Các địa điểm thi đánh giá năng lực 2023

Kì thi đánh giá năng lực theo thông lệ hàng năm sẽ tổ chức từ tháng 2 đến tháng 8 chia nhiều đợt thi. Tuy nhiên số đợt với mỗi trường sẽ khác nhau và được tổ chức tại địa điểm thi khác nhau. Hiện lịch thi đánh giá năng lực 2023 đang được cập nhật đầy đủ liên tục dưới đây các em có thể lưu về để theo dõi.

1. Lịch thi ĐGNL Đại học Quốc Gia Hà Nội 2023:

Năm 2023 Hà Nội tổ chức tại 8 điểm thi với 8 đợt thi. Địa điểm thi tại 8 thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Hưng Yên

Chi tiết các em đọc kĩ lịch thi Hà Nội tại đây: //danhgianangluc.info/lich-thi-danh-gia-nang-luc-2023-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-a26681.html#ixzz7iBj4vr6C

2. Lịch thi ĐGNL Hồ chí Minh 2023

Năm nay ĐHQG HCM vẫn sẽ duy trì 2 đợt thi vào cuối tháng 3/2023 và cuối tháng 5/2023. Tuy nhiên năm nay ĐHQG HCM sẽ mở rộng địa điểm thi tại 17 tỉnh/thành phố như năm trước [Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ], năm 2023 ĐHQG TP HCM dự kiến mở rộng địa bàn tổ chức thi thêm Lâm Đồng và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Lịch thi ĐGNL HCM năm 2023 cấp nhật mới nhất tại đây: //danhgianangluc.info/lich-thi-danh-gia-nang-luc-hcm-2023-moi-nhat-a26738.html

Về kì thi ĐGNL HCM về cơ bản vẫn sẽ ổn định nên học sinh có thể tham khảo trước của năm ngoái dưới đây.

Để tham gia dự thi mỗi đợt học sinh bắt buộc phải đăng ký ca thi thành công thì mới được thi, thông thường trường sẽ mở công đăng ký dự thi online trước khoảng hơn 1 tháng.

[Theo Vừng ơi]

Ôn thi đánh giá năng lực 2023 với lộ trình bài bản

Bạn đang băn khoăn tìm hiểu tham gia thi chưa biết hỏi ai?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Đấy là lý do Vừng ơi - Vungoi.vn đơn vị chuyên về ôn luyện thi đánh giá năng lực sẽ giúp bạn:

  • Lộ trình bài bản 5V: Từ cơ bản -Luyện từng phần đề thi - Luyện đề
  • Phủ kín lượng kiến thức bởi hệ thống ngân hàng 15.000 câu hỏi độc quyền
  • Kết hợp học tương tác live, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ trong suốt quá trình

Miễn phí tư vấn - TẠI ĐÂY

ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh dự kiến mở rộng địa điểm thi

Một trong những kỳ thi tuyển sinh riêng lớn nhất hiện nay là kỳ thi ĐGNL do ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Kỳ thi nhằm mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, góp phần tuyển chọn được những TS có đủ năng lực và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo. Năm 2022, với hai đợt thi đã thu hút gần 120.000 lượt TS tham gia. Hơn 80 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả này để xét tuyển với chỉ tiêu khá lớn, trong đó, các đơn vị thành viên của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh dành từ 20% đến tối đa 70% chỉ tiêu.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, cho biết năm 2023, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cơ bản vẫn duy trì ổn định kỳ thi ĐGNL này như năm 2022, để không gây xáo trộn cho TS. Kỳ thi vẫn tiếp tục được tổ chức thành hai đợt, vào cuối tháng 3 và cuối tháng 5-2023. “ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng thêm chất lượng đề thi, câu hỏi và tăng chất lượng tương tác với TS, đưa kỳ thi đến gần TS hơn để thuận lợi cho các em” - Tiến sĩ Chính khẳng định.

Thay thế phương thức xét học bạ

Kết quả bài thi ĐGNL chuyên biệt được sử dụng để xét tuyển theo phương thức kết hợp với kết quả học tập THPT với chỉ tiêu khoảng 20% ở năm 2022. Tuy nhiên, trường đang xem xét để có thể nâng chỉ tiêu lên khoảng 30% và lộ trình dần sẽ sử dụng kỳ thi này thay thế luôn phương thức xét học bạ.

Về chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức này, Tiến sĩ Chính cũng cho biết lộ trình của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng dần chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi ĐGNL. Tuy nhiên, tăng như thế nào phụ thuộc vào kế hoạch tự chủ của các trường/khoa thành viên, tùy vào đánh giá của mỗi đơn vị về chất lượng tuyển sinh của phương thức này. Về địa điểm tổ chức, Tiến sĩ Chính cho biết tiếp tục duy trì tại 17 tỉnh, TP như năm trước, tuy nhiên ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đang xem xét sẽ mở rộng thêm điểm thi ở tỉnh Lâm Đồng và một số điểm thi ở khu vực ĐBSCL nhằm thuận tiện cho việc đi lại của TS. Còn với các tỉnh, thành phía Bắc, Tiến sĩ Chính cho biết ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và ĐH Quốc gia Hà Nội đang có kế hoạch sẽ công nhận kết quả hai kỳ thi ĐGNL lẫn nhau để thuận lợi cho TS khi không phải tham gia nhiều kỳ thi. Vì theo đánh giá của hai đơn vị, đề thi có sự tương đồng. Do đó, TS có thể chọn một trong hai đơn vị để tham gia thi.

Tăng đợt thi, tăng chỉ tiêu

Căn cứ vào tình hình thực tế của kỳ thi ĐGNL năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội [ĐHQGHN] đã lên kế hoạch cho kỳ thi ĐGNL năm 2023 với số lượng thí sinh tham gia dự thi có thể lớn hơn .

Theo Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải, năm 2023 Trung tâm Khảo thí sẽ tiếp tục triển khai các đợt thi ĐGNL từ tháng 3 đến tháng 6 với quy mô dự kiến 100.000 lượt thi tại 8 tỉnh, thành trong cả nước: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Hưng Yên. TS đăng ký dự thi từ tháng 2/2023. Mỗi TS đăng ký dự thi tối đa hai lượt/năm. Thời gian đăng ký giữa hai đợt cách nhau 4-6 tuần.

Kỳ thi hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn, chất lượng thí sinh để đáp ứng đúng nhu cầu của các trường đại học trong và ngoài ĐHQGHN là thu hút thí sinh giỏi. Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN tiếp tục đồng hành, hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị đào tạo khai thác sử dụng kết quả thi HSA để xét tuyển đại học trong thời gian tới.

Tại khu vực phía Bắc, kỳ thi ĐGNL do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức được xem là kỳ thi tuyển sinh riêng thu hút nhiều TS nhất mỗi năm. Năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội đã tổ chức đến 10 kỳ thi với hơn 60.000 lượt TS dự thi. Và có trên 60 trường ĐH, học viện đã sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển, chỉ tiêu mỗi trường 10%-20%. Dự kiến năm 2023, tại cuộc họp tổng kết kỳ thi do ĐH này vừa tổ chức đầu tháng 10.

Tương tự, Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cũng dự kiến tiếp tục duy trì hai đợt thi ĐGNL chuyên biệt cho mùa tuyển sinh năm 2023 vào tháng 4 và tháng 6-2023. ThS Nguyễn Ngọc Trung, Phó Hiệu trưởng trường, cho biết năm 2022 là năm đầu tiên trường tổ chức kỳ thi riêng này với gần 2.000 em dự thi, điểm chuẩn của phương thức này cũng khá tốt. Do đó, ở năm 2023, về cơ bản, trường vẫn tiếp tục giữ ổn định kỳ thi này như cũ. TS xét tuyển vào những ngành học nào thì sẽ đăng ký dự thi một hoặc một số bài thi xét tuyển tương ứng. TS sẽ thực hiện bài thi này trên máy tính tại các điểm thi do trường tổ chức. Nội dung kiến thức trong đề có 70%-80% trong chương trình lớp 12, còn lại ở lớp 10, 11.

Năm 2023, có thể xét tuyển cùng thời điểm

Bộ GD&ĐT dự kiến công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các cơ sở đào tạo và các TS trong quá trình xét tuyển. Bộ cũng sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển, sẽ loại bỏ [không sử dụng] các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho TS.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT có thể xem xét khuyến cáo các cơ sở đào tạo không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT đợt 1.

Thi đánh giá năng lực năm 2023 có nhiều điểm mới thuận lợi cho thí sinh

07/11/2022

Trong kỳ tuyển sinh đại học những năm gần đây, kỳ thi đánh giá năng lực đã thu hút sự tham gia của nhiều thí sinh.

Sử dụng kết quả kỳ thi này trong tuyển sinh tiếp tục là xu hướng của nhiều trường ĐH trong năm 2023.

Thêm các điểm thi

Đến thời điểm này, các trường đại học đã có phương án tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh năm 2023. Theo đại diện các trường, cách thức tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực cơ bản giữ ổn định như năm trước, nhưng vẫn có nhiều điểm mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thí sinh.

Theo TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo [Đại học Quốc gia TPHCM], trong năm 2023 và những năm tiếp theo, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM tiếp tục được phát triển theo hướng ổn định và bền vững. Mỗi năm, kỳ thi được tổ chức định kỳ 2 lần vào tháng 3 và tháng 5. Các địa điểm tổ chức thi được bổ sung để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham dự.

“Ngoài 17 địa phương đã tổ chức kỳ thi năm 2022, Đại học Quốc gia TPHCM có thể xem xét mở rộng thêm điểm thi tại một vài địa phương như Lâm Đồng hay khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, TS Chính cho hay.

Ngoài ra, các hoạt động nghiên cứu, phân tích, đánh giá, xây dựng tiếp tục được triển khai để phát triển ngân hàng câu hỏi cả về lượng và chất. ĐH Quốc gia TPHCM sẽ tiến hành đối sánh, công nhận kết quả thi đánh giá năng lực lẫn nhau để giảm áp lực thi cử cho thí sinh. Đồng thời sẽ xem xét, cải tiến cấu trúc ma trận đề thi và chuẩn bị ngân hàng câu hỏi thi đánh giá năng lực phù hợp với nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sẵn sàng cho kỳ thi đánh giá năng lực theo phương thức mới vào năm 2025.

Trong khi đó, Trường ĐH Sư phạm TPHCM dự kiến vừa tăng đợt, vừa mở rộng địa điểm tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt trong năm tới. ThS Nguyễn Ngọc Trung, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, trường đã có tổng kết đánh giá kỳ thi năm vừa rồi. Trên cơ sở đó, trường tiếp tục phát triển kỳ thi cho các năm tới.

“Trong năm 2023, kỳ thi dự kiến được tổ chức 2 đợt vào tháng 4 và tháng 6 để thí sinh có nhiều cơ hội tham gia. Bên cạnh đó, trường cũng xem xét việc mở rộng địa điểm tổ chức kỳ thi ngoài TPHCM. Đồng thời, trường mở rộng ngân hàng đề thi và hoàn thiện thêm phần mềm tổ chức thi”, ThS Trung cho hay.

Mở rộng chỉ tiêu xét tuyển

Năm 2023, Trường ĐH Sư phạm TPHCM dự kiến mở rộng chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt lên mức 30 - 40% [thay vì 20% chỉ tiêu mỗi ngành như năm 2022]. Tuy nhiên, trường vẫn giữ nguyên số lượng 21 ngành xét tuyển theo phương thức này, chưa áp dụng đồng loạt cho tất cả ngành trong năm tới.

“Không chỉ Trường ĐH Sư phạm TPHCM, kỳ thi này còn có định hướng sử dụng để xét tuyển vào một số trường ĐH khác. Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt chỉ là điểm môn chính trong tổng điểm xét tuyển gồm 3 môn [2 môn còn lại căn cứ vào điểm học bạ THPT]”, ThS Trung thông tin.

Về đề thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Nội dung kiến thức kiểm tra được giữ ổn định như năm 2022. Theo đó, câu hỏi sẽ bám sát kiến thức trong chương trình THPT, trong đó 70 - 80% chương trình lớp 12, còn lại thuộc lớp 11 và rất ít phần thuộc lớp 10. Đề có những câu hỏi yêu cầu năng lực suy luận, phân tích, vận dụng với mức độ cao hơn để phân loại người học.

Còn theo TS Nguyễn Quốc Chính, đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM sẽ chuẩn hóa hơn trong năm tới. Tuy nhiên, cấu trúc đề thi được giữ ổn định. Thí sinh sẽ làm bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm trong 150 phút. Bài thi hướng đến đánh giá năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh gồm: Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh [40 điểm]; suy luận logic và xử lý số liệu [30 điểm]; giải quyết vấn đề liên quan lĩnh vực hóa, lý, sinh, địa, lịch sử, chính trị và xã hội [50 điểm].

“Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả kiến thức và tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản. Đề thi chính thức sẽ hoàn toàn tương đồng với đề thi mẫu về cấu trúc. Theo lộ trình của Đại học Quốc gia TPHCM, dự kiến chỉ tiêu xét tuyển đại học theo phương thức sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực sẽ tăng trong những năm tới. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào kế hoạch tự chủ của trường/khoa thành viên và đặc biệt là quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT”, TS Chính trao đổi.

Năm 2022, với hai đợt thi kỳ thi đánh giá năng lực, Đại học Quốc gia TPHCM đã thu hút gần 120.000 lượt thí sinh tham gia. Hơn 80 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả này để xét tuyển với chỉ tiêu khá lớn, trong đó các đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM dành từ 20% - 70% chỉ tiêu.

Hồ Phúc
//giaoducthoidai.vn/thi-danh-gia-nang-luc-nam-2023-co-nhieu-diem-moi-thuan-loi-cho-thi-sinh-post614262.html

Video liên quan

Chủ Đề