Các sinh vật cùng loài có mối quan hệ với nhau như thế nào

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

3. Mối quan hệ của các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài ? Nhận biết các mối quan hệ của các sinh vật qua các VD? Các sinh vật cùng loài hỗ trợ, cạnh tranh nhau trong điều kiện nào? Cho VD ? Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất, vật nuôi cây trồng ?

Các câu hỏi tương tự

C1: Thế nào là hiện tượng ưu thế lai? Cơ sở di truyền học của hiện tượng trên?

C2: Trong mối quan hệ đối địch có những mối quan hệ nào? Cho ví dụ cho mỗi mối quan

hệ đó. C3: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? C4: Cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần trong hệ sinh thái đó C5: Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: cây cỏ, nai, sư tử, chuột, sâu, rắn, bọ ngựa, vi sinh vật.

A/ Tự luận

1. Môi trường là gì? Phân biệt các nhân tố sinh thái.

2. Thế nào là giới hạn sinh thái? Cho VD?

3. Sắp xếp các cây sau vào nhóm thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng cho phù hợp: + Cây bàng, cây ổi, cây ngải cứu, cây thài lài.

+ Cây phong lan, hoa sữa, dấp cá, táo, xoài.

B/Trắc nghiệm

Câu 1: Thế nào là môi trường sống của sinh vật?

A. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật.

B. Là nơi ở của sinh vật.

C. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.

D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật .

Câu 2: . Nhân tố sinh thái là

A. các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường.

B. tất cả các yếu tố của môi trường.

C. những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

D. các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật.

Câu 3: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?

A. Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người.

B. Nhóm nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và nhóm các sinh vật khác.

C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh và nhóm nhân tố con người.

D. Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác.

Câu 4: Giới hạn sinh thái là gì?

A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.

B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.

C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.

Câu 5: . Các nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh?

A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thực vật.

B. Nước biển, sông, hồ, ao, cá, ánh sáng, nhiệt độ, độ dốc.

C. Khí hậu, thổ nhưỡng, nước, địa hình.

D. Các thành phần cơ giới và tính chất lí, hoá của đất; nhiệt độ, độ ẩm, động vật.

Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật – Quan hệ cùng loài. Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ : nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu…. Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ : nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu…. Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

Khi có gió bão, thực vật sống chụm thành nhóm có tác dụug giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.

Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn.

Gặp điều kiện bất lợi (ví dụ : môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ờ chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.

Quan hệ sinh vật cùng loài là:

Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?

Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm?

Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là

Hai mối quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là:

Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là quan hệ cộng sinh?

Trong quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật

Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch giữa hai loài là:

Sự khác nhau căn bản nhất giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch là gì ?

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

A. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)

B. (2), (3), (4), (5) và (6)

C. (2), (3) và (6)

D. (2), (3), (4) và (6)

Xem đáp án » 10/08/2019 22,710

Xem đáp án » 10/08/2019 15,120

A. Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông, ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng 1 số cây bị chết, đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật.

B. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú có hiện tượng đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác để tranh giành thức ăn và nơi ở

C. Khi thiếu thức ăn, 1 số động vật ăn thịt đồng loại. Ví dụ ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn hoặc cá lớn ăn cá con.

D. Một số loài thực vật như tre, nứa thường sống quần tụ với nhau thành từng bụi giúp chung tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, nứa có thể bị đổ vào nhau.

Xem đáp án » 10/08/2019 15,055

Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Các sinh vật cùng loài có quan hệ với nhau như thế nào? Cùng Top lời giải trả lời câu hỏi này nhé!

Câu hỏi: Các sinh vật cùng loài có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Hỗ trợ và ăn thịt lẫn nhau

B. Cạnh tranh và đối địch lẫn nhau

C. Hỗ trợ và có thể cạnh tranh lẫn nhau

D. Đối địch và hỗ trợ lẫn nhau

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Hỗ trợ và có thể cạnh tranh lẫn nhau

Các sinh vật cùng loài có quan hệ hỗ trợ và có thể cạnh tranh lẫn nhau.

>>> Xem thêm: Các sinh vật cùng loài có các mối quan hệ sinh thái gì?

Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án C

Quan hệ hỗ trợ:là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản… Ví dụ: Chó sói hỗ trợ nhau trong đàn → Bắt mồi và tự vệ tốt hơn.

Quan hệ cạnh tranhxảy ra khi mật độ quần thể vượt quá “sức chịu đựng” của môi trường, các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và sự phát triển của quần thể.

Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nênnhóm cá thể. Các sinh vật trong một nhóm (cùng loài) thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Các cá thể trong một quần thể có hai mối quan hệ sinh thái cơ bản là quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh.

>>> Xem thêm:Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài trong quần thể

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về hệ sinh thái quần xã sinh vật:

Câu 1:Quần xã sinh vật là:

A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.

B. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

C. Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

D. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Đáp án đúng: C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Đáp án đúng: A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

Câu 3: Hiệu suất sinh thái là:

A. Tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.

B. Tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

C. Hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp.

D. Hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp.

Đáp án đúng: B. Tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

Câu 4: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ:

A. Cộng sinh.

B. Hội sinh.

C. Ức chế - cảm nhiễm.

D. Kí sinh.

Đáp án đúng: A. Cộng sinh.

Câu 5:Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là:

A. Cạnh tranh.

B. Ký sinh.

C. Vật ăn thịt – con mồi.

D. Ức chế cảm nhiễm.

Đáp án đúng: A. Cạnh tranh.

------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Các sinh vật cùng loài có quan hệ với nhau như thế nào? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có được những kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.