Cách bán sách cũ

Trong bài viết trước chúng tôi đã chia sẻ một ý tưởng khá thú vị với các bạn, đó là bán sách cũ. Trên thực tế, ý tưởng này không cần quá nhiều vốn để bắt đầu trong khi đó nhu cầu thị trường khá cao nên rất tiềm năng, đáng để lựa chọn.

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ một số kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh sách cũ giúp bạn có khởi đầu suôn sẻ hơn, đặc biệt với những ai chưa biết có nên mở cửa hàng sách hay không?

Cách bán sách cũ

Kho sách cũ đa dạng thu hút khách hàng

1. Chọn địa điểm

Cũng giống như bất kỳ ngành kinh doanh truyền thống nào khác, mở cửa hàng kinh doanh sách cũ quan trọng nhất vẫn là địa điểm. Một nơi đông đúc, tập trung nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng luôn dễ buôn bán hơn.

Đối với hiệu sách nói chung thì thiên đường là những khu gần trường học hoặc khu vực có nhiều sinh viên, học sinh. Ngoài ra bạn có thể tìm đến những phố sách cũ như đường Láng ở Hà Nội, Trần huy Liệu ở Tp.HCM để mở cửa hàng. Bên cạnh đó một số địa điểm gần công viên, trung tâm thương mại cũng dễ thu hút sự chú ý của người qua lại.

2. Chuẩn bị nguồn vốn

Lợi thế khi kinh doanh sách cũ chủ yếu nằm ở khoản nhập hàng, còn lại những khâu khác như thuê mặt bằng, làm giá kệ, quảng cáo, thì đều như nhau. Tiệm sách cũ không cần diện tích quá rộng, khoảng 20m2 là đủ, nếu thuê ở mặt đường nhỏ khu vực ngoại thành sẽ dao động từ 8  10 triệu đồng.

Sau đó bạn phải mua thêm giá sách, thông thường có 2 giá bên cạnh tường nhà, một giá ở dãy giữa và một giá ở sau, chiều cao từ 1,5  2m, ngoài ra bạn có thể kê thêm sạp bày các loại tạp chí, báo, tập san ngay gần cửa ra vào, để tiết kiệm bạn nên mua lại kệ sách cũ, chi phí khoảng 5 triệu đồng cho tất cả. Bên cạnh đó bạn cần chuẩn bị tiền để trang trí lại nhà sách, làm bảng hiệu, băng rôn, quảng cáo,

Cách bán sách cũ

Chuẩn bị tốt nguồn vốn trước khi kinh doanh sách cũ

3. Tìm nguồn sách cũ

Nhiều người khi mở cửa hàng kinh doanh sách cũ thường tận dụng chính nguồn sách sưu tầm của mình từ trước đến nay trong giai đoạn đầu, sau khi khai trương sẽ thu mua thêm. Một số nguồn sách bạn có thể tham khảo:

- Mua lại sách thanh lý của các nhà xuất bản, công ty sách.

- Tìm mua ở các phố, chợ chuyên bán đồ cũ, đồ second-hand hoặc nơi thu mua phế liệu.

- Mua lại sách của các hiệu sách cũ giải thể

- Thu mua sách cũ của người thân, bạn bè

- Đăng tải tin mua sách trên một số diễn đàn, fanpage như sachxua.net, phomuaban.vn, Sách cũ xưa nay, Ai sách cũ đơi,

4. Trưng bày sách

Cách bán sách cũ

Bán sách cũ cần để ý tới những vấn đề gì?

Về cơ bản cách trưng bày của cửa hàng sách cũ cũng tương tự những hiệu sách thông thường khác, cần phải phân loại theo từng danh mục như sách văn học, sách giáo khoa, sách thiếu nhi,

Riêng với những loại sách theo trào lưu hiện nay như sách dạy kỹ năng làm giàu, tiểu thuyết ngôn tình, thì để ở các kệ bên ngoài, vị trí dễ thấy nhất khi vào tiệm. Các đầu sách có nhiều người mua sẽ đặt ở ngang tầm mắt, loại khác thì đặt trên cao.

Đặc biệt với sách cũ bạn cần phải chú ý đến cách bày sách vì chất giấy không còn tốt như ban đầu. Với sách bìa mềm nên hạn chế để dựng, chồng sách không quá cao, tránh những góc khuất dễ bị mối mọt, ẩm mốc.

5. Thiết lập giá bán

Không giống như sách mới đều bán theo giá bìa, với sách cũ bạn nên thiết lập chính sách giá rõ ràng ngay từ ngày đầu khai trương. Tùy vào tình trạng sách, thời gian phát hành, số trang, thể loại, mà bạn có thể định giá, chiết khấu so với mức giá bìa.

Thông thường sách văn học mới và tạp chí sẽ có giá cao hơn so với sách lịch sử, nghiên cứu khoa học. Ngoài ra bạn phải biết phân biệt những đầu sách quý hiếm, năm xuất bản cũ để có giá bán phù hợp, vì đa phần người mua đều là dân sưu tầm.

Trên đây là 5 kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh sách cũ hữu ích dành cho người mới bắt đầu. Nếu bạn còn bí quyết nào khác thì hãy chia sẻ để mọi người cùng tham khảo và góp ý nhé!

Video liên quan