Các chiến lược kinh doanh nhà hàng

Ngành F&B vẫn luôn là thị trường nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển. Và mở nhà hàng là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến, được nhiều người lựa chọn nhất. Vậy nhưng để thành công trong lĩnh vực này thì không hề đơn giản. Cùng bePOS tìm hiểu những kinh nghiệm mở nhà hàng cần nắm vững để mở nhà hàng kinh doanh tránh mọi thua lỗ.

Những lưu ý phải biết trước khi mở nhà hàng kinh doanh

Kinh doanh nhà hàng có điểm hấp dẫn bởi nhu cầu về ăn uống không ngừng gia tăng. Tuy nhiên chúng ta dễ thấy rằng rất nhiều người vay vốn mở nhà hàng để kinh doanh và cũng nhanh chóng thua lỗ, thanh lý quán bởi nhiều nguyên nhân đến từ quản lý, vận hành, cạnh tranh thị trường,…

Các chiến lược kinh doanh nhà hàng
Mở nhà hàng thành công cần kinh nghiệm thực tiễn

Vậy có nên mở nhà hàng ăn uống không? Câu trả lời là có nếu bạn tự tin và có đủ kinh nghiệm. Kinh doanh nhà hàng ăn uống không phải ngày một, ngày hai lưu lại là có thể thành công mà cần phải thêm cả kinh nghiệm. Dưới đây sẽ là những lưu ý khi mở nhà hàng được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn.

Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp

Tư vấn nhà hàng có rất nhiều lựa chọn theo mô hình khác nhau, tùy theo nguồn vốn, địa điểm, lợi thế cạnh tranh của chủ cửa hàng mà có thể lựa chọn như:

  • Nhà hàng cao cấp: Hay có thể gọi mô hình này theo tên tiếng anh là Fine Dining. Đây là cách mở nhà hàng dành cho những ai có nguồn vốn nhiều, địa điểm quán đẹp,… định hướng đến khách hàng từ trung và cao cấp trở lên. Xác định mở mô hình nhà hàng cao cấp cần trau chuốt từ decor đến chất lượng dịch vụ và món ăn sang trọng. Đổi lại, khách sẵn sàng chấp nhận chi trả mức giá cao để nhận về trải nghiệm chất lượng dịch vụ tương xứng.

    Các chiến lược kinh doanh nhà hàng
    Mô hình nhà hàng cao cấp

  • Nhà hàng bình dân: Đây là mô hình mở nhà hàng phổ biến nhất. Không cần nhiều vốn, có thể phục vụ đa dạng thực khách khác nhau từ bình dân đến những khách hàng trung lưu, thượng lưu,… vẫn có thể ghé đến nhà hàng bình dân của bạn. Và ngược lại, bạn cần cạnh tranh về mặt giá cả, chất lượng đồ ăn, phục vụ,… với rất, rất nhiều nhà hàng bình dân đối thủ.

    Các chiến lược kinh doanh nhà hàng
    Mở nhà hàng bình dân giá thành phải chăng giúp thu hút khách

  • Mô hình nhà hàng đồ ăn nhanh (Fastfood): Mô hình này ngày càng phát triển và có phần áp đảo hơn. Đặc điểm mô hình này là thường mở theo dạng chuỗi ở khu đông dân. Ta rất quen thuộc với những “ông lớn” ngành Fast Food thuộc các chuỗi nhà hàng tại Việt Nam đình đám như: KFC, Lotteria, McDonald’s, Burger King,… Từ đồ ăn đến phong cách phục vụ đều theo phong cách nhanh chóng, chế biến tại chỗ và dễ dàng mang đi, giao hàng.

    Các chiến lược kinh doanh nhà hàng
    Mô hình kinh doanh Fastfood rất hút khách tại Việt Nam

  • Nhà hàng Bistro / Café: Mô hình này xuất phát từ phương Tây, nhanh chóng có mặt và phổ biến tại thị trường Việt Nam. Không chỉ phục vụ và chú trọng đồ ăn, mô hình quán Bistro hay Café còn phục vụ và chú trọng đến nước uống, bánh ngọt. Không cần diện tích quá lớn, đầu tư quá sang trọng,… quan trọng và chất và phong cách riêng bởi tập khách hàng mà mô hình nhà hàng bistro / Café hướng tới thường trẻ hoặc dân văn phòng.
    Các chiến lược kinh doanh nhà hàng
    Mở nhà hàng Bistro thu hút tập khách hàng giới trẻ và dân văn phòng
  • Mô hình nhà hàng Buffet tự chọn: Nhà hàng Buffet có quy mô tương đối lớn, hướng đến tập khách hàng đa dạng. Kinh doanh nhà hàng ăn uống Buffett từ bình dân đến cao cấp đều có. Bởi tính nổi bật là khách hàng được trải nghiệm đa dạng món ăn, ăn thoải mái vì tất cả chung 1 mức giá cố định. Nhà hàng tính toán và “mẹo” riêng để vừa mang lại hài lòng khách hàng vừa đảm bảo doanh thu và lợi nhuận.

    Các chiến lược kinh doanh nhà hàng
    Đầu tư nhà hàng Buffett vốn lớn nhưng lợi nhuận cũng cao

  • Nhà hàng nhượng quyền thương hiệu: Đây là cách kinh doanh mở nhà hàng đơn giản, không cần phải quá lo lắng về setup quán, thực đơn, chế biến, đào tạo phục vụ, Marketing và “chỗ đứng” cạnh tranh trên thị trường. Bởi đã là nhà hàng nhượng quyền thì đều có tiêu chuẩn chung. Thực tế tư vấn nhà hàng nhượng quyền có nên mở hay không phụ thuộc rất lớn vào việc bạn có đủ nguồn vốn để đầu tư hay không. Bởi cái bạn cần là nguồn vốn ban đầu bỏ ra (bao gồm cả tiền đầu tư và phí nhượng quyền) lớn cũng như vị trí nhà hàng tốt.

    Các chiến lược kinh doanh nhà hàng
    Chuỗi nhượng quyền thường có vị trí tốt, thu hút khách hàng

Xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng

Đây cũng là một trong những điểm rất quan trọng trong lưu ý khi mở nhà hàng. Tùy theo các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mà lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Xác định đúng tập khách hàng tiềm năng nhờ vậy giúp hiểu khách hàng, tiết kiệm thời gian lên ý tưởng décor, thực đơn món ăn, yêu cầu phục vụ,… Kinh nghiệm mở nhà hàng là nếu tối ưu được những điểm này giúp thu hút và tăng lượng khách hàng, tối đa doanh thu hiệu quả.

Các chiến lược kinh doanh nhà hàng
Mỗi nhóm khách hàng sẽ có tiêu chí riêng về món ăn, phong cách phục vụ

Có nhiều cách để phân loại nhóm khách hàng nhưng tựu chung lại thì có 4 nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng thường gặp khi kinh doanh nhà hàng:

  • Nhóm khách hàng thu nhập cao, sành ăn, sẵn sàng chi trả chi phí để sử dụng dịch vụ. Lưu ý để thu hút tập khách hàng này phải dến từ cả không gian sang trọng, món ăn chất lượng, phục vụ tiêu chuẩn,… Họ mang lại doanh thu cao cho nhà hàng nhưng cũng bởi “sành” nên họ sẵn sàng thể hiện thái độ dò xét, so sánh giữa nhà hàng bạn với những nhà hàng khác. Tuy vậy, chỉ cần nhà hàng bạn chiếm được cảm tình của nhóm khách này, yên tâm họ sẽ là khách hàng trung thành.
  • Nhóm khách hàng dễ tính, đơn giản: Họ thường là nhóm người trẻ độc thân hoặc các gia đình trẻ, gia đình nhỏ. Tiếp cận và làm hài lòng tập khách hàng này không quá khó, chỉ cần bạn có mức giá hợp lý, chất lượng đồ ăn ổn và cửa hàng ở những vị trí tốt là có thể thu hút đông nhóm khách hàng này.
  • Nhóm khách hàng thích trải nghiệm mới lạ (dịch vụ, đồ ăn,…): Đây là tập khách hàng tiềm năng, họ sẽ sẵn sàng chi trả mức giá tốt nếu nhà hàng bạn mở có những điểm mới lạ, thu hút để họ muốn khám phá và trải nghiệm. Nhà hàng bạn có thể sẽ nhanh chóng nổi tiếng. Tuy nhiên, để giữ chân những khách hàng thích cái mới, thay đổi và trải nghiệm đúng là không đơn giản. Tốt nhất là nên tối ưu chất lượng và phong thái phục vụ để gây ấn tượng với khách hàng từ lần đầu tiên.
  • Nhóm khách hàng quan tâm đến môi trường và sức khỏe: Tuy chiếm một tập tương đối nhỏ nhưng tập khách hàng này ngày càng có xu hướng gia tăng. Họ có tiêu chuẩn và yêu cầu đồ ăn tốt cho sức khỏe, sạch sẽ và bảo vệ môi trường. Vì vậy, bên cạnh chất lượng và món ăn, bạn cần đặc biệt chú ý thêm về không gian quán và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tạo ra điểm khác biệt của sản phẩm và đưa ra concept chung

Nếu bạn băn khoăn mở nhà hàng, mở quán ăn nhỏ cần những gì? Thì câu trả lời không phải chỉ có khách hàng hay mô hình kinh doanh mà còn phải tìm ra concept chung cho nhà hàng lẫn điểm khác biệt trong sản phẩm.

Các chiến lược kinh doanh nhà hàng

Điểm nhấn khác biệt từ món ăn rất quan trọng

  • Tạo dấu ấn khác biệt để đưa nhà hàng bạn “chiếm lĩnh” tâm trí khách hàng. Thị trường ngày càng bão hòa, người người nhà nhà mở nhà hàng, quán ăn,… Vậy mở quán ăn cần những gì? Muốn nổi bật và chiến thắng đa số cần khác biệt. Khác biệt đó có thể đến từ: món ăn, không gian, phong cách phục vụ, dịch vụ nhà hàng,… Hãy lấy sự khác biệt đó làm lợi thế cạnh tranh cho bạn.
  • Thống nhất Concept chung: Tạo sự khác biệt không có nghĩa là hôm nay bạn làm thế này, ngày mai lại chuyển hướng khác chuyển hướng liên tục hoặc không gian hướng phong cách này nhưng món ăn lại theo phong cách kia. Ví dụ không thể thiết kế không gian nhà hàng theo phong cách cổ điển, vintage nhưng nhạc cho nhà hàng lại là nhạc Remix giới trẻ hay tệ hơn là Menu đồ ăn Nhật nhưng phục vụ ăn uống bằng dao, dĩa kiểu Tây chẳng hạn,…Bản thân chủ nhà hàng loạn, khách hàng cũng không hiểu và không thấy thoải mái thưởng thức đồ ăn.

Phân tích đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu thị trường

Một trong những lưu ý quan trọng nhất khi mở nhà hàng kinh doanh. Từ cửa hàng nhỏ đến đặc biệt làn những chuỗi nhà hàng quy mô lớn, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng” là vì thế.

Trước khi bắt tay xác định vay vốn mở nhà hàng, hãy tự làm bản kế hoạch, xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp, phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu của nhà hàng mình, so sánh với đối thủ (thực đơn, chương trình ưu đãi, thị phần,…), tìm hiểu tường tận về tập khách hàng và thị hiếu, thói quen ăn uống của họ, đưa ra cơ hội, thách thức thị trường.

Bổ sung kiến thức về vận hành nhà hàng hoàn hảo

Có mô hình kinh doanh tốt, tập khách hàng tiềm năng, đảm bảo chất lượng món ăn,… chưa đủ để thành công. Rất nhiều chủ nhà hàng, quán ăn bắt tay vào kinh doanh nhưng vẫn không thôi loay hoay vấn đề về vận hành nhà hàng như: quản lý thu chi, kiểm soát nhân sự, tối ưu chất lượng phục vụ,… Cuối cùng, tiêu tốn thời gian vừa làm vừa sửa, ảnh hưởng đến cả chất lượng đồ ăn, không tối ưu khách hàng.

Các chiến lược kinh doanh nhà hàng

Vận hành nhà hàng hoàn hảo giúp tiết kiệm chi phí, tối đa doanh thu

Vì vậy bổ sung kiến thức về vận hành nhà hàng hoàn hảo đặc biệt quan trọng. Những lưu ý vận hành nhà hàng hoàn giúp chủ nhà hàng quản lý một cách bài bản, chuyên nghiệp về tài chính, nhân sự, trang thiết bị, vệ sinh an toàn thực phẩm,… Là nền tảng giúp nhà hàng phát triển hoạt động kinh doanh bứt phá.

Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ cho nhà hàng

Tất cả những trang thiết bị dụng cụ cần chuẩn bị cho nhà hàng tùy theo quy mô, mô hình kinh doanh món ăn,… sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản chia ra các phân loại:

Các chiến lược kinh doanh nhà hàng

Trang thiết bị nhà hàng bao gồm rất nhiều dụng cụ khác nhau

  • Thiết bị bếp: hệ thống bếp (bếp gas, bếp từ,…), lò nướng, lò vi sóng, các loại nồi chảo, dụng cụ nấu bếp, dụng cụ lưu trữ thức ăn (tủ, hộp,…),…
  • Dụng cụ phục vụ nhà hàng: bộ dụng cụ phục vụ bàn ăn (bát, đĩa, đũa, muỗng, thìa, dao, dĩa,…), ly chén cốc, xe đẩy phục vụ đồ ăn, bình nước, xô ướp, xô đá, khay bê đồ ăn,…
  • Thiết bị quầy pha chế: cốc ly chén, tủ kệ đựng và bảo quản rượu, đồ uống, nguyên liệu pha chế, tủ đá, bồn rửa,…
  • Thiết bị hỗ trợ quản lý bán hàng chuyên nghiệp: máy tính tiền, máy tin hóa đơn, két tiền,…

Huy động vốn mở nhà hàng

Mở nhà hàng ăn uống cần bao nhiêu vốn là câu hỏi đầu tiên mọi người đều quan tâm. Rất nhiều chi phí bắt buộc để có thể mở một nhà hàng như: chi phí mặt bằng, nội ngoại thất, thiết bị bếp, nguyên vật liệu, nhân sự,… Không phải ai cũng sẵn sàng có luôn nguồn vốn lớn như vậy, nên cần cân nhắc đến các nguồn huy động vốn như:

Các chiến lược kinh doanh nhà hàng

Cần chuẩn bị vốn kĩ lưỡng trước khi quyết định mở kinh doanh nhà hàng

  • Vốn chủ sở hữu: Bản thân bạn quyết định kinh doanh mở nhà hàng cần có khoản vốn nhất định trong tay. Có thể số tiền tích lũy tiết kiệm từ trước không quá lớn nhưng cũng là một khoản hỗ trợ.
  • Vốn vay từ người thân, bạn bè: Bạn có thể huy động từ người thân, bạn bè. Thậm chí nguồn vốn này có thể còn chẳng mất lãi nhiều.
  • Vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng: Không khó để vay vốn từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, miễn là bạn nắm rõ được thủ tục, hợp đồng, thương lượng cân nhắc lãi suất hợp lý.
  • Vốn đầu tư từ đối tác: Nếu mô hình nhà hàng của bạn lớn, thu hút có thể kêu gọi vốn đầu tư cùng hợp tác góp vốn kinh doanh, phân chia lợi nhuận.

Nhượng quyền nhà hàng hay tự mở quán kinh doanh

Ngày càng nhiều mô hình kinh doanh nhượng quyền nhà hàng mở ra, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường như: Phở 24, Trung Nguyên, Kafa, Lẩu Phan,… Nhưng cũng rất rất nhiều những “ông lớn” các chuỗi nhà hàng tại Việt Nam phải thu hẹp quy mô, dần rời khỏi cuộc đua nhượng quyền như: Món Huế, Chuỗi trà sữa Ten Ren, Soya Garden, Gloria Jean’s Coffees,…

Các chiến lược kinh doanh nhà hàng

Mô hình nhượng quyền rất phổ biến tại Việt Nam

Vậy nguyên nhân do đâu, khó khăn và rủi ro khi kinh doanh nhượng quyền là gì và làm sao để biết liệu chuỗi nhượng quyền này thành công hay không?

>> Xem thêm: [MỚI NHẤT] 9 BƯỚC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ

Những yếu tố nào mà người chủ cần có để có thể mua nhượng quyền nhà hàng

Chắc chắn không có một công thức chung nào cho mọi mô hình nhượng quyền thành công nhưng để kinh doanh lâu dài, chắc chắn cần lưu ý về những yếu tố trước khi mua nhượng quyền nhà hàng.

  • Chuẩn bị vốn: Quyết định tìm hiểu và chọn kinh doanh theo cách mua nhượng quyền nhà hàng, bạn phải tìm hiểu và chuẩn bị khoản phí nhượng quyền lớn. Phí nhượng quyền sẽ càng lớn nếu thương hiệu bạn muốn mua lại càng nổi tiếng. Chưa kể đầu tư vào xây dựng nhà hàng, phí chiết khấu doanh thu,…
  • Phải có kiến thức, kĩ năng nhất định trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng thì người đứng đầu những chuỗi nhượng quyền mới có thể tin tưởng đặt bút ký hợp đồng với bạn.
  • Mô hình kinh doanh phải chuẩn chỉnh theo chuỗi nhà hàng nhượng quyền: Nhượng quyền mở nhà hàng rất quan trọng vấn đề thương hiệu. Vì vậy, mua nhượng quyền và xây dựng nhà hàng buộc bạn phải tuân theo những quy tắc và yêu cầu riêng nhất định của bên chủ thương hiệu từ menu, décor, nhân viên,… Không thể tự do vận hành nhà hàng theo ý muốn sáng tạo của bản thân.

Khó khăn/rủi ro lớn nhất khi kinh doanh nhượng quyền là gì?

Nếu tự kinh doanh thương hiệu riêng, bạn có thể tự chủ tất cả, có bao nhiêu vốn đầu tư bấy nhiêu,… Và đổi lại phải tự setup từ đầu, chưa có thương hiệu, chưa tạo được tiếng vang trên thị trường,… so với nhượng quyền thương hiệu nhà hàng. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều những khó khăn, rủi ro khi bắt tay vào kinh doanh nhượng quyền mà mọi chủ nhà hàng cân cân nhắc trước khi quyết định. Điển hình như:

Các chiến lược kinh doanh nhà hàng

Không phải cứ kinh doanh nhượng quyền đều thành công

  • Tranh chấp giữa các cơ sở kinh doanh: nhượng quyền nhà hàng cần rất nhiều thủ tục pháp lý, hợp đồng,… Rất nhiều tranh chấp trước, trong và sau khi nhượng quyền về quản lý vận hành, chia sẻ doanh thu – chi phí, ảnh hưởng thương hiệu,…
  • Chia sẻ rủi ro kinh doanh với bên chủ nhượng quyền thương hiệu. Đặt bút kí hợp đồng, đồng nghĩa với việc bạn giúp chính chủ quyền thương hiệu nhà hàng mở rộng thị trường và tập khách hàng. Tuy nhiên, không phải mọi mô hình đều có thể thành công nên bạn cần chấp nhận chia sẻ cả rủi ro này.
  • Ảnh hưởng theo “chuỗi”. Đây vừa là lợi nhưng vừa là điểm cần lưu ý cách mở nhà hàng nhượng quyền. Nếu một cửa hàng có ảnh hưởng tốt, tạo tiếng vang, toàn bộ chuỗi sẽ nhận được tích cực đó, Ngược lại chỉ cần một nhà hàng trục trặc, dễ ảnh hưởng lên toàn bộ chuỗi nhượng quyền.

Làm thế nào để tính được tỷ lệ thành công của Chuỗi quán ăn mà mình sẽ mua nhượng quyền?

Có nên mở nhà hàng ăn uống nhượng quyền không trong khi không có bất cứ mô hình kinh doanh nào là chắc thắng hoàn toàn 100%. Chỉ có thể đảm bảo rủi ro thấp nhất và tỷ lệ thành công được cao nhất dựa trên kinh nghiệm quản lý vận hành, Marketing,… của hệ thống nhượng quyền.

Trên thế giới, tỷ lệ thành công – thất bại được tính là: 25% thất bại do người nhượng quyền, 25% do môi trường và 50% do bên nhận nhượng quyền thương hiệu. Còn tại Việt Nam, theo nghiên cứu vẫn có đến hơn 20% mô hình nhượng quyền hiện nay không thành công.

Các loại báo cáo chủ nhà hàng phải biết khi kinh doanh quán ăn

Làm chủ kinh doanh đồng nghĩa với việc bạn phải nắm được tất cả tình hình vận hành, doanh thu, chi phí, hoạt động nhân sự,… của nhà hàng. Tất cả cần được thể hiện qua báo cáo rõ ràng, tổng hợp. Có như vậy mới kiểm soát được lời lãi, hàng hóa,… chi tiết.

Các chiến lược kinh doanh nhà hàng

Lập báo cáo chi tiết giúp chủ nhà hàng nắm được tình hình kinh doanh

Dưới đây là 3 loại báo cáo cơ bản nhất chủ nhà hàng cần nắm được.

Báo cáo chỉ số kinh doanh

Đây là một trong những báo cáo quan trọng nhất, cho biết về doanh thu, chi phí và lãi – lỗ của nhà hàng chi tiết.

Đọc Báo cáo chỉ số kinh doanh cần phải hiểu được các con số về: doanh thu từ nhà hàng, giá vốn nguyên vật liệu, Lợi nhuận gộp (Doanh thu bán hàng trừ chi phí giá vốn), Chi phí hoạt động (quản lý vận hành, nhân viên, điện, nước,…), Chi phí lãi vay (nếu có), Thu nhập trước thuế và Lợi nhuận sau thuế.

Báo cáo tổng hợp

Trong báo cáo tổng hợp nhà hàng này sẽ bao gồm cả thông tin chung về nhà hàng, tình hình hoạt động, báo cáo tình hình tài chính kinh doanh, báo cáo nhân lực và đào tạo,…

Báo cáo thành quả

Báo cáo thành quả tương tự báo cáo kết quả kinh doanh. Bao gồm có 4 phần chính về doanh thu, chi phí, thuế và lãi. Báo cáo này cần phải có định kỳ, hàng tháng, hàng quý và tổng hợp theo năm để kịp thời nắm được vận hành nhà hàng.

Cách lên chiến lược Marketing bùng nổ doanh số cho nhà hàng trong chuỗi ngày khai trương

Sau khi làm rõ vấn đề mở nhà hàng ăn uống cần bao nhiêu vốn, mở nhà hàng hay mở quán ăn nhỏ cần những gì,… Thì cần quan tâm đến cách lên chiến lược Marketing hiệu quả cho nhà hàng. Đặc biệt trong kinh doanh với chuỗi ngày khai trương cần phải gây được thu hút và chú ý đặc biệt trước nhất. Sau đó mới đến chiến lược duy trì Marketing.

Các chiến lược kinh doanh nhà hàng

Đẩy mạnh Marketing nhà hàng để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng

7 bước cần có trong chiến lược Marketing

Một kế hoạch Marketing chuẩn giúp bạn phác họa bức tranh tổng thể về thị trường, khách hàng, đối thủ, hiểu được ưu – nhược điểm của nhà hàng để xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp hiệu quả. Dưới đây là 7 bước cần có trong chiến lược Marketing

  • Bước 1: Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Lên kế hoạch và trả lời những câu hỏi về: thị trường đang vận động thế nào, phân khúc thị trường nào còn bỏ ngỏ, đối thủ cạnh tranh là những ai, điểm mạnh / điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, xu hướng tương lai của thị trường phát triển như thế nào,… trong ngành nhà hàng của bạn.

  • Bước 2: Nghiên cứu khách hàng

Cụ thể nhà hàng bạn sẽ đó những tập khách như thế nào, thói quen và hành vi ăn uống sử dụng dịch vụ của họ như thế nào, cần phải làm gì để thu hút tập khách hàng này (món ăn, không gian nhà hàng, chất lượng phục vụ, giá cả,…)

  • Bước 3: Xác định phân khúc khách hàng hướng đến

Xác định cụ thể một nhóm phân khúc thị trường cụ thể, hướng đến một nhóm nhỏ mà nhà hàng bạn tự tin thu hút và lôi kéo được. Khi đã nắm chắc thị phân nhỏ đó, sẽ dễ dàng mở rộng sang những phân khúc khác.

  • Bước 4: Xây dựng và truyền tải thông điệp

Nhiều người nghĩ mở quán ăn nhỏ không cần phải Marketing, thông điệp phức tạp,… Nhưng lợi thế mạng xã hội giúp lan tỏa thông điệp gần như “miễn phí”.

Hãy xây dựng và truyền tải thông điệp nói lên: điểm mạnh quán, triển vọng quán, lợi ích khách hàng nhận được khi đến với quán,…

  • Bước 5: Lựa chọn kênh Truyền thông Marketing

Công cụ giúp bạn truyền tải thông điệp và đến gần hơn với khách hàng. Một số kênh truyền thông Marketing phổ biến gồm: quảng cáo truyền hình, quà tặng, poster khẩu hiệu tờ rơi, Marketing qua SMS, Email,… Sử dụng các kênh Mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram,…

  • Bước 6: Mục tiêu về doanh thu và thương hiệu

Hãy đảm bảo mục tiêu của bạn rõ ràng, đo lường được bằng con số cụ thể, có tính thực tế và hạn định thời gian chính xác.

  • Bước 7: Lên ngân sách và kế hoạch tối ưu ngân sách Marketing

Dựa vào vốn và mục tiêu doanh thu, bạn thiết lập ngân sách Marketing dự trù. Tính toán chi phí dành cho 1 khách hàng, chi phí cho 1 sản phẩm,…. Trong quá trình triển khai chiến lược dễ dàng điều chỉnh và tối ưu ngân sách.

Chuyển đổi số hiệu quả với đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp

Các chiến lược kinh doanh nhà hàng

Đội ngũ nhân viên phục vụ nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng

Để tối ưu vấn đề quản lý, điều hành nhân viên phục vụ, chuyển đổi số và áp dụng công nghệ là gợi ý tốt.

Sử dụng công nghệ chuyển đổi số giúp quá trình phục vụ chuyên nghiệp hơn, từ việc nhận đơn, lên món ăn, quản lý nguyên vật liệu, quản lý bàn,… đến thanh toán, in hóa đơn cho khách, tính chiết khấu ưu đãi,… Tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Hơn nữa, bản thân chủ nhà hàng có thể dễ dàng theo dõi ngày giờ làm việc, đảm bảo hiệu suất làm việc của nhân viên.

Ứng dụng công nghệ phần mềm quản lý bán hàng tránh tình trạng quá tải đơn

Quá tải đơn là cơn ác mộng với bất cứ nhà hàng, quán ăn nào. Công việc sẽ rối tung lên nếu không được sắp xếp khoa học. Ứng dụng công nghệ với các phần mềm quản lý bán hàng cho nhà hàng giúp quản lý đơn hàng khoa học, tránh tình trạng này.

Các chiến lược kinh doanh nhà hàng

Áp dụng phần mềm bán hàng giúp quản lý và vận hành nhà hàng hoàn hảo

Nhờ có những phần mềm quản lý bán hàng thông minh, giúp khách hàng đặt chỗ booking bàn trực tuyến, nhà hàng nắm được thông tin khách hàng, sau đó có thể tạo đơn hàng và tính tiền nhanh chóng,… Nổi bật ví dụ như bePOS, phần mềm hoàn toàn miễn phí, dễ dàng sử dụng với giao diện thân thiện và hơn 600+ tính năng chuyên sâu quản lý bán hàng. Giúp tiết kiệm chi phí quản lý đến hơn 50% và tối đa doanh thu tăng 30%.

Tổng kết

Mở nhà hàng cần phải chuẩn bị và cân nhắc rất nhiều yếu tố từ vốn, lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp, chiến lược về nhân sự, kinh doanh, Marketing,… Đi vào vận hành thì nảy sinh các vấn đề về quản lý vận hành hoàn hảo, kiểm soát nhân sự, thu hút khách hàng, quản lý tài chính,… Không có công thức chung nào cho thành công của chủ nhà hàng, tất cả đều dựa vào kinh nghiệm, kiến thức và độ nhanh nhạy với xu hướng thị trường. Một trong số đó là xu hướng chuyển đổi số, áp dụng công nghệ 4.0 vào quản lý. Bạn có thể nhận tư vấn nhà hàng sử dụng những phần mềm quản lý hoàn toàn miễn phí như bePOS để tối ưu quy trình vận hành nhà hàng của mình.

FAQ

  1. Mô hình kinh doanh mở nhà hàng là gì?

Nhà hàng là nơi chế biến và phục vụ các món ăn cho khách hàng. Mô hình kinh doanh mở nhà hàng là người chủ sẽ mở nhà hàng phục vụ đồ ăn để thu về doanh thu, lợi nhuận.

  1. Các mô hình kinh doanh nhà hàng hiệu quả?

Có rất nhiều mô hình kinh doanh nhà hàng hiệu quả như: nhượng quyền thương hiệu, nhà hàng Buffett, Đồ ăn nhanh Fast Food, Nhà hàng bình dân, Nhà hàng cao cấp, Nhà hàng ăn kết hợp Café,…

  1. Mở nhà hàng cần những giấy phép gì?

Các loại giấy phép cần có kinh doanh nhà hàng gồm có:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy phép chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu