năm lớp bảy ấy. Thầy lúc này đã già đi nhiều quá, tóc đã bạc cả đầu, nhưng gương mặt thầy vẫn phúc hậu như năm nào. Tôi bỗng thấy thầy thân thương quá đỗi, thầy vẫn có cái nhìn trìu mến dành cho học trò như ngày nào

(Kể về một buổi thăm trường cũ)

– Có thể miêu tả bằng cách quan sát, liên tưởng, tưởng tượng

+ Quan sát: xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng

VD: xem VD trên

+ Liên tưởng: từ sự vật, hiện tượng nào đó mà nghĩ tới sự vật, hiện tượng có liên quan

VD: Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc.

+ Tưởng tượng: tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc còn chưa hề gặp

Câu hỏi 3: Nêu cách vận dụng yếu tố biểu cảm trong bài văn tự sự?

– Có thể miêu tả tâm trạng của nhân vật hoặc cảm xúc, suy nghĩ, bình luận của người viết

VD1: Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

VD2

Vậy là đã rõ, Hùng đã nghi ngờ cả bản thân tôi. Tôi buồn lắm, rệu rã đạp xe tớicổng trường, cắp cặp vào lớp ngồi bên người bạn thân cả buổi mà không dám bắtlời. Mỗi khi tôi trộm nhìn sang, vẻ mặt Hùng lại ánh lên sự bất cần và thách thức. Buổi học hôm ấy trôi qua căng thẳng, chậm chạp và mệt nhọc. Tan học, lần đầu tiên từ khi bước vào ngôi trường mới, tôi một mình đạp xe vội vã về nhà. Mệt mỏi và chán nản, tôi nằm vật ra giường. Chẳng lẽ tình bạn đẹp đẽ của chúng tôi lại đổ vỡ một cách đơn giản thế ư? Không thể được! Tôi phải nghĩ và phải làm rõ “vụ án” này để chứng minh cho sự trong sạch của mình và quan trọng hơn là để cứu vãn tình bạn của chúng tôi.

– Có nhiều cách biểu cảm:

+ Trực tiếp bộc lộ cảm xúc trước sự vật, sự việc khách quan làm lay động trái tim người kể

+ Từ những quan sát chăm chú, tinh tế mà nảy sinh cảm xúc

VD: Đang ngồi, tôi bỗng gặp lại gặp lại thầy Minh-đã dạy Toán bọn mình năm lớp bảy ấy, nhân dịp thầy về thăm trường. Thầy lúc này đã già đi nhiều quá, tóc đã bạc cả đầu, nhưng gương mặt thầy vẫn phúc hậu như năm nào. Tôi bỗng thấy thầy thân thương quá đỗi, thầy vẫn có cái nhìn trìu mến dành cho học trò như ngày nào bạn ạ…

+ Từ sự vận dụng những liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức

VD: Nhớ rất rõ những hôm có chợ đêm, hai bà cháu đi bộ ra đó chơi. Khung cảnh hiện lên rực rỡ màu sắc ánh đèn, chợ thật đông vui với đầy đủ các thứ hàng hoá… Và thêm cả trò chơi đu quay “sở trường”. ” Pằng! Pằng! Pằng!” Bà vẫy tay đưa mắt dõi theo” Bay lên nào! Hạ xuống thôi!… Bùm bùm chéo!.. ” Tôi thích thú vô cùng. Đêm về ngã vào vòng tay bà nghe bà ru và kể chuyện cổ tích. Giọng kể êm ái và đầy ngọt ngào đưa tôi chìm sâu vào giấc ngủ.

2. Hệ thống bài tập củng cố:

Bài tập: Viết đoạn văn sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm: Viết đoạn kể Trọng Thủy xuống thủy cung gặp Mị Châu

Đoạn mẫu: Trọng Thủy tỉnh dậy thì bàng hoàng nhận ra mình đang ở giữa mênh mông biển nước. Những tầng san hô cứ liên tiếp nối nhau làm che khuất tầm nhìn. Xung quanh chàng lúc ấy chỉ có nước và những đàn cá tung tăng bơi lội. Trọng Thủy vẫn còn ngơ ngác. Chàng dấn bước đi miễn cưỡng và không phương hướng. Thế nhưng vừa ra khỏi đám san hô, Trọng Thủy đã bị bốn năm hình nhân quái lạ mình người đầu tôm cá từ đâu kéo đến trói chặt đưa đi. Trọng Thủy được đưa đến một cung điện nguy nga lộng lẫy, cái mà chàng chưa bao giờ gặp ở trên trần. Những ngôi nhà tráng lệ sáng trưng màu ngọc, có đầy đủ lính canh và người hầu ra vào tấp nập. Qua bốn năm lần cửa canh như thế, Trọng Thủy bị bắt vào quỳ ở trong đại điện