Các công nghệ sản xuất điện từ than hóa dầu

Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm hàng loạt các ngành công nghiệp khác nhau, từ khai thác các dạng năng lượng [như than, dầu mỏ, khí đốt…] cho đến sản xuất điện năng. Nó được chia thành hai nhóm ngành: khai thác nhiên liệu và sản xuất điện năng.

Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn tại của ngành năng lượng. Là động lực cho các ngành kinh tế, công nghiệp năng lượng được coi như bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất. Việc phát triển ngành công nghiệp này kéo theo hàng loạt các ngành công nghiệp khác như: công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng… Công nghiệp năng lượng cũng phục vụ các ngành công nghiệp sử dụng nhiều điện năng như luyện kim màu, chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, hóa chất, dệt…

Cũng như với tất cả các ngành công nghiệp sản xuất khác, hệ thống truyền động thủy lực trong ngành sản xuất năng lượng là những thiết bị quan trọng, không thể thiếu, nằm trong hệ thống hoàn thiện quá trình sản xuất. Với hệ thống truyền động thủy lực tốt có hiệu suất làm việc cao, ổn định, chính xác, bền bỉ là yếu tố đảm bảo cho quá trình sản xuất hoàn hảo.

Hệ thống truyền động thủy lực trong ngành dầu khí

Hệ thống thủy lực trong ngành sản xuất năng lượng từ dầu khí giúp cho quá trình thăm dò và khai thác dầu khí trở nên hiệu quả hơn. Từ các hệ thống neo buộc vùng nước sâu, hệ thống lọc và đo độ hạt, phớt tĩnh cho đến phớt động bằng kim loại, bình tích áp dạng piston làm từ thép không rỉ, xy lanh ngầm dưới biển và hàng trăm công nghệ tiên tiến khác được sử dụng để hỗ trợ thăm dò và khai thác dầu khí trên quy mô lớn hiệu quả hơn. Có thể kể tên một số thiết bị thủy lực phục vụ trong ngành dầu khí: Bình tích áp, Bơm piston hướng trục điều chỉnh lưu lượng, bơm cánh gạt, motor thủy lực, valve logic, valve an toàn, hệ điện điều khiển, xy lanh…

Hệ thống truyền động thủy lực trong ngành thủy điện, nhiệt điện

Đối với ngành thủy điện

Đối với ngành thủy điện, thiết bị thủy lực được sử dụng rộng rãi:

  • Để nâng hạ đóng mở các cửa van trên các công trình thủy lợi, thủy điện. Hệ thống này bao gồm các cụm thiết bị chính: Trạm nguồn thủy lực, xy lanh thủy lực, các thiết bị điều khiển và hệ thống đường ống.
  • Thiết bị thủy lực nâng hạ hệ thống vớt rác trước các cửa đập để bảo vệ tua-bin.

Các hệ thống truyền động thủy lực này thường làm việc trong môi trường ngoài trời nhất là với khí hậu nước ta nóng ẩm mưa nhiều nên việc chế tạo các cụm truyền động thủy lực phải tính toán đến chất liệu sử dụng có độ bền cao với môi trường.

Đối với ngành nhiệt điện

Hệ thống truyền động thủy lực trong ngành nhiệt điện được sử dụng chủ yếu cho các thiết bị phụ trợ như dùng trên các băng tải vận chuyển nguyên vật liệu; Các xe chuyên dụng vận chuyển nguyên phụ liệu cho lò đốt; hệ thống đóng mở cửa lò; Bơm van trong hệ thống ngưng tụ và thu hồi nhiệt.

Hệ thống truyền động thủy lực trong sản xuất năng lượng tái tạo

Hiện nay ở Việt Nam đang phát triển rất nhiều các nhà máy sản xuất năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Hệ thống thủy lực trong công nghiệp năng lượng tái tạo cũng đa dạng như: thiết bị nâng hạ, thiết bị đóng mở, thiết bị phục vụ vận chuyển. Một lưu ý cho các thiết bị thủy lực sử dụng trong ngành này cũng như với ngành nhiệt điện và thủy điện là các thiết bị thủy lực này phải có độ bền cao với môi trường xung quanh do điều kiện khí hậu khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị.

Công ty Kỹ thuật Nam Hải có kinh nghiệm nhiều năm trong việc cung cấp các dịch vụ, thiết bị phục vụ trong ngành dầu khí, ngành thủy điện và nhiệt điện. Chúng tôi hiểu rõ quy trình làm việc, những yêu cầu đặc thù của ngành để đưa ra các giải pháp phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng đơn vị.

Phát triển nhiệt điện than công nghệ sạch là một phần quan trọng trong chính sách năng lượng của nhiều quốc gia. Do chi phí nhiên liệu đầu vào thấp, công suất lớn, các nhà máy nhiệt điện than đã giải quyết được “bài toán” an ninh năng lượng cho nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Công nghệ sạch - xu hướng của thế giới

Tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU... từ những năm 50-60 của thế kỷ trước, nhiệt điện than đã được đầu tư, phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn điện. Đến cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, sản lượng nhiệt điện than chiếm trên 60% tổng sản lượng điện toàn cầu. Đến nay, mặc dù tỷ trọng nhiệt điện than thế giới đã giảm, nhưng sản lượng vẫn chiếm khoảng 35%- 40%. Tại các nước châu Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, kéo theo nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh qua từng năm, nhiệt điện than đang chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, phát triển nhiệt điện than hiện phải đối mặt với khá nhiều thách thức, chủ yếu xung quanh vấn đề môi trường. Vì vậy, nếu giải quyết được vấn đề công nghệ - tức là sử dụng “công nghệ sạch”, thân thiện với môi trường, nhiệt điện than hoàn toàn có thể nhận được sự đồng thuận cao từ cộng đồng xã hội.

Tại Malaysia – quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, nhiệt điện than là một phần trong chính sách đa dạng hóa các nguồn năng lượng mà chính phủ nước này theo đuổi. Do làm tốt công tác quy hoạch, đẩy mạnh tuyên truyền, đặc biệt là ứng dụng công nghệ tiên tiến, Malaysia đang phát triển nhiệt điện than mà không gặp nhiều trở ngại từ cộng đồng, người dân.

Cụ thể, khu tổ hợp Manjung [thuộc công ty TNB, bang Perak – Malaysia] có 4 nhà máy nhiệt điện than, tổng công suất nguồn 3100 MW, cấp điện cho hơn 20% dân số của Malaysia. Trong đó, nhà máy Nhiệt điện Manjung 4 với công suất 1000 MW, được GE [đơn vị cung cấp thiết bị, tổng thầu thiết kế, thi công] bàn giao năm 2016. Đây là nhà máy sử dụng công nghệ siêu tới hạn đầu tiên ở Đông Nam Á. Công nghệ này giúp Manjung 4 sản xuất điện có mức phát thải khí thấp hơn 10% so với mức khí thải trung bình thế giới, đảm bảo được các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường. Đó là kết quả đánh giá của Ngân hàng Thế giới [WB].

Manjung 4- Nhà máy nhiệt điện sử dụng công nghệ siêu tới hạn đầu tiên ở Đông Nam Á

Việt Nam: Tại sao không?

Trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, cùng với nhiệt điện, năng lượng tái tạo được Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển, với tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn. Riêng với nhiệt điện than, đến năm 2030, tổng công suất dự kiến đạt khoảng 55.300 MW, chiếm khoảng 53,2% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống [tiêu thụ khoảng 129 triệu tấn than].

Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng trên thực tế, để đáp ứng tốc độ tăng trưởng điện ở mức khoảng 10%/năm và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, trong điều kiện hiện nay, phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam là cần thiết. Theo các chuyên gia, nếu “từ chối ” nhiệt điện than, đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ đối diện nguy cơ thiếu điện trong những năm tới, khi thủy điện đã khai thác hết tiềm năng, năng lượng tái tạo có suất đầu tư quá cao và khả năng ứng dụng vẫn còn hạn chế. “Vấn đề mấu chốt là, chúng ta hướng tới đầu tư các nhà máy nhiệt điện than công nghệ sạch, thân thiện với môi trường” - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi khẳng định.

Nhiều nhà máy nhiệt điện than hiện nay của Việt Nam - nhất là các nhà máy thuộc sở hữu của EVN, đang sử dụng công nghệ hiện đại không thua kém các nhà máy trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng tốt các yêu cầu về môi trường. Trong đó, một số nhà máy đã ứng dụng công nghệ siêu tới hạn [SC], công nghệ giảm phát thải carbon ra môi trường, tiêu biểu như: Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng, Duyên Hải 3 mở rộng… Các nhà máy nhiệt điện đầu tư từ những giai đoạn trước, cũng đang được đầu tư bổ sung hệ thống xử lý khí thải và nâng cấp dây chuyền thiết bị, giảm tác động môi trường, đồng thời nâng cao hiệu suất các tổ máy.

Nhiều chuyên gia cho rằng, EVN đã triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại cho các nhà máy nhiệt điện than. Tại Hội nghị bàn về phát triển nhiệt điện than với công nghệ hiệu suất cao, thân thiện môi trường vào tháng 3/2018 giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Trung tâm Năng lượng Than Nhật Bản [JCOAL], đại diện JCOAL cũng đã đánh giá cao các công nghệ mà EVN đang sử dụng tại các nhà máy nhiệt điện than trực thuộc Tập đoàn. “Tuy nhiên, công nghệ đang phát triển không ngừng, từ siêu tới hạn và tiếp theo có thể là trên siêu tới hạn, cho phép các nhà máy nhiệt điện than ngày càng vận hành hợp lý hơn và sạch hơn. Theo Tiến sĩ Sacha Parneix - Tổng giám đốc Thương mại của GE’s Steam Power, các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, hoàn toàn có thể phát triển nhiệt điện than “siêu sạch”.

Như vậy, những năm tiếp theo, nhiệt điện than vẫn đóng vai trò quan trọng, đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu. Cùng với việc phát triển năng lượng tái tạo, nhiệt điện than với công nghệ sạch là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, còn một số vấn đề đặt ra như, ứng dụng công nghệ càng tiên tiến, suất đầu tư càng cao, câu chuyện thu xếp vốn sẽ không đơn giản, trong khi dư luận nói chung vẫn còn lo ngại, “định kiến” với nhiệt điện than. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông nhằm đạt được sự đồng thuận của cộng đồng là rất cần thiết… Giải được “bài toán” này, phát triển nhiệt điện than công nghệ sạch sẽ không còn là “thách thức”.

Chủ Đề