các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của sinh viên tốt nghiệp (nghiên cứu tại trường đại học sài gòn)

các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của sinh viên tốt nghiệp (nghiên cứu tại trường đại học sài gòn)

Khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy năng lực tư duy được đánh giá cao nhất. Ảnh: Sinh viên tham gia chương trình Phỏng vấn thử, thành công thật do Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM tổ chức

(Thanhuytphcm.vn) - Tổng hợp kết quả đánh giá của 1.000 sinh viên (năm thứ 3 và thứ 4) và người lao động về tầm quan trọng của các yếu tố đối với năng lực nghề nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) của nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu đời sống xã hội và Trường Đại học KHXH và NV (ĐH Quốc gia TPHCM) mới đây, kết quả cho thấy năng lực tư duy được đánh giá cao nhất, trong khi yếu tố kiến thức có mức đánh giá thấp nhất.

Nghiên cứu này thuộc đề tài: Đánh giá nhận thức, năng lực của nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao và đề xuất giải pháp đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0 tại TPHCM.

Tác giả Nguyễn Đức Lộc, Viện Nghiên cứu đời sống xã hội, chủ nhiệm đề tài cho biết, bên cạnh hai yếu tố tác động đến năng lực nghề nghiệp nói trên, còn các yếu tố khác được xếp theo thứ tự quan trọng đối với phần lớn sinh viên và người lao động như: Kế đến năng lực tư duy là tính trách nhiệm đối với công việc, kỹ năng làm việc, kỹ năng xã hội và tính thích nghi với những biến đổi trong công việc, trong khi điểm đánh giá yếu tố kiến thức có mức thấp nhất trong các yếu tố nói trên. Cùng với việc tìm hiểu đánh giá tính quan trọng của các yếu tố đối với năng lực nghề nghiệp, sinh viên và người lao động cũng được yêu cầu tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân đối với từng yếu tố đó.

Đối với đặc điểm công việc hiện tại, kết quả khảo sát cho thấy sự khác biệt rõ nét trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố năng lực nghề nghiệp giữa nhóm người học (sinh viên năm thứ 3 và thứ tư) và nhóm người đi làm. Nhóm người học dường như đánh giá cao hơn so với nhóm người đang đi làm, trong đó nổi bật hơn cả là đánh giá tầm quan trọng của kỹ năng xã hội.

Cũng trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả phân tích về các yếu tố tác động năng lực nghề nghiệp hiện nay. Theo đó, yếu tố kiến thức được đo lường thông qua 7 chỉ báo, chẳng hạn như: Các bạn đánh giá tầm quan trọng các kiến thức như thế nào với kiến thức về kỹ thuật  công nghệ, kiến thức về khoa học tự nhiên, kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức về kinh tế - tài chính, kiến thức về luật pháp, kiến thức về thông tin, dữ liệu, Đối với năng lực tư duy, 5 chỉ báo cũng được dùng để đo lường đánh giá, như: Kỹ năng học hỏi tích cực, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng sáng tạo và kỹ năng đánh giá và ra quyết định.

Để đo lường đánh giá về kỹ năng xã hội, 6 chỉ báo được sử dụng bao gồm: Kỹ năng quản lý bản thân và người khác, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng diễn đạt bằng lời nói, kỹ năng diễn đạt bằng chữ viết, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả và kỹ năng quản trị cảm xúc. Có 3 chỉ báo được dùng để đo lường đánh giá kỹ năng làm việc: Kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ năng phục vụ khách hàng và kỹ năng đàm phán.

các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của sinh viên tốt nghiệp (nghiên cứu tại trường đại học sài gòn)

Có sự khác biệt trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố năng lực nghề nghiệp giữa nhóm người học và nhóm người đi làm. Ảnh: Sinh viên và người lao động tham gia ngày hội việc làm tại TPHCM

Để đo lường đánh giá tính thích nghi với những biến đổi trong công việc, 4 chỉ báo được sử dụng: Có khả năng chịu đựng rủi ro trong công việc, có khả năng thích với sự thay đổi trong công việc, có khả năng tự học và có khả năng thích ứng với môi trường đa văn hóa. Tương tự, tính trách nhiệm với công việc cũng được đo lường thông qua 4 chỉ báo: Có khả năng chịu đựng sự căng thẳng công việc, có thái độ kiên định đối với công việc, có khả năng kiểm soát các giá trị cá nhân, có trách nhiệm trong công việc và xã hội.

Nhìn chung, đến thời điểm này, ý niệm CMCN 4.0 ở Việt Nam phản ánh một bối cảnh chuyển động của nhận thức xã hội hơn là một thực tại tác động đến hành vi xã hội. Chính vì vậy, những yếu tố tác động đến năng lực nghề nghiệp và mức độ sẵn sàng nghề nghiệp của sinh viên, cũng như người lao động chịu ảnh hưởng bởi các nhóm năng lực cơ bản như: Kiến thức, kỹ năng xã hội, sự tự tin vào bản thân và khả năng thích ứng với sự thay đổi của một trưởng xã hội. Bởi năng lực nghề nghiệp của một cá nhân phần nhiều chịu ảnh hưởng bởi các chiều kích của khả năng thích ứng nghề nghiệp, tập trung vào cách thức và (mà) các cá nhân nhận thức và phát triển nghề nghiệp, thể hiện chiến lược điều chỉnh cá nhân thông qua bốn yếu tố là mối quan tâm, sự điều chỉnh, sự tò mò và sự tự tin.

Dù vậy, kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy có sự khác biệt trong việc tự đánh giá mức độ sẵn sàng của bản thân đối với nghề nghiệp giữa nhóm sinh viên chuẩn bị ra trường và những người đang đi làm. Nhóm sinh viên dường như đánh giá sự sẵn sàng của bản thân cao hơn so với nhóm người đang đi làm, trong đó nổi bật hơn cả là đánh giá khả năng cập nhật, lên kế hoạch cho công việc và nguồn lực vật chất, các mối quan hệ xã hội. Đó cũng có thể xem là những chỉ báo quan trọng trong việc định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho nguồn nhân lực tương lai.

Anh Huy

Tin liên quan

Video liên quan