Các cách so sánh trong tài chính năm 2024

Trước thị trường đầy biến động như hiện nay, việc chọn lựa được các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt là một trong những bước quan trọng và cần thiết để giảm thiểu tối đa rủi ro trong đầu tư. Việc chọn được những cổ phiếu này cho danh mục đầu tư của mình là một điều không dễ nhưng cũng không phải là không có cách. Và một trong những cách giúp giải quyết vấn đề trên đó là phân tích các chỉ số tài chính trong báo cáo doanh nghiệp. Việc phân tích các chỉ số này sẽ giúp cho nhà đầu tư đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua đó gia tăng độ tin cậy khi đầu tư. Mặt khác, nếu bỏ qua việc phân tích này, nhà đầu tư sẽ dễ chọn phải cổ phiếu của doanh nghiệp có độ rủi ro cao, gây mất tiền trong tài khoản. Vậy phân tích các chỉ số tài chính là gì? Có những chỉ số tài chính quan trọng nào cần phân tích? Và các phương pháp phân tích chỉ số giúp chọn lựa cổ phiếu tiềm năng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích giúp nhà đầu tư có thể giải đáp được những băn khoăn trên, qua đó dễ dàng đạt được những giao dịch thành công.

1. Phân tích chỉ số tài chính là gì?

Phân tích chỉ số tài chính là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Phân tích các chỉ số liên quan đến việc so sánh các con số với nhau để tạo nên các tỷ số và từ đó dựa vào các tỷ số này để đánh giá xem hoạt động của công ty và khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay.

2. Các phương pháp phân tích chỉ số tài chính cơ bản:

Có 2 phương pháp phân tích các chỉ số tài chính là phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang.

  • Phân tích theo chiều dọc là phương pháp so sánh tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng số. Trong đó, mỗi mục hàng được liệt kê dưới dạng tỷ lệ phần trăm giúp việc so sánh giữa các công ty và các ngành trở nên dễ dàng hơn, cũng như các nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể và những biến động của doanh nghiệp.

Các công thức cần thiết:

%Tỷ trọng từng chỉ tiêu = Chỉ tiêu / tổng số

VD: Phân tích theo chiều dọc qua Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thép Nam Kim

  • Phân tích theo chiều ngang là phương pháp so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu kỳ của từng mục, bằng cả số tuyệt đối và số tương đối, qua đó giúp các nhà đầu tư nắm được mức độ biến động tăng, giảm của từng ảnh hưởng tới quá trình sinh lợi và trạng thái tài chính của công ty.

Các công thức cần thiết:

Mức tăng [giảm] = Số cuối kỳ - Số đầu kỳ [của cùng 1 chỉ tiêu]

Tỷ lệ tăng [giảm] = Mức tăng [giảm] / Số đầu kỳ

VD: Phân tích theo chiều ngang qua Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thép Nam Kim

Qua bảng trên, nhà đầu tư có thể thấy được tỷ trọng của các khoản mục so với doanh thu giữa 2 năm thay đổi rõ rệt., lợi nhuận đã tăng cao vượt bật từ [1% năm 2020 lên hơn 11% năm 2021] => Công ty đã hoạt động hiệu quả cao trong năm 2021. Tuy nhiên, Giá vốn hàng bán vẫn ở mức khá cao nhưng đã có sự cải thiện và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm trong năm 2021

3. Các nhóm chỉ số tài chính phổ biến:

Trong báo cáo tài chính có rất nhiều loại chỉ số khác nhau, mỗi chỉ số sẽ mang lại ý nhĩa riêng. Tuy nhiên, khi đánh giá doanh nghiệp, nhà đầu tư nên tập trung vào một số nhóm chỉ số phổ biến dưới đây:

Nhóm chỉ số khả năng sinh lời

Chỉ số khả năng sinh lời là chỉ số giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp và cổ đông. Có 4 chỉ số phổ biến phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp bao gồm:

Nhóm chỉ số khả năng thanh toán

Chỉ số khả năng thanh toán là chỉ số giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng đáp ứng việc trả nợ [Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn] của doanh nghiệp. Có 3 chỉ số phổ biến phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm:

Nhóm chỉ số khả năng hoạt động

Chỉ số khả năng hoạt động là chỉ số giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp [khả năng bán hàng, thu hồi nợ,..]. Có 4 chỉ số phổ biến phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:

Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính

Chỉ số khả năng hoạt động là chỉ số giúp nhà đầu tư đánh giá hiện trạng và sự thay đổi của doanh nghiệp trong cơ cấu về tài sản và nguồn vốn. Có 3 chỉ số phổ biến phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:

Chủ Đề