Các cách phát triển từ vựng lớp 9

Ví dụ 1: Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo nó.

Trả lời:

Những từ ngữ mới được cấu tạo trên cơ sở các từ đã cho: Điện thoại di động, kinh tế tri thức, đặc khu kinh tế, sở hữu trí tuệ.

  • Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở thuê bao.
  • Kinh tế tri thức: nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
  • Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sánh ưu đãi.
  • Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với các sản phẩm do hoạt động trí tuệ đem lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ...

Ví dụ 2: Trong tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình x + tặc [như không tặc, hải tặc…]. Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó.

Trả lời:

  • Những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó: Lâm tặc, tin tặc, gia tặc….

Ghi nhớ: Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.

Ví dụ 1: Hãy tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích sau:

a] Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Gần xa mô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

[Nguyễn Du, Truyện Kiều]

b] Kẻ này hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, sông có xin ngài . . nếu giữ , gìn lòng, vào nước xin làm Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng đối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

[ Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương]

Trả lời:

a. Thanh minh, tiết, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.

b. Bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang. Tiết, trinh bạch, ngọc.

Ví dụ 2: Tiếng Việt có những từ nào để chỉ những khái niệm sau:

a] Bệnh mất khả năng miễn dịch , gây tử vong.

b] Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá [ chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách

hàng...]

Những từ này có nguồn gốc từ đâu?

Trả lời:

a] Bệnh mất khả năng miễn dịch , gây tử vong =>AIDS

b] Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá [ chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng...]=>Ma-ket-tinh

Những từ này có nguồn gốc từ tiếng anh.

Ghi nhớ:

Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng Tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

Trả lời:

Hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới là:

  • X+ trường: Công trường, chiến trường, nông trường,…
  • X+ hóa: Ôxi hóa, công nghiệp hóa, …
  • X + viên: giáo viên, học viên, sinh viên, đoàn viên, nhân viên,... 
  • X + học: sinh học, nhân chủng học, hoá học, sử học,văn học, địa lí học, kinh tế học...

Trả lời:

  • Bàn tay vàng: bàn tay khéo léo, tài giỏi hiếm có trong việc thực hiện một thao tác lao động, kĩ thuật nào đó đạt hiệu quả xuất sắc.
  • Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong các quán nhỏ, tạm bợ.
  • Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu , đối thoại trực tiếp qua hệ thống ca- mê-ra giữa các điểm cách xa nhau.
  • Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở khoa học kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao.
  • Đa dạng sinh học: phong phú, đa dạng về nguồn gien về giống loài sinh vật trong tự nhiên.
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 7, hãy chỉ rõ trong các từ sau đây, từ nào được mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.

Trả lời:

  • Từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
  • Từ mượn ngôn ngữ Châu Âu: xà phòng, ô tô, ôxi, rađiô, càphê, canô.
Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?

Trả lời:

Cách thức phát triển từ vựng:

  • Thêm nghĩa cho từ
  • Thêm số lượng từ ngữ

Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi. Vì tự nhiên, xã hội luôn vận động, phát triển không ngừng. Nhận thức của con người về thế giới cũng phát triển thay đổi theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhận thức của con người bản ngữ.

I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ

Ví dụ 1: Trong bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu [Ngữ văn 8, tập một] có câu: "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế".

Cho biết từ "kinh tế" trong bài thơ này có nghĩa gì ?

Ngày nay chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa như Phan Bội Châu đã dùng hay không?

Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ?

Trả lời:

Kinh tế trong bài thơ này nghĩa là kinh bang tế thế [Trị nước cứu đời.] Ngày nay - Từ "kinh tế" không còn được hiểu như Phan Bội Châu mà nó được hiểu là toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra.

Từ đó, em rút ra: Từ vựng tiếng Việt không ngừng được bổ sung và phát triển.

Ví dụ 2: Đọc kĩ các câu sau [trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du], chú ý những từ in đậm:

a. - Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân [1].

Dâp dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.

- Ngày xuân [2] em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

b. - Được lời như cởi tâm lòng,

Giở kim thoa với khăn hồng trao tay [1] .

- Cũng nhà hành viện xưa nay,

Cũng phường bán thịt cũng tay [2] buôn người.

Tra từ điển tiếng Việt để biết nghĩa của từ xuân, từ tay trong các câu trên và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?

Trả lời:

Xuân [1]: Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thường được coi là mở đầu của năm. [Nghĩa gốc]Xuân [2]: Nói về tuổi trẻ. [Nghĩa chuyển]

-> chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.

Tay [1] : Bộ phận phía trên cơ thể từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm. [Nghĩa gốc]Tay [2]: Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó. [Nghĩa chuyển]

-> Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.

Ghi nhớ:

Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển tư vựng tiếng Việt là phát triển của từ ngữ cơ sở nghĩa gốc của chúng.
Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

Luyện tập

Câu 1: Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định:

Ở câu nào, từ chân dùng với nghĩa gốc.

Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

a. Đề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con.

[Nguyễn Du, Truyện Kiều]

b. Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự "Hội khoẻ Phù Đổng".

c. Dù ai nói nga nói nghiêng,

Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân.

[Ca dao]

d. Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

[Nguyễn Du, Truyện Kiều]

Trả lời:

Ở câu [a] từ chân được dùng với nghĩa gốcỞ câu [b] từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.Ở câu [c ] từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

Ở câu [d] từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

Câu 2

: Từ điển tiếng Việt [Sđd] định nghĩa từ trà như sau:

Trà: búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến, để pha nước uống. Pha trà. Ấm trà ngon. Hết tuần trà.

Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong những cách dùng như: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua [mướp đắng].

Trả lời:

Nhận xét: Trà dùng theo nghĩa chuyển – sản phâm từ thực vật được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống.
Nghĩa chuyển dùng theo: Phương thức ẩn dụ.

Câu 3:

Từ điển tiếng Việt [Sđd] nêu nghĩa gốc của từ đồng hồ như sau:

Đồng hồ: dụng cụ đo giờ phút một cách chính xác. Đồng hồ đeo tay. Đồng hồ báo thức.

Dựa vào những cách dùng như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,... hãy nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ.

Trả lời:

Trong những cách dùng như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng…từ “đồng hồ” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, chỉ những khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ.


Câu 4:
Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng các từ : Hội chứng, ngân hàng, sốt, là những từ nhiều nghĩa?

Trả lời:

Hội chứng:

Nghĩa gốc: Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. Ví dụ: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp.Nghĩa chuyển: Tập họp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi. Ví dụ: Hội chứng chiến tranh Việt Nam

Hội chứng “phong bì”

Ngân hàng:

Nghĩa gốc: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. Ví dụ: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.Nghĩa chuyển: Tập họp, lưu giữ, bảo quảnVí dụ: ngân hàng máu, ngân hàng gien, ngân hàng đề thi,…

Sốt:

Nghĩa gốc: tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh.Ví dụ: Anh ấy bị sốt đến 40 độ.Nghĩa chuyển: ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh.Ví dụ: cơn sốt đất, cơn sốt hàng điện tử,…

Vua:

Nghĩa gốc: người đứng đầu nhà nước quân chủVí dụ: Năm 1010, vua Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long.Nghĩa chuyển: người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định, thường là sản xuất, kinh doanh, thể thao, nghệ thuật.

Ví dụ: vua dầu hỏa, vua ô –tô, vua bóng đá, vua nhạc rốc,…

Câu 5:

Đọc hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trên lăng rất đỏ

[Viễn Phương, Viếng lăng Bác]

Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Trả lời:

Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa 2 đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ

-> Đây không phảI là hiện tượng phát triển nghĩa của từ, bởi vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển.

Ảnh minh họa [Nguồn internet]

Video liên quan

Chủ Đề