Các dạng bài tập hóa 12 và cách giải

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: [email protected] Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Một sản phẩm của công ty TNHH Giáo dục Edmicro

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC EDMICRO MST: 0108115077 Địa chỉ: Tầng 4, nhà 25T2, lô N05, khu đô thị Đông Nam, đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Lớp học

  • Lớp 6
  • Lớp 7
  • Lớp 8
  • Lớp 9
  • Lớp 10
  • Lớp 11
  • Lớp 12

Tính năng

  • Lớp học trực tuyến
  • Video bài giảng
  • Học tập thích ứng
  • Bài kiểm tra mẫu

Đặc trưng

Tài khoản

  • Gói cơ bản
  • Tài khoản Ôn Luyện
  • Tài khoản Tranh hạng
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Điều khoản sử dụng

Thông tin liên hệ

+84 096.960.2660

Các dạng bài tập hóa 12 và cách giải
Tuyển dụng

Follow us

Các dạng bài tập hóa 12 và cách giải

Tài liệu gồm 194 trang, tổng hợp lý thuyết SGK và bài tập tổng ôn chương trình Hóa học lớp 12, nhằm giúp các em học sinh chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học.

+ Các công thức giải nhanh bài toán hóa học. + Chương 1: Este – Lipit. + Chương 2: Cacbohiđrat. + Chương 3: Amin – Amino axit – Protein. + Chương 4: Polime – Vật liệu polime. + Chương 5: Đại cương về kim loại. + Chương 6: Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm. + Chương7: Sắt và một số kim loại quan trọng. + Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ. + Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

[ads]

Tổng hợp kiến thức hóa học lớp 12 sẽ giúp các bạn học học tốt môn hóa THPT, cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc gia, xét tuyển Đại học, Cao đẳng năm 2021 sắp tới. Tài liệu "Phân loại bài tập hóa học theo từng dạng" dưới đây là tài liệu ôn thi cực hiệu quả. Tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia môn Hóa này đưa ra hướng dẫn cách giải các dạng bài tập hóa vô cơ, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tự ôn luyện.

PHÂN LOẠI BÀI TẬP HÓA HỌC THEO TỪNG DẠNG

Dạng 1: Kim loại, oxit kim loại, bazo, muối tác dụng với các axit không có tính oxi hóa

Dạng 2: Kim loại, oxit kim loại, bazo, muối tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh

Dạng 3: Kim loại tác dụng với dung dịch muối

Dạng 4: Hợp chất lưỡng tính

Dạng 5: Bài tập về điện phân

Dạng 6: Bài tập về phản ứng của SO2, CO2 với dung dịch kiềm

Dạng 7: Bài tập về phản ứng của H2, C, CO, Al với oxit kim loại

Dạng 8: Bài tập xác định công thức hóa học

Dạng 9: Bài tập về hiệu suất

  1. DẠNG 1: BÀI TẬP: KIM LOẠI, OXIT KIM LOẠI, BAZƠ, MUỐI …TÁC DỤNG VỚI AXIT KHÔNG CÓ TÍNH OXI HÓA (HCl, H2SO4 loãng)

1. Phương pháp giải chung:

  • Cách 1: Cách giải thông thường: sử dụng phương pháp đại số, thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện bài toán với ẩn số, sau đó giải phương trình hoặc hệ phương trình
  • Cách 2: Cách giải nhanh: Sử dụng các định luật như: Bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố (Kết hợp với pp đại số để giải)

Chú ý: Thông thường một bài toán phải phối hợp từ 2 phương pháp giải trở lên, chứ không đơn thuần là áp dụng 1 phương pháp giải

Thí dụ: Hòa tan hoàn toàn 1,93 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Al vào dd HCl dư, sau phản ứng thu được m gam muối và 1,456 lít khí H2 ở đktc. Giá trị của m là:

  1. 6,545 gamB. 5,46 gamC. 4,565 gamD. 2,456 gam

Hướng dẫn giải bài tập

Cách 1

nH2 = 1,456/22,4 = 0,065 mol

PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1)

Mol: x x 1,5x

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2) Mol: y y y

Theo đầu bài ta có: 27x + 56y = 1,93 (I) và 1,5x + y = 0,065 (II). Giải hệ (I) và (II) ta được:

x = 0,03, y = 0,02 → m = 0,03.133,5 + 0,02. 127= 6,545 gam. Vậy đáp án A đúng

Cách 2

Ta luôn có nHCl = 2nH2 = 2.0,065 = 0,13 mol. Vậy theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

1,93 + 0,13.36,5 = m + 0,065.2 → m = 6,545 gam → Vậy đáp án A đúng

* Như vậy cách giải 2 ngắn gọn hơn và nhanh hơn rất nhiều cách 1, tuy nhiên muốn giải theo cách 2 chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Trong các pư của kim loại, oxit… với axit thì: n HCl = 2 nH2 hoặc n HCl = 2n H2O

Còn: n H2SO4 = n H2 = n H2O nOH- = 2n H2 (trong phản ứng của kim loại với H 2O)

  • Khi cho axit HCl tác dụng với muối cacbonat (CO32-) cần chú ý:
  • Khi cho từ từ HCl vào CO32- thì tứ tự phản ứng là:

CO32- + H+ → HCO3- sau đó khi HCl dư thì: HCO3- + H+ → CO3 + H3O

Khi cho từ từ CO32- hoặc HCO3- vào dd HCl thì: xảy ra đồng thời cả 2 phản ứng

CO32- + 2H+ → H2O + CO2 HCO3- + H+ → CO2 + H2O

2. Một số bài tập tham khảo

Bài 1. Hoà tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml dd H2SO4 0,1M (vừa đủ).Sau phản ứng ,cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là:

  1. 6.81gB. 4,81gC.3,81gD.5,81g

Xem đáp án

Đáp án A

Phương trình phản ứng

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

  1. Theo các phương trình hóa học: nH2O = nH2SO4 = 0,05 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

moxit + mH2SO4 = mmuối + mH2O

\=> 2,81 + 0,05.98 = m muối + 0,05.18

\=> mmuối = 6,81 gam

Bài 2. Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg Zn bằng một lượng vừa đủ H2SO4 loãng thấy thoát 1,344 lít H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

  1. 10,27gB.8.98gC. 7,25gD. 9,52g

Xem đáp án

Đáp án B

Hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn khi phản ứng H2SO4 loãng đều có hóa trị 2 do đó ta có thể viết phương trình hóa học chung:

M + H2SO4 → MSO4 + H2

nSO4(2-) = nH2SO4 = nH2 = 0,06 mol

mmuối = mKL + mSO4(2-) = 3.22 + 0.06*96 = 8.98g

Bài 3. Hòa tan hết 6,3 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong vừa đủ 150 ml dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 1,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

  1. 30,225 gB. 33,225gC. 35,25gD. 37,25g

Xem đáp án

Đáp án

nHCl = 0,15.1 = 0,15 (mol)

nH2SO4 = 0,15.1,5 = 0,225 (mol)

Phương trình hóa học

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑ (1)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ (2)

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑ (3)

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑ (4)

Theo PTHH (1) và (2) ta thấy: nH2(1)+(2) = 1/2nHCl = 1/2.0,15 = 0,075 (mol)

Theo PTHH (3) và (4) ta thấy: nH2(3)+(4) = nH2SO4 = 0,225 (mol)

⟹ Tổng số mol H2(1)+(2)+(3)+(4) = 0,075 + 0,225 = 0,3 (mol)

Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:

mMg + mAl + mHCl + mH2SO4 = (mMgCl2 + mAlCl3 + mMgSO4 + mAl2(SO4)3) + mH2

⟹ 6,3 + 0,15.36,5 + 0,225.98 = mmuối + 0,3.2

⟹ mmuối = 33,225 (g)

Bài 4. Hoà tan 17,5 gam hợp kim Zn – Fe –Al vào dung dịch HCl thu được V lít H2 đktc và dung dịch A Cô cạn A thu được 31,7 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị V là?

  1. 1,12 lítB. 3,36 lítC. 4,48 lítD. Kết quả khác

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi chung kim loại là R hóa trị n

R + nHCl → 2RCln + n/2H2

Gọi số mol HCl là x → nH2=0,5x mol

Áp dụng bảo toàn khối lượng

mR + mHCl =mRCln + mH2

→ 17,5 + 36,5x = 31,7 + 0,5x.2 →x=0,4→ nH2=0,2 mol

VH2 =0,2.22,4 = 4,48 lít

Bài 5. Oxi hoá 13,6 gam hỗn hợp 2 kim loại thu được m gam hỗn hợp 2 oxit. Để hoà tan hoàn toàn m gam oxit này cần 500 ml dd H2SO4 1 M. Tính m.

  1. 18,4 gB. 21,6 gC. 23,45 gD. Kết quả khác

Bài 6. Hoà tan 10g hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng một lượng dd HCl vừa đủ, thu được 1,12 lít hiđro (đktc) và dd A cho NaOH dư vào thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn thì giá trị của m là:

  1. 12gB. 11,2gC. 12,2gD. 16g

Bài 7. Đốt cháy hết 2,86 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Cu được 4,14 gam hỗn hợp 3 oxit . Để hoà tan hết hỗn hợp oxit này, phải dùng đúng 0,4 lít dung dịch HCl và thu được dung dịch X. Cô cạn dung dich X thì khối lượng muối khan là bao nhêu?

  1. 9,45 gamB.7,49 gamC. 8,54 gamD. 6,45 gam

Bài 8. Cho 24,12gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, Al2O3 tác dụng vừa đủ với 350ml dd HNO3 4M rồi đun đến khan dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam hỗn hợp muối khan. Tính m.

  1. 77,92 gamB.86,8 gamC. 76,34 gamD. 99,72 gam

Bài 9. Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được lượng muối khan là

  1. 31,45 gamB. 33,99 gamC. 19,025 gamD. 56,3 gam

Bài 10. Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ dung dịch HCl cần V lít dung dịch HCl 2M.Tính V.

  1. 400 mlB. 200mlC. 800 mlD. Giá trị khác

Bài 11. Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư sau phản ứng còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m

  1. 31,04 gamB. 40,10 gamC. 43,84 gamD. 46,16 gam

Bài 12. Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và 0,328 m gam chất rắn không tan. Dung dịch X làm mất màu vừa hết 48ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị của m là

  1. 40 gamB. 43,2 gamC. 56 gamD. 48 gam

Bài 13. Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là

  1. 3,92 lít.B. 1,68 lítC. 2,80 lítD. 4,48 lít

Bài 14. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B thuộc phân nhóm chính nhóm II, ở 2 chu kỳ liên tiếp. Cho 1,76 gam X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là

  1. 6,02 gam.B. 3,98 gam.C. 5,68 gam.D. 5,99 gam.

Bài 15. Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là

  1. 101,68 gam.B. 88,20 gam.C. 101,48 gam.D. 97,80 gam.

Bài 16. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hiđro là 9. Thành phần % theo số mol của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu lần lượt là

  1. 40% và 60%.
  1. 50% và 50%.
  1. 35% và 65%.
  1. 45% và 55%.

Bài 17. Cho 3,87 gam Mg và Al vào 200ml dung dịch X gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch B và 4,368 lít H2 ở đktc. Phần trăm khối lượng của Mg và Al trong hỗn hợp lần lượt là

  1. 72,09% và 27,91%.
  1. 62,79% và 37,21%.
  1. 27,91% và 72,09%.
  1. 37,21% và 62,79%.

Bài 18. Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được m gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ dung dịch HCl cần 400 ml dung dịch HCl 2M (không có H2 bay ra). Tính khối lượng m.

  1. 46,4 gam
  1. 44,6 gam
  1. 52,8 gam
  1. 58,2 gam

Bài 19. Cho 20 gam hỗn hợp một số muối cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  1. 10,33 gam
  1. 20,66 gam
  1. 25,32 gam
  1. 30 gam

Bài 20. Cho 23,8 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại A, B tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch A. Dẫn toàn bộ CO2 vào dd nước vôi trong dư thì thu được 20 gam kết tủa. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  1. 26 gam
  1. 30 gam
  1. 23 gam
  1. 27 gam

Bài 21. Cho m gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại A, B tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 26 gam muối khan. Giá trị của m là

  1. 23,8 gam
  1. 25,2 gam
  1. 23,8 gam
  1. 27,4 gam

Bài 22. Hoà tan hoàn toàn 3,34 gam hỗn hợp hai muối cacbonat trung hòa của hai kim loại hóa trị II và III bằng dung dịch HCl dư thì thu được dung dịch A và 0,896 lít bay ra (đktc). Khối lượng muối có trong dung dịch A là

  1. 31,8 gam
  1. 3,78 gam
  1. 4,15 gam
  1. 4,23 gam

Bài 23. Cho 11,5g hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Khối lượng muối clorua tạo thành là?

  1. 16,2g
  1. 12,6g
  1. 13,2g
  1. 12,3g

Bài 24. Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp hai muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dung dịch HCl ta thu được dung dịch A và 0,672 lít khí bay ra ở đktc. Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  1. 1,033 gam.
  1. 10,33 gam.
  1. 9,265 gam.
  1. 92,65 gam.

II. DẠNG 2 BÀI TẬP: KIM LOẠI , OXIT KIM LOẠI VÀ MUỐI TÁC DỤNG VỚI CÁC DUNG DỊCH AXIT CÓ TÍNH OXI HÓA MẠNH (H2SO4 đặc, HNO3)

1. Phương pháp giải chung

Phương pháp chủ yếu là sử dụng định luật bảo toàn electron, kết hợp với các pp khác như bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích

Khi làm dạng này cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Khi cho kim loại tác dụng với các axit H2SO4 và HNO3 thì:

Tổng số mol H2SO4 phản ứng bằng = nSO42- trong muối + n của sản phẩm khử (SO2, S, H2S)

Mà số mol bằng: nSO42- trong muối = Σne nhường /2 = Σne nhận/ 2.

Σ nHNO3 phản ứng = nNO3- trong muối + n của sản phẩm khử (NO2, NO, N2O, N2, NH3)

Lưu ý: nếu sản phẩm khử là N2, N2O thì phải nhân thêm 2

Mà số mol bằng: nNO3- trong muối = Σne nhường = Σ ne nhận

+ Tất cả các chất khi tác dụng với 2 axit trên đều lên mức oxi hóa cao nhất

+ Ion NO3- trong môi trường axit có tính oxi hóa như HNO3 loãng

+ Khi phản ứng hóa học có HNO3 đặc thì khí thoát ra thong thường là NO2, HNO3 loãng là NO. Tuy nhiên với các kim loại mạnh như Mg, Al, Zn thì khi tác dụng với HNO3 loãng thì HNO3 có thể bị khử thành N2O, N2 hoặc NH3 ( trong dung dịch HNO3 là NH4NO3)

+ Đối với oxit sắt: nếu trong một hỗn hợp nFeO= nFe2O3 thì coi hỗn hợp FeO, Fe2O3 là Fe3O4

+ Nếu một bài toán có nhiều quá trình oxi hóa khử chúng ta chỉ cần để ý đến số oxi hóa của nguyên tố đó trước và sau phản ứng, sau đó dùng định luật bảo boàn e áp dụng chung cho cả bài toán.

..........................

Để xe đầy đủ bộ tài liệu đầy đủ Phân loại bài tập hóa học theo từng dạng kèm đáp án mời các bạn ấn link TẢI VỀ phía dưới.

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan:

  • Công thức tính nhanh số đồng phân
  • Muối khan là gì? Bài tập tính toán tìm khối lượng muối khan
  • 205 bài tập Hóa vô cơ hay và khó luyện thi THPT Quốc gia 2021
  • Đáp án chính thức đề thi THPT Quốc gia 2021 môn Hóa

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Phân loại bài tập hóa học theo từng dạng, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...