Các phương pháp đánh giá trong giáo dục đại học năm 2024

Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của chương trình đào tạo giáo dục đại học được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập như sau:

Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập
1. Phương pháp giảng dạy phải được thiết kế theo cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm và chủ thể của quá trình đào tạo, thúc đẩy người học phát huy chủ động và nỗ lực tham gia các hoạt động học tập; định hướng hiệu quả để người học đạt được chuẩn đầu ra của mỗi học phần, mỗi thành phần và của cả chương trình đào tạo.
2. Đánh giá kết quả học tập của người học phải dựa trên chuẩn đầu ra, phải làm rõ mức độ đạt được của người học theo các cấp độ tư duy quy định trong chuẩn đầu ra của mỗi học phần, mỗi thành phần và chương trình đào tạo.
3. Đánh giá kết quả học tập của người học phải dựa trên đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; làm cơ sở để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập, thúc đẩy nỗ lực và hỗ trợ tiến bộ của người học, cải tiến chương trình đào tạo và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.

Theo đó, phương pháp giảng dạy phải được thiết kế theo cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm và chủ thể của quá trình đào tạo, thúc đẩy người học phát huy chủ động và nỗ lực tham gia các hoạt động học tập.

Định hướng hiệu quả để người học đạt được chuẩn đầu ra của mỗi học phần, mỗi thành phần và của cả chương trình đào tạo.

Việc đánh giá kết quả học tập của người học phải dựa trên chuẩn đầu ra, phải làm rõ mức độ đạt được của người học theo các cấp độ tư duy quy định trong chuẩn đầu ra của mỗi học phần, mỗi thành phần và chương trình đào tạo.

Đánh giá kết quả học tập của người học phải dựa trên đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; làm cơ sở để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập, thúc đẩy nỗ lực và hỗ trợ tiến bộ của người học, cải tiến chương trình đào tạo và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.

Phương pháp giảng dạy [Hình từ Internet]

Trách nhiệm của giảng viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy được quy định thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư 10/2017/TT-BNV quy định về phương pháp giảng dạy của giảng viên như sau:

Giảng viên
1. Kiến thức của giảng viên
a] Kiến thức chuyên môn của giảng viên;
b] Kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên.
2. Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của giảng viên
a] Việc thực hiện các nội quy, quy định;
b] Thái độ ứng xử với học viên.
3. Trách nhiệm của giảng viên
a] Hiểu rõ mục đích, yêu cầu của khóa bồi dưỡng;
b] Biên soạn bài giảng phục vụ giảng dạy;
c] Tư vấn, hỗ trợ hoạt động học tập cho học viên.
4. Phương pháp giảng dạy của giảng viên
a] Sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy;
b] Truyền đạt nội dung các chuyên đề;
c] Mức độ liên hệ bài học với thực tiễn;
d] Việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy;
đ] Việc hướng dẫn học viên đi thực tế, viết bài thu hoạch, làm tiểu luận, đề án.
...

Theo đó, về phương pháp giảng dạy thì giảng viên phải sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy. Đồng thời truyền đạt nội dung các chuyên đề và có mức độ liên hệ bài học với thực tiễn.

Đồng thời sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy và hướng dẫn học viên đi thực tế, viết bài thu hoạch, làm tiểu luận, đề án.

Trách nhiệm của giảng viên trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 7 Thông tư 10/2017/TT-BNV quy định về phương pháp kiểm tra, đánh giá của giảng viên như sau:

Giảng viên
...
5. Phương pháp kiểm tra, đánh giá của giảng viên
a] Việc áp dụng phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá;
b] Lựa chọn nội dung thi, kiểm tra phù hợp với nội dung học;
c] Việc thực hiện chính xác, khách quan trong kiểm tra, đánh giá;
d] Việc phản hồi kịp thời về kết quả kiểm tra, đánh giá.

Theo đó, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của giảng viên phải áp dụng phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá; lựa chọn nội dung thi, kiểm tra phù hợp với nội dung học.

Và thực hiện chính xác, khách quan trong kiểm tra, đánh giá. Đồng thời phản hồi kịp thời về kết quả kiểm tra, đánh giá.

6/

Chủ Đề