Các cách kết nối trong mạng máy tính

3CElectric > Tin tức > Tin tức liên quan > Cách chia sẻ kết nối mạng Internet cho nhiều máy tính

Sau đây là hướng dẫn các cách chi sẻ kết nối mạng Internet cho nhiều máy vi tính dùng chung một kết nối mạng ADSL.


Cách 1:

Sử dụng Modem [Router] có 1 cổng [Port] USB và 1 cổng RJ45, cách này chỉ kết nối được tối đa 2 máy vi tính. Máy đặt gần Modem, Router sẽ sử dụng kết nối USB còn máy ở xa sẽ sử dụng kết nối RJ45.

Cách 2:

Sử dụng Modem [Router] có 4 cổng [Port] RJ45, cách này kết nối được tối đa 4 máy vi tính. Mỗi máy vi tính sẽ kết nối vào một cổng RJ45 trên Modem [Router] thông qua dây cáp mạng.

Cách 3:

Sử dụng Modem [Router] có 1 cổng [Port] RJ45 và chia sẻ bằng Hub [Switch], cách này kết nối được rất nhiều máy vi tính. Hub [Switch] được kết nối với Modem [Router] qua cổng RJ45, các máy vi tính sẽ kết nối vào các cổng RJ45 còn lại của Hub [Switch] thông qua dây cáp.

Tùy theo số lượng máy vi tính mà chọn Hub [Switch] có số lượng cổng RJ45 thích hợp, có thể kết hợp thêm nhiều Hub [Switch] với nhau để tăng thêm số cổng để kết nối.

Lưu ý:

  • Mỗi máy vi tính đều phải có gắn thiết bị mạng [Lan on-board hoặc Ethernet Card].
  • Có thể sử dụng địa chỉ IP của các máy mặc định là tự động [Auto] hoặc thiết lập địa chỉ IP tùy ý [Xem bài hướng dẫn Nối mạng hai máy vi tính trong Windows XP].
  • Dây cáp để kết nối giữa máy vi tính với Hub [Switch], Modem [Router] là cáp RJ45 bấm thẳng [xem bài hướng dẫn Cách bấm đầu dây cáp RJ45 để nối mạng cho máy vi tính].
  • Tất cả các máy vi tính trong hệ thống mạng đều có thể chia sẻ tài nguyên với nhau [Xem bài hướng dẫn Chia sẻ tài nguyên dùng chung trong hệ thống mạng].

[ Nguồn : buaxua.vn ]

Các phương pháp kết nối internet sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Nó phụ thuộc rất nhiều vào phần cứng, phần mềm vả luôn cả tiền bạc đầu tư. Thực tế, chúng ta có đến 4 phương thức kết nối internet phổ biến.

4 Phương thức đó sẽ bao gồm:


  • Kết nối trực tiếp, cố định [ permanent, direct connection]
  • Kết nối trực tiếp, không cố định [on demand, direct connection]
  • Kết nối gián tiếp, không cố định [on demand, terminal connection]
  • Kết nối không trực tuyến [offline connection]

1./ Kết nối trực tiếp, cố định

Đây là loại kết nối mà máy tính sẽ trực tuyến trong thời gian dài, 24/24. Với kết nối này người sử dụng máy tính có thể truy cập vào internet bất cứ lúc nào mình muốn. Theo đó, máy tính sẽ được cung cấp địa chỉ IP tĩnh. Nó sẽ không thay đổi trong thời gian dài. Tốc độ chính là ưu điểm lớn nhất của loại kết nối này, bởi đơn giản máy tính kết nối sẽ sử dụng được băng thông rộng. Kết nối qua modem cáp [cable modem], ISDN,... là các ví dụ điển hình của loại kết nối này. Nhược điểm của loại kết nối chính là giá thành khá đắt cả về giá cước cũng như thiết bị.

2./ Kết nối trực tiếp, không cố định

Để giải quyết công việc hay giải trí, rõ ràng chúng ta không cần phải để máy tính trực tuyến 24/24 với chi phí khá đắt đỏ. Do đó, kết nối trực tiếp nhưng không cố định là giải pháp hiệu quả, thông dụng. Với kết nối này, mỗi lần thực hiện kết nối, máy tính sẽ được cung cấp một IP động. Nó chỉ tồn tại trong thời gian kết nối. Loại kết nối này thường sử dụng một đường dây điện thoại, một modem, một số phần mềm và giao thức [protocol]. Giá thành của dạng kết nối này khá rẻ đơn giản vì dữ liệu được truyền chung với tín hiệu thoại trên cáp đồng. Và cũng vì thế mà nó sẽ khiến cho tốc độ truy cập internet bị giảm.

3./ Kết nối gián tiếp không cố định

Đây là kiểu kết nối trong hệ thống mạng LAN. Theo đó, các máy tính trong hệ thống hay còn gọi là máy khách không kết nối trực tiếp vào mạng mà phải kết nối với máy chủ đang có kết nối internet. Tốc độ của loại kết nối này phụ thuộc rất nhiều vào loại kết nối internet mà máy chủ đang có, cũng như số lượng máy tính có trong hệ thống. Ngoài ra, loại kết nối này cũng có thể không cung cấp đầy đủ các chức năng truy cập internet cho máy khách, tất cả phụ thuộc vào sự cho phép của máy chủ.

4./ Kết nối không trực tuyến

Đây là loại hình kết nối mà người sử dụng sẽ truy cập thông tin, giao tiếp với internet khi máy tính không hề kết nối mạng. Dường như có vẻ mơ hồ nhưng thực tế rất đơn giản. Máy tính sẽ kết nối vào mạng internet và tải về tất cả thông tin người dùng cần về máy . Thông thường hành động này không cần đến sự điều khiển hay bất cứ hành động đăng nhập của người sử dụng. Đến khi tất cả thông tin đã được tải xong, máy tính sẽ tự động ngắt kết nối. Người sử dụng sẽ dùng một chương trình đặc biệt nào đó để đọc hay trả lời các thông tin vừa tải về. Tất cả thông tin tải về hay người sử dụng tạo ra để trả lời trên Internet đều sẽ được lưu vào đĩa cứng. Vào một thời gian nào đó sau đó, máy tính lại kết nối vào Internet, gửi đi các thông tin người dùng đã tạo ra, rồi tiếp tục tải về các thông tin mới... Quá trình này lặp đi lặp lại tạo nên loại hình kết nối máy tính không trực tuyến.

iSolution – Thi công mạng LAN hy vọng bài viết hữu ích với bạn!

Kết nối 2 máy tính với nhau qua mạng LAN sẽ giúp bạn sử dụng được dữ liệu trên cả hai máy, đây là một thủ thuật vô cùng thuận tiện để bạn có thể truyền tải dữ liệu giữa hai máy tính với nhau mà không cần thiết bị ngoại vi. Trước khi thực hiện việc kết nối bạn cần phải hiểu mạng LAN là gì, thực ra thì nó chính là hệ thống mạng được sử dụng để kết nối các máy tính với những máy tính khác trong cùng phạm vi. Tiện ích của hệ thống này là các máy tính có thể sử dụng chung internet, có thể sử dụng dữ liệu của nhau và có thể sử dụng chung các thiết bị ngoại vi như máy in, máy scan,… Sau đây là các bước hướng dẫn giúp bạn thực hiện thành công.

Bước 1: Trước hết bạn cần phải kết nối hai máy tính với hệ thống mạng LAN thông qua cáp mạng LAN.




Bước 2: Sau đó hãy kích hoạt tính năng chia sẻ mạng trên cả hai máy tính bằng cách nhấp phải vào biểu tượng Hệ thống mạng [Network] trên thanh Taskbar => Rồi nhấp chọn Open Network and Sharing Center.


Hoàn thành thao tác trên, trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ mới => Tại cửa sổ này bạn hãy nhìn sang khung bên trái rồi nhấp chọn vào Change advanced sharing settings.


Giao diện mới hiển thị bạn sẽ nhận được 3 tùy chọn Network: Public, Private và All Network => Bạn hãy chọn vào All Network bạn nhé.



Sau đó hãy thực hiện như hướng dẫn của hình bên dưới để các máy tính khác trong hệ thống mạng LAN có thể kết nối và nhận được dữ liệu thông qua cáp mạng LAN => Tiếp theo hãy nhấn vào nút Save Changes.



Lưu ý: Hãy thực hiện các thao tác của bước này với máy tính mà bạn muốn kết nối trong hệ thống mạng LAN nhé.

Bước 3: Thiết lập IP tĩnh

Trước đó bạn đã kích hoạt tính năng chia sẻ mạng trên cả hai máy tính, thì lúc này hãy đưa hai máy vào cùng 1 mạng nhé. Để có thể làm được điều này bạn cần đặt một địa chỉ IP tĩnh và hãy tiến hành trên cả hai máy bạn nhé. Đầu tiên hãy nhấp phải vào biểu tượng Hệ thống mạng [Network] trên thanh Taskbar => Rồi nhấp chọn Open Network and Sharing Center => Chọn mạng mà máy tính đang thực hiện kết nối => Sau đó chọn Properties.


Hoàn thành thao tác trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ mới => Tại đây hãy nhấp vào Internet Protocol Version 4 [TCP/IPv4] => Sau đó chọn Properties.


Tại thao tác này bạn cần cấu hình hai máy tính với các cài đặt IP khác nhau. Chú ý: 192.168.1 là bắt buộc vì đây là thông số của modem, bạn được phép thay đổi số 1 thành số khác].
  • Subnet mask: mặc định là 255.255.255.0
  • Default Gateway: 192.168.1.2


 

Trên máy tính thứ hai, thực hiện các bước tương tự, tuy nhiên bạn phải thay đổi giá trị IP address và Default Gateway.
  • IP address: 192.168.1.2
  • Subnet mask: 225.225.225.0
  • Default gateway: 192.168.1.1


Sau khi hoàn tất các thao tác => Bạn cần chọn OK là xong. Tiếp theo hãy mở File Explorer của Windows và nhấp vào tab Network nằm ở bên trái của cửa sổ.


Khi đã thiết lập chính xác, cả hai máy tính sẽ xuất hiện trong cửa sổ Network này trên cả hai máy tính.



Bước 4: Chia sẻ thư mục bằng cách nhấp chuột phải vào dữ liệu muốn chia sẻ rồi chọn Share with => Chọn Specific people...


Trong hộp thoại File Sharing hiển thị bạn hãy chọn Everyone rồi bấm Add => Rồi nhấn vào nút Share.


Tiếp theo, hãy mở máy tính muốn nhận dữ liệu rồi vào Computer => Tiếp theo hãy chọnNetwork và chọn đúng tên máy tính chia sẻ dữ liệu. Tại đây, bạn sẽ thấy thư mục mình vừa chia sẻ. Vậy là xong rồi đó!



iSolution chúc bạn thực hiện thành công!

Video liên quan

Chủ Đề