Các quốc gia cổ đại phương Đông lớp 6

^đi CÁC ọuốc CIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG A. HƯỚNG DẪN HỌC Mục tiêu bài học Nhận biết và ghi nhớ sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông : bao gồm những quốc gia nào, thời gian, địa điểm hình thành và có thể giải thích đơn giản nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông. Nhận biết và ghi nhớ xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào ? Thân phận của mỗi tầng lớp thế nào ? 18 Hiểu thế nào là nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông. 2. ĐHTLS6-B Thấy được trong xã hội cổ đại đã có sự phân chia giai cấp, có những sự bất bình đẳng, phân biệt giàu nghèo song đó là xã hội phát triển cao hơn so với xã hội nguyên thuỷ. Biết quan sát và tập miêu tả, trình bày nội dung tranh ảnh. Kiến thức cơ bản Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ ? Ở lưu vực các con sông lớn như : sông Nin (Ai Cập), sông Q-phơ-rát và Ti-gơ-rơ (Lưỡng Hà), sông Ân và sông Hằng (Ân Độ), Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc)... cư dân ngày càng đông vào cuối thời nguyên thuỷ. Đất đai ở lưu vực các con sông lớn thuận lợi cho trồng trọt, vì thế nghề nông trồng lúa trở thành ngành kinh tế chính. Con người cũng bắt đầu biết làm thuỷ lợi, đắp đê, đào kênh... làm cho thu hoạch lúa ổn định hàng năm. Cuộc sống ngày càng được ổn định và nâng cao, trong xã hội xuất hiện kẻ giàu, người nghèo. Từ cuối thiên niên kỉ IV - đầu thiên niên kỉ III TCN, nhà nước CỐ đại đầu tiên ra đời ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, An Độ và Trung Quốc. Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào ? Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm ba tầng lớp : nông dân, quý tộc - quan lại nô lệ. Thân phận của các tầng lớp rất khác nhau : 'Nông dân nhận ruộng đất ở công xã và phải nộp một phần thu hoạch và phải đi lao dịch cho quý tộc. Quý tộc và quan lại là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, đứng đầu tầng lớp này là một ông vua nắm mọi quyền hành. Tầng lớp khổ cực nhất là nô lệ, họ bị đối xử như con vật. Nhà nước chuyên chê'cổ đại phương Đông Nhà nước cổ đại phương Đông do vua chuyên chế đứng đầu và là người có quyền cao nhất trong mọi công việc. Ở Trung Quốc vua được gọi là Thiên tử, ở Ai Cập vua được gọi là Pha-ra-ôn, ở Lưỡng Hà vua được gọi là En-si. _ - Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương gồm toàn quý tộc. Họ lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, chỉ huy quân đội... Cách học Mục 1 : Sử dụng Lược đồ các quốc gia cổ đại ở trang 14 SGK, dùng bút tô màu các con sông lớn như : sông Nin (Ai Cập), sông ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ (Lưỡng Hà), sông An và sông Hăng (An Độ), Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc)... và ghi nhớ tên các con sông này. Ghi nhớ : Vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV - đầu thiên niên kỉ III TCN, nhà nước cổ đại ở phương Đông đầu tiên đã ra đời. Tiếp tục sử dụng lược đồ để tô màu phạm vi các quốc gia đó. Mục 2 : Từ nội dung mục 1, hãy suy nghĩ : Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chính thì cơ cấu xã hội cổ đại phương Đông sẽ có những tầng lớp nào ? Vì sao thân phận của các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông lại rất khác nhau ? Mục 3 : Hãy suy nghĩ những điểm dưới đây để hiểu vì sao lại gọi đó là nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông : + Ai đứng đầu nhà nước và có quyền hành thế nào ? + Ớ mỗi quốc gia phương Đông cổ đại, vua được gọi với những cái tên khác nhau thế nào ? Một số khái niệm, thuật ngữ -Lưu vực : vùng đất đai chịu ảnh hưởng của một con sông hoặc của một hệ thống sông chảy qua. Công xã : khu vực có người sinh sống với nhau như làng, xã ngày nay. -Lao dịch : lao động nặng nhọc, bắt.buộc và không được trả công theo chế độ của nhà nước hay lệnh của chúa đất. Quý tộc : lớp người giàu có và quyền thế nhất trong giai cấp thống trị thời cổ đại và phong kiến. -Sa-mát: vị thần Mặt Trời của Ba-bi-lon cổ. -Chuyên chế: tự mình quyết định mọi việc, thường dùng để chỉ một chế độ chính trị, trong đó người đứng đầu là vua, quyết định tất cả mọi công việc. -Thiên tủ : con trời. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK Cảnh làm ruộng của người Ai Cập qua hình 8 : hàng dưới Ịà cảnh gặt lúa và gánh lúa về ; hàng trên là cảnh nông dân nộp thuế cho quý tộc. Người cày ruộng thuê phải làm việc hết sức cực nhọc, không được bỏ ruộng hoang, nếu bỏ ruộng hoang thì không những vẫn phải nộp thuế mà còn phải cày ruộng cho bằng phẳng rồi trả lại cho chủ ruộng. Các quốc gia cổ đại phương Đông : Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ân Độ và Trung Quốc. Xã hội cổ đại, phương Đông bao gồm ba tầng lớp : nông dân, quý tộc và nô lệ. Ở các nước phương Đông, vua nắm mọi quyền hành, từ việc đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, đến việc xét xử những người có tội. Vua được coi là đại diện thần thánh ở trần gian, theo chế độ cha truyền con nối. c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng. Các quốc gia cổ đại phương Đông sớm xuất hiện do biết làm thuỷ lợi, nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển. điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, c. phù sa các con sông rất màu mỡ. D. biết ghè đá làm công cụ sản xuất. Cư dân các quốc gia cổ đại phương Đông sống chủ yếu bằng nghề A. săn bắn, hái lượm. B. thủ công nghiệp. c. nông nghiệp. D. thương nghiệp. Câu 2. Hãy hoàn thành bảng kê dưới đây về thời gian, địa điểm xuất hiện, tên gọi của các quốc gia cổ đại phương Đông. Thời gian Địa điểm xuất hiện Tên gọi quốc gia cổ đại Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN Ai Cập Lưu vực dòng sỡng ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ Ấn Độ Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN * Câu 3. Vì sao thể chế nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông là nhà nước chuyên chế cổ đại ?

Video liên quan