Các yếu to ảnh hưởng đến độ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng giúp khách hàng có thể nhận biết và ghi nhớ doanh nghiệp. Vậy, khái niệm bộ nhận diện thương hiệu là gì? Nhận diện thương hiệu có vai trò như thế nào đối với mỗi doanh nghiệp? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bộ nhận diện thương hiệu hay Brand Identity, là toàn bộ những yếu tố có thể nhìn thấy được như tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc đại diện, typo, phương châm hoạt động,…được thiết kế đồng nhất để giúp doanh nghiệp định vị được trên thị trường, giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận diện và phân biệt với các doanh nghiệp khác trên cùng lĩnh vực.

Các yếu to ảnh hưởng đến độ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu còn được hiểu là bộ mặt của một thương hiệu. Chúng bao gồm các yếu tố hữu hình, đại diện cho thương hiệu một cách trực quan và giúp truyền tải thông điệp đến với mọi người.

  • Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: Tên thương hiệu, logo, slogan, màu sắc, kiểu chữ thương hiệu.
  • Bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng bao gồm: Brochure, sổ tay, chữ ký email,…
  • Bộ nhận diện thương hiệu online bao gồm: Website, các trang mạng xã hội,…
  • Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời bao gồm: Billboard, banner,…
  • Ngoài ra còn có các ấn phẩm quảng cáo khác.

Bộ nhận diện thương hiệu mang lại những lợi ích vô cùng thiết thực với doanh nghiệp. Cụ thể như:

  • Giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn: Bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng, độc đáo sẽ khiến thương hiệu của bạn nổi bật và chiếm ưu thế hơn so với các thương hiệu khác. Giữa vô vàn đối thủ trên thị trường, nếu bộ nhận diện của bạn không có hoặc không đủ đặc biệt thì thương hiệu của bạn dễ bị chìm vào quên lãng.
  • Giúp phủ sóng hình ảnh thương hiệu: Bộ nhận diện đồng nhất và xuất hiện trên mọi ấn phẩm của doanh nghiệp sẽ giúp phủ sóng hình ảnh thương hiệu rộng rãi hơn. Từ đó thúc đẩy việc bán hàng, tạo ra giá trị thương hiệu cũng như mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
  • Giúp tạo dựng niềm tin nơi khách hàng: Bộ nhận diện thương hiệu thống nhất sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng. Đó là cơ sở tạo dựng tâm lý tin tưởng và kích thích mong muốn sở hữu sản phẩm của khách hàng.

Tùy vào lĩnh vực hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà các thiết kế nhận diện sẽ chú trọng vào những yếu tố khác nhau. Nhìn chung, một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ sẽ bao gồm các yếu tố sau đây: 

Logo chính là tiền đề để xây dựng nên bộ nhận diện thương hiệu. Hai yếu tố cơ bản giúp tạo ấn tượng với người nhìn đầu tiên là màu sắc và thiết kế của logo. Thường thì một doanh nghiệp sẽ chỉ sử dụng một mẫu logo chính. Tuy nhiên, có những lúc cần phải có các phiên bản logo khác thay thế để sử dụng khi cần thiết như:

  • Logo chính.
  • Logo màu thay thế.
  • Logo ngang, logo dọc.
  • Logo hình vuông.
  • Logo đen trắng.
  • Logo xám.
Màu sắc và thiết kế logo

Thiết kế văn phòng bao gồm không gian nội thất và các vật phẩm, ứng dụng được sử dụng trong môi trường văn phòng. Doanh nghiệp cần đảm bảo các yếu tố này đồng bộ và đẹp mắt, phù hợp với logo và phong cách doanh nghiệp. Sự đồng bộ trong thiết kế văn phòng chủ yếu thể hiện qua các yếu tố sau:

  • Tên thương hiệu.
  • Slogan – Tagline.
  • Danh thiếp.
  • Chữ ký email.
  • Tiêu đề thư điện tử.
  • Tem, phong bì thư.
  • Hóa đơn.
  • Đồng phục nhân viên (áo, mũ, ô, dù,…).
  • Thẻ nhân viên.
  • Văn phòng phẩm (cặp, sổ, bút, móc khóa, áo mưa,…).

Một trong những cách tạo ấn tượng đến khách hàng nhanh chóng và trực quan nhất là sự đồng bộ trong các ấn phẩm ngoài trời. Phương pháp này góp phần xây dựng hình ảnh, và quảng bá thương hiệu ở khắp mọi nơi một cách dễ dàng. Trong đó, các sản phẩm quảng cáo ngoài trời phổ biến nhất có thể kể tới như: Biển hiệu văn phòng, biển hiệu đại lý, điểm bán hàng, băng rôn, standee, biển quảng cáo ngoài trời,…

Khi mua một sản phẩm, thứ tiếp xúc với khách hàng đầu tiên sẽ là bao bì, nhãn mác sản phẩm. Nếu bao bì sản phẩm đẹp, độc đáo sẽ vừa thu hút được khách hàng vừa khẳng định sự độc quyền sản phẩm.

Đặc biệt, khi bao bì của sản phẩm đồng nhất với thương hiệu, doanh nghiệp của bạn có thể tránh được tình trạng khách hàng mua phải hàng giả. Nhận diện thương hiệu qua sản phẩm còn được xem như là công cụ đắc lực để sản phẩm được truyền đến người tiêu dùng rộng rãi hơn.

Nhận diện thương hiệu bằng bao bì sản phẩm

Bên cạnh quá trình bán hàng, bao bì sản phẩm cũng được doanh nghiệp sử dụng trong các thời điểm đặc biệt như lễ tết, quà tặng nội bộ công ty, quà tặng họp báo, chương trình khuyến mãi,… Doanh nghiệp cần chú ý thiết kế bao bì sao cho phù hợp với từng sự kiện cũng như tạo ấn tượng với đối tác, khách hàng.

  • Đối với marketing truyền thống:

Các ấn phẩm marketing truyền thống cũng là yếu tố không thể thiếu, góp phần nhận diện thương hiệu. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý thiết kế màu sắc, phông chữ, hình ảnh của những ấn phẩm này ăn khớp và đồng bộ với thương hiệu.

Cụ thể, các ấn phẩm cần chú ý bao gồm: Catalogue, brochure, hồ sơ năng lực, tờ rơi, tờ gấp, hình ảnh, video giới thiệu doanh nghiệp, phương tiện vận chuyển,…

  • Đối với Digital Marketing:

Đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số phát triển, hoạt động marketing trên các nền tảng Digital ngày càng có nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các yếu tố nhận diện thương hiệu trên nền tảng Digital cần được doanh nghiệp chú trọng thiết kế.

Chúng thường bao gồm: Website thương hiệu, website vệ tinh, sàn thương mại điện tử, giao diện app, landing page, hệ thống hình ảnh trên social media (Avatar, hình đại diện, hình ảnh – video bài đăng, hình ảnh – video quảng cáo), âm thanh – giọng điệu thương hiệu,…

Thiết kế nhận diện thương hiệu là việc tạo ra những thiết kế để giúp hình ảnh của doanh nghiệp trở nên đồng bộ và nhất quán hơn, thể hiện được quy mô, tầm vóc của thương hiệu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một thương hiệu mạnh và phát triển bền vững. 

Quá trình thiết kế bộ nhận diện thường kéo dài qua nhiều bước. Nắm rõ quy trình này sẽ giúp bạn lựa chọn bộ nhận diện phù hợp nhất với doanh nghiệp.

Đây là một bước vô cùng quan trọng để thiết kế được logo và ứng dụng nhận diện thương hiệu. Phải thực hiện phân tích, đánh giá thì doanh nghiệp mới có thể tìm ra được màu sắc, thiết kế phù hợp với thị trường cũng như khách hàng mục tiêu của mình. 

Phân tích thị trường và xác định khách hàng mục tiêu

Để xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả bạn có thể dựa vào hai phương pháp sau: Phân tích theo nhân khẩu học (demographics) và phân tích theo tâm lý học (psychographics).

Theo demographics, bạn sẽ cần đặt và trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Giới tính khách hàng mục tiêu là nam hay nữ?
  • Nhóm tuổi bao nhiêu?
  • Công việc hiện tại của khách hàng mục tiêu là gì?
  • Họ đang sinh sống và làm việc tại nơi nào?
  • Mức thu nhập hàng tháng của khách hàng là bao nhiêu?
  • Hoặc phân tích một số yếu tố liên quan như: Trình độ học vấn, quốc gia, chiều cao, cân nặng,…

Theo psychographics, bạn sẽ cần trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Khách hàng mục tiêu thường tham gia các hoạt động nào? Sở thích của họ là gì?
  • Sản phẩm của bạn sẽ đem đến cho họ những giá trị, lợi ích nào?
  • Phân tích một số các yếu tố tâm lý khác như: Hành vi mua sắm, địa điểm ăn uống ưa thích, sở thích giải trí,…

Sau khi đã phân tích thị trường, bạn đã có phương hướng cụ thể về bộ nhận diện thương hiệu. Tiếp đó, bạn cần phác thảo ra 3-5 ý tưởng phù hợp với định hướng khách hàng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp.

Để thực hiện được điều này, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Định hướng sẽ sử dụng phong cách thiết kế nào?
  • Xem xét tận dụng những nguồn cảm hứng nào?
  • Lựa chọn những hình ảnh, màu sắc, biểu tượng,… nhấn mạnh sự khác biệt của thương hiệu.
  • Lựa chọn những từ ngữ, tính từ để mô tả thương hiệu.
Lên ý tưởng

Sau khi đã có ý tưởng về bộ nhận diện, bạn sẽ tiến hành phát triển chi tiết và hoàn thiện chúng. Các hạng mục cụ thể bạn cần quan tâm là:

  • Logo: Cần đảm bảo những yếu tố về tính độc đáo, dễ hiểu, dễ liên tưởng tới thương hiệu, bố cục chuẩn, màu sắc hài hòa.
  • Màu sắc thương hiệu: Lựa chọn màu sắc chủ đạo cho thương hiệu (từ 1-2 màu cơ bản). Màu sắc thương hiệu sẽ gắn liền với tất cả ấn phẩm trong bộ nhận diện thương hiệu.
  • Phông chữ: Cần thể hiện đúng tính chất doanh nghiệp và phù hợp với sản phẩm kinh doanh mà tổ chức hướng tới.
  • Các thiết kế khác: Như thiết kế văn phòng, bao bì sản phẩm, ấn phẩm ngoài trời cần đồng bộ, nhất quán theo ý tưởng đã đề ra.

Khi đã hoàn tất bản phác thảo về bộ nhận diện thương hiệu, bạn cần trình bày chúng trước các bên liên quan (Đối tác, ban lãnh đạo,…). Quá trình này sẽ chỉ ra những điểm tốt và chưa tốt, những điều cần thay đổi, bổ sung trong bộ nhận diện.

Đây là giai đoạn không thể thiếu trong quy trình thiết kế bộ nhận diện. Tuy nhiên không ít nhà thiết kế, agency đã bỏ qua bước này nhằm rút gọn quy trình và tiết kiệm thời gian. Đây là điều không nên bởi bước trình bày sẽ giúp các bên thống nhất và tìm ra bản thiết kế hoàn thiện cuối cùng.

Trình bày về bộ nhận diện thương hiệu

Để tối ưu hiệu quả làm việc, bạn nên trình bày sản phẩm hoàn thiện ở mỗi giai đoạn. Ví dụ: Sau khi hoàn thiện và chốt xong logo, màu sắc thương hiệu thì bạn hãy triển khai thực hiện các ấn phẩm khác. Điều này sẽ giúp công việc không bị chồng chéo trong quá trình thiết kế.

Đây là bước được thực hiện sau khi thuyết trình và nhận được phản hồi từ các bên. Lúc này bạn sẽ cần dựa vào những thông tin đã thu thập được để chỉnh sửa và hoàn tất thiết kế. Tuy nhiên, đây sẽ không phải là bản thiết kế hoàn thiện cuối cùng. Sau khi chỉnh sửa xong, bạn sẽ phải thực hiện lại các bước 2 đến 5 cho tới khi chọn được bản thiết kế phù hợp nhất.

Bước cuối cùng trong quá rình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là việc đăng ký bản quyền các ấn phẩm. Việc này sẽ giúp bảo vệ thương hiệu của bạn trước Pháp luật và tránh khỏi rủi ro về đạo nhái, mạo danh,…

Đăng ký bản quyền thương hiệu

Thực hiện chuẩn xác 6 bước trên không mang tới thành công cho thương hiệu của bạn ngay lập tức. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ cần kết hợp với những chiến lược marketing, quảng bá phù hợp thì mới có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.

Sau khi đã xây dựng xong bộ thương hiệu của riêng mình, bước tiếp theo bạn cần triển khai là quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin qua bài viết Vietnix đã chia sẽ.

Sau đây là một số bộ nhận diện thương hiệu đẹp từ các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Bạn có thể tham khảo để lấy thêm cảm hứng sáng tạo cho bộ nhận diện doanh nghiệp.

Ở thời điểm mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng cạnh tranh vô cùng khốc liệt. TP Bank với xuất phát điểm là Ngân hàng Tiên Phong Bank, một ngân hàng trẻ và quy mô nhỏ đã thực hiện cuộc cách mạng cải tổ. TP Bank tiến hành thay đổi nhận diện thương hiệu mới với hình ảnh trở nên chuyên nghiệp, thân thiện và một sự đột phá rõ ràng.

Sự thay đổi này được tiếp cận theo “Chiến lược khác biệt hóa”, đã mang đến sự đột phá và khác biệt như một làn gió mới cho lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. TPBank đã thành công xây dựng một hình ảnh ngân hàng khác biệt, tinh tế và nhiều cung bậc cảm xúc cho khách hàng của mình.

Biểu tượng mới của TPBank với hình tam giác là một hình khối cơ bản rất thông dụng trong nhận diện có 3 đỉnh – 3 chân thể hiện sự chắc chắc, vững bền. Đặt biệt, khối tam giác này được thiết kế qua một đường xoắn vô tận, ý muốn nói đến sự không ngừng nghỉ thể hiện sự ổn định và trường tồn.

Các yếu to ảnh hưởng đến độ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu của TP Bank

Vietnam Airlines (VNA) hay còn gọi là Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam. Được ra mắt năm 1993 với tư cách là tổ chức kinh doanh vận tải hàng không tiên phong của Việt Nam. Mang trong mình sứ mệnh thiêng liêng là mang hình ảnh nước ta đến với bạn bè 5 Châu, Vietnam Airlines phát triển bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp với hình ảnh vô cùng ý nghĩa là Bông sen vàng – Quốc hoa của Việt Nam. Từ đó, những chi tiết kèm nhiều hạng mục như: Ngoại thất, nội thất tàu bay,… sẽ đồng nhất theo màu sắc, thiết kế nhận diện cốt lõi.

Ngoại thất tàu bay

Ngoại thất tàu bay là một yếu tố không thể thiếu trong việc quảng bá của VNA. Năm 2015, màu sơn mới ra mắt với những cải tiến mang xu hướng hiện đại, trẻ trung năng động. Bên cạnh đó là sự thay đổi về logo, những đường lượn khí động học được bổ sung, dùng hệ màu nhận diện tươi mới, nhẹ nhàng. Màu sơn được áp dụng lên các máy bay và những đội tàu tiếp theo của hãng VNA.

Nhận diện của máy bay Vietnam Airlines

Nội thất tàu bay

Toàn bộ nội thất tàu bay được thiết kế thông qua 2 tông màu nhận diện thương hiệu chính của VNA là xanh và vàng. Màu vàng dành cho khoang hạng thương gia, màu xanh giành cho khoang hạng phổ thông cùng phổ thông đặc biệt. Chính sự tương phản giữa 2 màu sắc này đã mang đến không gian sang trọng và ấm áp cho khoang hạng thương gia, đồng thời cũng hỗ trợ phân biệt 2 hạng khoang này.

Bên cạnh đó, các thành phần khác trên máy bay gồm: Bề mặt khoang, vách ngăn sẽ được trang trí bằng những họa tiết ánh xám, vàng trầm nhằm tạo cảm giác thoải mái cho hành khách.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về thương hiệu bông sen vàng của Vietnam Airlines qua link tham khảo này: https://www.vietnamairlines.com/vn/vi/vietnam-airlines/about-us/corporate-identity

Ứng dụng giao thức ăn Hàn Quốc – Baemin, ra mắt người dùng Việt Nam vào năm 2019. Đã gây được ấn tượng mạnh nhờ bộ nhận diện nổi bật so với những ứng dụng cùng thị phần lúc bấy giờ. Với tone màu xanh mint nổi bật, màu sắc đặc trưng của thương hiệu kèm font chữ vô cùng đặt biệt. Kiểu dáng chữ được chọn không dừng lại ở thể hiện nội dung, mà còn sử dụng để tăng nhận diện thương hiệu.

Đặc biệt, Baemin Việt Nam quyết định dùng bộ font BM Daniel, với bảng chữ cái tiếng Việt. Từ đó, Baemin gắn tính cách cá nhân vào thương hiệu của mình, kiểu chữ sẽ nén các dấu phụ trong một chiều cao đã được quy định sẵn, các ký tự sẽ xếp thẳng hàng. Khi mọi người nhìn câu chữ sẽ tạo nên cảm giác giống như họ đang nghe bên tai một câu nói, chứ không chỉ là một dòng chữ đứng yên vô hình trên giấy.

Các yếu to ảnh hưởng đến độ nhận diện thương hiệu
Quảng cáo ngoài trời nổi bật của Baemin

Sức hấp dẫn của thương hiệu thể hiện ở khả năng thu hút khách hàng và sự sẵn lòng mua của một thương hiệu. Mức độ của chúng tương quan với tiền năng thành công của thương hiệu.

Sự khác biệt cơ bản giữa hình ảnh thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu là góc nhìn: Trong khi hình ảnh thương hiệu mô tả cảm nhận chủ quan từ bên ngoài, thì bộ nhận diện thương hiệu được chủ sở hữu thương hiệu kiểm soát cụ thể. Bộ phận nhận diện thương hiệu xác định cách chủ sỡ hữu thương hiệu muốn thương hiệu được cảm nhận.

Qua bài viết trên, mong rằng những kiến thức Vietnix chia sẽ đã giúp bạn phần nào hiểu rõ về bộ nhận diện thương hiệu và tầm quan trọng của nhận diện thương hiệu. Cảm ơn bạn đã dành thời gian quý báu để đọc bài viết và đừng quên chia sẻ nếu thấy nó hữu ích nhé!