Cacghs tính tiền lương hưu vào 2023 như thế nào

SKĐS - Cách tính lương hưu cho người nghỉ hưu năm 2023 căn cứ vào tỷ lệ hưởng và mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Cách tính lương hưu cho người nghỉ hưu năm 2023 là nội dung mà những người lao động nghỉ hưu trong năm nay rất cần biết.

Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019: người lao động đủ tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu.

Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.

- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm, người lao động thuộc đối tượng quy định như trên được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Cách tính lương hưu được nhiều người nghỉ hưu năm 2023 quan tâm [Ảnh minh hoạ].

Về cách tính lương hưu, theo quy định tại Điều 56 và Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức lương hưu của người lao động được xác định theo công thức chung sau đây:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, cách tính lương hưu cho người lao động sẽ căn cứ vào tỷ lệ hưởng và mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội [đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc] hoặc thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội [đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện] sẽ phụ thuộc vào tiền lương, hoặc thu nhập đóng hằng tháng của người lao động và có nhân với hệ số trượt giá tương ứng.

Về tỷ lệ hưởng, điểm b,c khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và điểm b,c khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP đều hướng dẫn về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu của người lao động.

Theo đó, đối với lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội [BHXH]. Còn đối với lao động nam, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, tính theo công thức này, lao động nữ nghỉ hưu năm 2023, nếu đóng đủ 30 năm bảo hiểm xã hội sẽ hưởng mức lương hưu tối đa, với tỷ lệ hưởng lương hưu là 75%.

Lao động nam nghỉ hưu năm 2023, nếu đóng đủ 30 năm bảo hiểm xã hội sẽ nhận được mức lương hưu với tỷ lệ 65% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, đóng đủ 35 năm BHXH sẽ hưởng mức lương hưu tối đa với tỷ lệ hưởng là 75%.

Từ ngày 1-7-2023, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của các đối tượng sẽ được điều chỉnh như sau:

+ Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 7-12-2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Cụ thể:

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7 năm 2023 = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6 năm 2023 x 1,125.

+ Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định chưa được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 7-12-2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7 năm 2023 = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6 năm 2023 x 1,208.

Từ ngày 1/7/2023, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng trước ngày 1-1-1995, sau khi được điều chỉnh mà có mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng dưới 3.000.000 đồng/tháng, được tính như sau:

+ Đối với người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng:

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng sau điều chỉnh = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng trước điều chỉnh + 300.000 đồng.

+ Đối với người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.0000 đồng/người/tháng:

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng sau điều chỉnh = 3.000.000 đồng/tháng.

Trước đó, Bộ LĐ-TB-XH dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng, đối với các đối tượng:

- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22-10-2009 của Chính phủ, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24-4-2019 của Chính phủ, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21-10-2003 của Chính phủ, Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23-1-1998 của Chính phủ.

- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6-5-2010; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 206-CP ngày 30-5-1979.

+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975.

- Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết ddijnhj số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27-10-2008.

- Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20-8-2010.

- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9-11-2011.

- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.

- Người đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 1-1-1995.

Và các đối tượng nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng trước ngày 1-1-1995, sau khi thực hiện điều chỉnh có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng dưới 3.000.000 đồng/tháng.

Theo tính toán của Bộ LĐ-TB-XH, tổng kinh phí cần thiết cho điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng, trong 6 tháng cuối năm 2023 là 12.658 tỷ đồng [trong đó ngân sách nhà nước là 2.982,6 tỷ đồng; nguồn Quỹ bảo hiểm xã hội là 9.675,4 tỷ đồng].

Mức bình quân lương hưu hàng tháng của người hưởng lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo sau điều chỉnh sẽ tăng từ khoảng 5,6 triệu đồng/người/tháng lên 6,3 triệu đồng/người/tháng.

Đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu 2023?

Như vậy, theo quy định nêu trên thì tỷ lệ hưởng lương hưu đối với người nghỉ hưu trong năm 2023 là 45% với điều kiện có đủ 20 năm đóng BHXH đối với nam hoặc 15 năm đóng BHXH đối với nữ.

Cách tính lương hưu năm 2023 như thế nào?

Lao động nam nghỉ hưu năm 2023, nếu đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội được nhận mức lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; nếu đóng đủ 35 năm bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa, với tỷ lệ hưởng 75%.

Làm việc bao nhiêu năm được hưởng lương hưu?

Như vậy, quy hiện hành thì để đủ điều kiện hưởng lương hưu, công dân phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu theo các quy định nêu trên.

Hưởng lương hưu được tính như thế nào?

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Chủ Đề