Các chức danh công nghệ thông tin

TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đảm nhận của viên chức.

Thông tư nêu rõ, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, bao gồm: Công nghệ thông tin hạng I; Công nghệ thông tin hạng II; Công nghệ thông tin hạng III; Công nghệ thông tin hạng IV.

Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành an toàn thông tin, bao gồm: An toàn thông tin hạng I; An toàn thông tin hạng II; An toàn thông tin hạng III; An toàn thông tin hạng IV.

Nguyên tắc, cách xếp lương

Thông tư nêu rõ, việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đảm nhận của viên chức.

Khi bổ nhiệm từ chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Theo Thông tư, các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước [Bảng 3] ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

a- Chức danh công nghệ thông tin hạng I, an toàn thông tin hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 [A3.1] có 6 bậc, từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

b- Chức danh công nghệ thông tin hạng II, an toàn thông tin hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 [A2.1] có 8 bậc, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

c- Chức danh công nghệ thông tin hạng III, an toàn thông tin hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 có 9 bậc, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

d- Chức danh công nghệ thông tin hạng IV, an toàn thông tin hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B có 12 bậc, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng trở lên được tuyển dụng vào vị trí việc làm có yêu cầu chức danh nghề nghiệp hạng IV thì được xếp vào bậc 2; nếu có thời gian tập sự thì trong thời gian tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 của chức danh nghề nghiệp hạng IV.

Việc xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2022.

Minh Đức


Sự phát triển của kỹ thuật hiện đại mang đến cho người theo học chuyên ngành công nghệ thông tin [IT] nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Do đó nếu bạn là người yêu thích công nghệ thông tin thì có rất nhiều lựa chọn công việc dành cho bạn. Sau đây là thông tin tổng quan các vị trí trong lĩnh vực CNTT mà HRchannels đã tổng hợp lại.

Những vị trí việc làm công nghệ thông tin hot

1- Backend / Frontend Developer

Backend / Frontend Developer là những vị trí công việc thuộc mảng lập trình trong ngành IT. Cả hai vị trí này đều tham gia vào các dự án phát triển web hoặc ứng dụng. Tuy nhiên mỗi vị trí đảm nhận vai trò và nhiệm vụ khác nhau, cả hai cùng phối hợp với nhau để hoàn thành các dự án phát triển web.

Trong quá trình phát triển web, Frontend Developer là người chịu trách nhiệm về phần giao diện của một trang web hay ứng dụng và kiến trúc những gì liên quan đến trải nghiệm người dùng. Còn Backend Developer chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì công nghệ mà dựa vào đó phần giao diện người dùng có thể tồn tại.

2- QC / QA

QC / QA là hai vị trí có vai trò quan trọng và rất phổ biến trong ngành công nghệ thông tin. Vai trò của hai vị trí này là đảm bảo chất lượng các sản phẩm sản xuất ra luôn đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cũng như đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Cùng hướng tới mục tiêu đảm bảo chất lượng sản phẩm nhưng QA và QC đảm nhận những nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau. Trong đó QA là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng cách xây dựng các quy trình, quy định, tiêu chuẩn, đưa ra các tài liệu, biểu mẫu và các hướng dẫn cần thiết để các bên liên quan thực hiện. Còn QC là người trực tiếp thực hiện việc kiểm tra chất lượng phần mềm.


>>> Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn IT Manager

3- Business Analyst

Business Analyst [BA] được định nghĩa là một chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Vai trò của họ là làm trung gian kết nối giữa khách hàng với bộ phận kinh doanh và đội ngũ kỹ thuật của doanh nghiệp. Để trở thành một Business Analyst bạn cần có chuyên môn trong ngành IT và phải có kiến thức về các lĩnh vực khác như kế toán, tài chính, nhân sự,… Ngoài ra phụ thuộc vào từng dự án, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà BA sẽ cần có những kiến thức liên quan khác.

4- Product Owner / Product Manager / Project Manager

Product Owner / Product Manager / Project Manager là ba vị trí công việc có trách nhiệm quản lý toàn bộ vòng đời phát triển của sản phẩm, dự án. Nhiều người thường nhầm lẫn ba vị trí này. Thậm chí trong nhiều công ty còn xảy ra sự chồng chéo công việc giữa các vị trí hoặc một người đảm nhận nhiều vai trò cùng một lúc. Thế nhưng ba vị trí này hoàn toàn khác nhau.

Điểm khác biệt lớn nhất giúp phân biệt ba vị trí này chính là vai trò của họ, cụ thể như sau:

- Product Manager giữ vai trò là người dẫn dắt đội ngũ thiết kế và kỹ thuật trong quá trình phát triển sản phẩm nhằm làm khách hàng hài lòng và đạt được mục tiêu kinh doanh. Công việc của họ mang tính chất hướng ngoại cao, họ làm việc với tất cả các bên có liên quan đến tương lai sản phẩm như chăm sóc khách hàng, sale, marketing và kỹ thuật.

- Project Manager có vai trò xác định những công việc cụ thể cần thực hiện để hoàn thành một dự án và kiểm soát quá trình thực hiện các công việc đó. Công việc của Project Manager mang tính hướng nội nhiều hơn, họ thường làm việc với đội ngũ thiết kế, developer, QA, QC,…

- Product Owner giữ vai trò xây dựng và phát triển sản phẩm. Họ hỗ trợ các nhóm phát triển sản phẩm trong việc xác định các tác vụ ưu tiên và xây dựng user story. Product Owner không xây dựng roadmap riêng mà sẽ dựa trên roadmap của Product Manager để làm việc và đảm bảo điều chỉnh các vấn đề đúng mức độ ưu tiên.


>>> Xem thêm: Tìm việc làm IT Manager ở đâu uy tín?

5- DevOps

DevOps là viết tắt của Development [Dev] và Operations [Ops]. Thuật ngữ này được dùng để chỉ sự kết hợp giữa kỹ sư phát triển phần mềm và bộ phận vận hành nhằm rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm.

Công việc chính của DevOps gần giống công việc của Sysadmin với những nhiệm vụ như triển khai, tối ưu hóa, giám sát, phân tích,… Tuy nhiên DevOps cần có thêm kỹ năng coding, scripting để tự động hóa hệ thống. DevOps cũng phải tìm hiểu về các tech stack công ty đang sử dụng, thực hiện việc review bug và viết unit test.

6- Data Engineer / Data Scientist

Data Engineer và Data Scientist là hai vị trí công việc thuộc lĩnh vực khoa học dữ liệu. Hai vị trí này đều dựa trên nền tảng kiến thức về khoa học máy tính để làm việc nhưng mỗi vị trí sẽ đảm nhận những công việc khác nhau. 

Cụ thể Data Engineer là người chịu trách nhiệm xử lý các dữ liệu thô thành nguồn dữ liệu có thể xử lý được. Họ làm việc này bằng cách sử dụng các loại ngôn ngữ và công cụ khác nhau để kết hợp các hệ thống hoặc có được dữ liệu từ hệ thống khác. Trong khi đó Data Scientist sẽ tiếp nhận dữ liệu từ các Data Engineer để tiến hành phân tích và cung cấp những thông tin chuyên sâu phục vụ cho các quyết định kinh doanh. 

Nhìn chung các Data Engineer thường nghiên cứu về kinh tế lượng, toán học, thống kê và vận hành. Họ có tư duy nhạy bén về kinh doanh. Còn Data Engineer chuyên về khía cạnh kỹ thuật.

7- Scrum Master / Agile Coach

Agile Coach và Scrum Master là hai vị trí sử dụng các kỹ năng và kỹ thuật như nhau để phát triển Agile Mindset. Trong nhóm Scrum, Scrum Master là vị trí có vai trò cụ thể trong nhóm, họ giúp nhóm vận hành theo Scrum. Còn Agile Coach là vị trí không thuộc phạm vi của nhóm, mà hoàn toàn độc lập với nhóm. Các Agile Coach chỉ đồng hành với nhóm trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó Scrum Master sẽ làm việc xuyên suốt vòng đời của nhóm. Ngoài ra, Agile Coach chủ yếu làm việc với các cấp lãnh đạo, còn Scrum Master mới là người làm việc trực tiếp với nhóm.


>>> Cẩm nang phỏng vấn chuyên viên IT thành công 

Các việc làm công nghệ thông tin khác

Ngoài những vị trí công việc kể trên, ngành công nghệ thông tin còn có những vị trí công việc khác như:

- Nhân viên phân tích dữ liệu

- Quản trị viên hệ thống

- Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật

- Nhân viên quản trị mạng – Network Administrator

- Kỹ sư mạng – Network Engineering

- Nhân viên phát triển Database – Database Developer

- Nhân viên quản trị Database – Database Administrator

- Giám đốc IT – IT Manager / IT Director

- CIO – Chief Information Officer

- CSO – Chief Security Officer 

- CTO – Chief Technical Officer 

- ….

Chắc rằng qua bài viết này của HRchannels các bạn đã nắm được thông tin tổng quan các vị trí trong lĩnh vực CNTT. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm IT thì hãy truy cập vào website HRchannels.com để nhanh chóng nắm bắt những cơ hội việc làm hấp dẫn nhất.

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: /

Website: //hrchannels.com/


Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


Video liên quan

Chủ Đề