Các chỉ tiêu đánh giá quy mô nguồn nhân lực


niệm này thì những ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhƣng

không muốn làm việc thì không đƣợc tính vào nguồn nhân lực xã hội. Còn một số



quốc gia khác lại xem nguồn nhân lực là toàn bộ dân số và có khả năng lao động,

quan niệm này không có giới hạn về tuổi.

Ở Việt Nam theo cách xác định của Tổng cục Thống kê, thì cách xác định

nguồn nhân lực bao gồm những ngƣời đang làm việc và những ngƣời chƣa làm

việc nhƣng có nhu cầu tìm việc và sẵn sàng làm việc. Nguồn nhân lực còn đƣợc gọi

với khái niệm lực lƣợng dân số tham gia hoạt động kinh tế. Nguồn nhân lực có thể

đƣợc phân chia nhƣ sau:

- Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cƣ: Bao gồm toàn bộ những ngƣời trong độ tuổi

lao động, có khả năng và nhu cầu lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay

không có việc làm và còn gọi là lực lƣợng lao động.

- Nguồn nhân lực đang làm việc: Là số lao động trong các ngành kinh tế bao gồm lao

động làm công ăn lƣơng và lao động tự làm còn gọi là lao động tham gia hoạt động

kinh tế.

- Nguồn nhân lực dự trữ: Bao gồm những ngƣời trong lực lƣợng lao động chƣa có

nhu cầu làm việc, chƣa tham gia làm việc gọi là dân số không tham gia hoạt động

kinh tế nhƣ ngƣời nội trợ, ốm đau, tàn tật và đi học.

* Chất lƣợng nguồn nhân lực: Là trạng thái nhất định thể hiện mối quan hệ giữa các

yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lƣợng nguồn

nhân lực không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà còn phản

ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội. Bởi lẽ chất lƣợng nguồn nhân lực

cao sẽ tạo động lực mạnh mẽ hơn với tƣ cách không chỉ là nguồn lực của sự phát

triển mà còn thể hiện mức độ văn minh của một xã hội [23]. Trình độ học vấn và

trình độ chuyên môn kỹ thuật theo nhóm tuổi, theo giới tính, dân tộc là những chỉ

tiêu cơ bản để đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực. Ngoài ra chất lƣợng nguồn

nhân lực còn thể hiện ở tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu chia theo các đặc

trƣng, thiên hƣớng ngành nghề.

Tuy nhiên chất lƣợng nguồn nhân lực xét về mặt xã hội đƣợc thể hiện qua

một số hệ thống chỉ tiêu chủ yếu sau:



- Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe của dân cƣ: Sức khỏe là trạng thái thoải mái

về chất, tinh thần và xã hội chứ không phải đơn thuần là có bệnh tật hay không. Sức

khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và

tinh thần. Hiện trạng sức khỏe đƣợc đánh giá nhƣ về chiều cao, cân nặng, tình trạng

thị lực, tai mũi họng, thần kinh, nội ngoại khoa... và có thể chia theo 3 cấp độ tốt trung bình - yếu.

Bên cạnh việc đánh giá sức khỏe của ngƣời lao động ngƣời ta còn nên ra các

chỉ tiêu đánh giá sức khỏe của quốc gia qua các nhóm chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu y tế

cơ bản, chỉ tiêu về tình hình bệnh tật cụ thể nhƣ sau:

+ Tuổi thọ trung bình.

+ Chiều cao, cân nặng trung bình của thanh niên.

+ Tỷ lệ sinh thô, tỷ lệ chết thô, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.

+ Tỷ lệ tử vong của trẻ em dƣới 1 tuổi và dƣới 5 tuổi.

+ Tỷ lệ trẻ em sơ sinh dƣới 2500g.

+ Tỷ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ dƣới 5 tuổi.

+ Tỷ lệ ngƣời mắc bệnh truyền nhiễm, nhóm bệnh có tiêm chủng.

- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của ngƣời lao

động với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội, là khả năng về tri thức

và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản. Trình độ văn hóa biểu hiện

mặt bằng dân trí của một quốc gia. Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là một chỉ

tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lƣợng nguồn nhân lực và tác động trực tiếp

đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hóa tạo khả năng tiếp thu và

vận dụng hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.

Trình độ văn hóa đƣợc cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không

chính quy và đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu cơ bản sau:

+ Tỷ lệ dân số biết chữ (tính những ngƣời từ đủ 10 tuổi trở nên).

+ Số năm đi học trung bình (tính những ngƣời từ đủ 15 tuổi trở nên).



+ Tỷ lệ ngƣời đi học chia theo các cấp tiểu học, trung học phổ thông, trung

học cơ sở so với dân số trong độ tuổi đi học.

+ Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông đúng tuổi.

* Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật:

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm trách công

việc về quản lý hoặc hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết,

khả năng thực hành về chuyên môn nào đó mà ngƣời lao động đƣợc đào tạo ở các

trƣờng trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và có khả năng chỉ đạo, quản lý

công việc thuộc chuyên môn nhất định. Trình độ kỹ thuật thƣờng dùng để chỉ trình

độ của ngƣời đƣợc đào tạo các trƣờng kỹ thuật, đƣợc trang bị kiến thức, kỹ năng

thực hành để thực hiện công việc nhất định. Những ngƣời hoạt động trong các lĩnh

vực kỹ thuật có thể qua đào tạo hoặc chƣa qua đào tạo nhƣng có thâm niên làm

việc một thời gian nhất định có trình độ cấp bậc công nhân tƣơng đƣơng bậc 3 trở

nên.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động phản ánh kiến thức và kỹ năng của lao

động, phản ánh chất lƣợng lao động đƣợc hình thành thông qua hệ thống giáo dục

và đào tạo. Trình độ chuyên môn là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của một

nền kinh tế. Nó cũng phản ánh khả năng làm việc của ngƣời lao động nhằm đáp

ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng lao động.

- Đo lƣợng trình độ chuyên môn kỹ thuật với một số chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với lực lƣợng lao động.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề so với lực lƣợng lao động.

+ Tỷ lệ đại học, trên đại học, trung học chuyên nghiệp so với dân số.

+ Cơ cấu lao động chuyên môn kỹ thuật chia theo cấp đại học, cao đẳng,

trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật.

* Phát triển nguồn nhân lực:

- Khái niệm phát triển nguồn nhân lực đƣợc hiểu ở góc độ hoàn thiện, nâng cao chất

lƣợng nguồn nhân lực và có điều chỉnh hợp lý số lƣợng. Để có thể phát



triển nguồn nhân lực, xét từ góc độ vĩ mô phải có cơ chế chính sách tác động vào

nguồn nhân lực [14]. Nhƣ vậy có thể hiểu khái niệm phát triển nguồn nhân lực là

tổng thể cơ chế chính sách và biện pháp hoàn thiện nâng cao chất lƣợng nguồn

nhân lực gồm trí tuệ, phẩm chất tâm lý xã hội và điều chỉnh hợp lý về số lƣợng

nhằm đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát

triển.

- Mức độ phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia đƣợc thể hiện một số chỉ tiêu

cơ bản nhƣ sau:

+ Số lƣợng giáo viên (cấp tiểu học và phổ thông/10.000 dân).

+ Số kỹ sƣ/10.000 dân.

+ Số bác sỹ, y sỹ, dƣợc sỹ/10.000 dân.

+ Tỷ lệ học sinh nhập học cấp tiểu học đúng tuổi và tỷ lệ nhập học lớp 1 so

với số dân cùng độ tuổi.

Hiện nay, trên thế giới đang phổ biến chỉ tiêu HDI (Human Development

Index) đánh giá chất lƣợng, trình độ phát triển nguồn nhân lực hay còn gọi cách

khác là chỉ số phát triển con ngƣời.

Ngày nay cùng với việc phát triển nguồn nhân lực, ngƣời ta quan tâm nhiều

đến yếu tố phát triển và mức độ chênh lệch giữa các khu vực dân cƣ, giữa các vùng

miền và các nhóm dân tộc khác nhau. Mặt khác nguồn nhân lực đóng vai trò quan

trọng trong phát triển kinh tế. Nếu mức độ sử dụng vốn, công nghệ có hiệu quả hay

không sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố con ngƣời. Một quốc gia dân số có trình độ

học vấn thấp, lao động không đƣợc đào tạo, sức khỏe yếu thì khả năng tăng trƣởng

kinh tế không thể cao và thiếu bền vững. Vì thế quan hệ giữa phát triển nguồn nhân

lực và tăng trƣởng kinh tế là quan hệ nhân quả.

* Sử dụng nguồn nhân lực: Là khái niệm chỉ sự khả dụng lao động trong

nền kinh tế quốc dân, bao hàm giá trị về số lƣợng và khả năng thu hút lao động

trong các ngành kinh tế. Chất lƣợng sử dụng đƣợc xem xét, đánh giá nhƣ cơ cấu

lao động có việc làm trong các ngành kinh tế, năng suất lao động, lao động theo vị

thế việc làm, cơ cấu đào tạo, tỷ lệ lao động làm công hƣởng lƣơng, lao động tự tạo