Các chỉ số xét nghiệm máu cho bà bầu

Mục đích của xét nghiệm máu khi mang thai là để đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, đồng thời dự đoán các nguy cơ cho thai kỳ và trong cuộc sinh. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm máu và kết quả thăm khám nói chung, bác sĩ sản khoa sẽ có hướng can thiệp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Các chỉ số xét nghiệm máu khi mang thai giúp chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi

Các xét nghiệm khi mang thai cần thiết

Theo ThS.BS Sao Hiêng  bác sĩ Khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh cho biết: Xét nghiệm máu khi mang thai để đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, đồng thời dự đoán các nguy cơ cho thai kỳ và trong cuộc sinh. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm máu và kết quả thăm khám nói chung, bác sĩ sản khoa sẽ có hướng can thiệp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Thông thường sauh khi nhận biết các dấu hiệu có thai, bà bầu cần làm những xét nghiệm như kiểm tra nhóm máu, yếu tố Rh, huyết đồ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi. Trong đó:

  • Nhóm máu: Xác định nhóm máu (O/ A/ B/ AB) của thai phụ để đề phòng phải truyền máu trong thai kỳ và trong cuộc sinh.Ví dụ điển hình là khi bạn bị chảy máu nhiều (xuất huyết) khi mang thai hoặc sinh.
  • Yếu tố Rh: Nếu nhóm máu người mẹ có yếu tố Rh-, trong khi người cha là Rh+ thì thai nhi có thể mang yếu tố Rh+, dẫn đến hệ quả là cơ thể người mẹ sản xuất những chất kháng thể, phá hủy hồng cầu ở thai nhi. Trường hợp này bác sĩ sẽ tiêm Globulin miễn dịch Rh vào cơ thể mẹ nhằm ngăn chặn nguy hiểm cho thai nhi.
  • Huyết đồ: Đánh giá hàm lượng sắt trong cơ thể có bị thiếu dẫn đến thiếu máu hay không. Nếu có, mẹ bầu sẽ được chỉ định bổ sung sắt. Ngoài ra, xét nghiệm máu khi mang thai còn phát hiện các bệnh rối loạn tế bào máu (bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia)  gây thiếu máu cho cả bà bầu và thai nhi.
  • Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi: Kiểm tra mẹ có bị nhiễm virus Rubella, Cytomegalo, viêm gan B, HIV, xoắn khuẩn gây bệnh giang mai hay không. Từ đó đánh giá mức độ rủi ro cho thai kỳ, đưa ra giải pháp phòng ngừa/ hạn chế tổn thương cho bé khi sinh ra.
  • Xét nghiệm Double test là xét nghiệm được chỉ định ở tất cả các thai phụ có thai trong quý đầu (giữa tuần thứ 9 đến hết tuần thứ 13) của thai kỳ. Đặc biệt là bắt buộc làm đối với những thai phụ có tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, thai phụ trên 35 tuổi, đang sử dụng thuốc hoặc các hóa chất có thể gây hại cho thai, bị bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin, bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai, có tiếp xúc với phóng xạ liều cao. Xét nghiệm Double test được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của sản phụ để đánh giá nồng độ freeBeta hCG và PAPP-A (pregnancy asscociated plasma protein-A). Xét nghiệm này cho phép phát hiện khoảng 95% thai kỳ mắc hội chứng Down.
  • Xét nghiệm Triple test: còn gọi là xét nghiệm bộ ba là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, hCG và Estriol.
  • Xét nghiệm máu tiểu đường thai kỳ: Xét nghiệm máu cho bệnh tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện ở tuần 24-28 của thai kỳ. Nếu phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh này, bác sĩ có thể đề nghị làm xét nghiệm sớm hơn. Xét nghiệm thường liên quan đến việc dung nạp glucose (GTT), vì vậy trước khi xét nghiệm cần phải nhịn ăn (không ăn hoặc uống) qua đêm. Nếu có lượng đường trong máu cao trong xét nghiệm dung nạp glucose, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, điều đó có nghĩa là bạn có thai kỳ có nguy cơ cao và cần được chăm sóc và quản lý đặc biệt. Nếu bệnh tiểu đường không được quản lý cẩn thận, bệnh có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng cho thai phụ và em bé. Vì vậy cần đến các bác sĩ chuyên khoa sản giúp đỡ trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường trong thai kỳ.

Khi nào cần xét nghiệm máu?

Bà bầu cần làm xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là thời gian lý tưởng, tuy nhiên, nếu vì lý do gì đó mà mẹ bầu chưa làm xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì cần tư vấn bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

Xét nghiệm máu khi mang thai được thực hiện ở đâu?

Tại cơ sở y tế có khoa xét nghiệm máu dành cho bà bầu. Thông thường, khi đi khám thai định kỳ, bà bầu sẽ được bác sĩ hẹn thời gian và địa điểm làm các xét nghiệm máu.

Quy trình lấy máu, xét nghiệm máu, trả kết quả tại Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh luôn đảm bảo hai tiêu chí: nhanh chóng và chính xác.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hà  Trưởng khoa Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh chia sẻ: Khoa Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được trang bị các thiết bị lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản và phân tích mẫu thế hệ mới nhất của các hãng nổi tiếng của các nước như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Thụy Sỹ Đồng thời, áp dụng các phương pháp xét nghiệm cao cấp: sinh học phân tử, giúp đưa ra các kết quả xét nghiệm nhanh và chính xác nhất.

Sản phụ nên đi khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sàng lọc theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi quản lý sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt là các sàng lọc để tầm soát dị tật sớm cho em bé từ những tháng thai đầu tiên PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hà nói thêm.

Kết quả xét nghiệm được lưu trữ trực tuyến giúp bác sĩ và bệnh nhân dễ dàng truy cập nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật của thông tin. Làm xét nghiệm tại BVĐK Tâm Anh, mẹ bầu luôn yên tâm vì quy trình nhanh gọn, kết quả chính xác, kết hợp chặt chẽ với các khoa, nếu gặp vấn đề bất thường trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được tư vấn và theo dõi thai kỳ với các bác sĩ sản khoa hàng đầu cả nước.

Xem thêm

  • Những điều cần biết về xét nghiệm khi mang thai tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Khám thai định kỳ và các mốc khám thai quan trọng
  • Chuẩn bị trước khi mang thai như thế nào
  • Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn gì khi mang thai

Ngoài xét nghiệm máu, bà bầu có thể phải làm những xét nghiệm khi mang thai như:

Xét nghiệm nước tiểu: Đo lượng protein, albumin, nitrite trong nước tiểu xem mẹ có mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, bị bệnh tiểu đường thai kỳ hay không.
 Xét nghiệm sàng lọc di truyền bằng kỹ thuật sinh thiết gai nhau, chọc dò nước ối: Được bác sĩ chỉ định trong trường hợp có hình ảnh siêu âm bất thường, hoặc mẹ lớn tuổi (trên 35), gia đình có tiền sử bệnh di truyền, mẹ từng sinh con bị dị tật bẩm sinh.

  • Sinh thiết gai nhau  CVS (tiến hành khi thai ở khoảng tuần 10  12): Phân tích các bất thường nhiễm sắc thể của mẫu tế bào lấy ở màng đệm bao quanh phôi thai, qua đó chẩn đoán sớm một số bệnh di truyền nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwads
  • Chọc dò nước ối (tiến hành khi thai ở khoảng tuần 15  18): Một lượng nước ối chứa các tế bào từ da của em bé được hút ra để kiểm tra nhằm tầm soát hội chứng Down, dị tật ống thần kinh

BÌNH MINH

Video liên quan