Cách bao nhiêu tuổi gọi là chú năm 2024

Tính từ hệ tộc thuộc đời ông bà nội, ngoại, nếu người lớn ngang vai ông bà nội, ngoại của mình, các cháu, chắt đều gọi là Ông [nam]-Bà [nữ], kèm gọi thêm thứ tự sinh ra trong nhà [cả [hai], hai, ba, tư [bốn],… hoặc tên tục thường gọi, tên giấy tờ [khai sinh].

Từ đời cha mẹ, về họ tộc bên cha, anh của cha gọi là bác, em là chú, chị-em gái của cha gọi là cô [có vùng gọi chị của cha là bác]. Vợ của bác cũng gọi là bác, vợ của chú gọi là thím, chồng của cô gọi là dượng [có nơi gọi là bác nếu cô là chị của cha, hay chú nếu cô là em của cha]. “Mất cha còn chú,…”.

Về họ tộc bên mẹ, anh-em trai của mẹ đều gọi là cậu, vợ của cậu gọi là mợ; chị-em gái của mẹ đều gọi là dì, chồng của dì cũng gọi bằng dượng như là chồng của cô. “…. mất mẹ bú dì”.

Từ cách xưng hô trong gia đình họ tộc, người Việt vận dụng vào cách xưng hô trong quan hệ ngoài xã hội, người ngang tuổi ông bà nội. ngoại thường gọi bằng ông–bà, người tuổi lớn hơn cha thường gọi bằng bác, nhỏ hơn gọi bằng chú,…. hoặc theo vai mẹ gọi bằng dì, cậu… thế nào cho hợp lý.

Cách xưng hô nêu trên là truyền thống của tất cả họ tộc người Việt, thể hiện thứ bậc, vai vế trong họ tộc, để mọi người tuân thủ nền nếp trên dưới, trật tự, kỷ cương, chấp hành những quy ước, sinh hoạt, việc chung của nhà, của họ,… theo nếp nghĩ, nếp làm của họ tộc, không được nghĩ khác, làm khác. Trật tự trên góp phần rất căn bản để xây dựng, giữ gìn trật tự, kỷ cương, pháp luật chung của xã hội, đất nước. “ Trên kính, dưới nhường”, “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”.

Hiện nay, cách xưng hô trong xã hội đang ngày càng lộn xộn mà chưa rõ trách nhiệm thuộc về ai? Gia đình đã chỉ bảo như thế nào? Nhà trường có liên quan không? Các tổ chức xã hội làm gì? Đó là hầu hết lớp trẻ -thanh thiếu niên, đều gọi người lớn tuổi hơn mình bao nhiêu, đáng vai ông, cha, chú… cũng đều gọi là chú.

Tôi có vài ví dụ như sau:

- Cách đây khá lâu, trong Hội Chữ thập đỏ nơi tôi công tác, có dịp gặp một cháu thiếu niên đang tham gia sinh hoạt, gọi tôi bằng chú, hỏi ra là con của… cháu tôi, tôi có sửa gọi tôi bằng ông cho cháu nhớ.

- Một cô bé sắp làm dâu nhà em gái tôi, vào nhà cũng gọi tôi bằng chú, dù biết tôi lớn hơn ba mẹ cháu, là anh của mẹ chồng tương lai nhưng cháu cũng không biết gọi cho đúng.

- Các cháu hàng xóm là thiếu niên, nhi đồng thì gọi tôi đủ cấp cỡ, cha mẹ chúng gọi tôi là bác, chú, chúng cũng gọi là bác, chú,…

Người để ý cách xưng hô thì còn có lời sửa sai để xưng hô cho đúng người xem không là gì quan trọng thì gọi nhau thế nào cũng được; người Tây, người Tàu họ đâu có tiểu tiết như người Việt ta, cứ I -You, Ngộ - Nị là xong!

Xin lập lại, xưng hô đúng cách là thể hiện nền nếp gia đình, truyền thống của người Việt, là nền tảng xây dựng nhân cách, góp phần rất quan trọng trong việc thực hiện trật tự, kỷ cương từ gia đình đến ngoài xã hội, pháp luật của Nhà nước... là gìn giữ văn hóa, văn minh của dân tộc Việt. Việc này cần làm ngay!

Vốn dĩ, rất nhiều đàn ông đều có cơ hội trở thành “chú” của phụ nữ, vậy điều này có liên quan gì đến tuổi tác không? Hãy nghe 3 người phụ nữ dưới đây nói lên suy nghĩ của họ.

Cô A: 20 tuổi

[Ảnh minh họa]

Chỉ cần người đàn ông đó có thể khiến tôi hài lòng thì tôi sẽ rung động, tôi thích những người đàn ông lớn tuổi, chững chạc, tôi thường tán tỉnh và gọi người đàn ông này bằng “chú”. Dù sao “chú” cũng chỉ là tên gọi, mật danh mà thôi, tôi không quan tâm người khác nghĩ gì, tôi thấy người ấy phù hợp là được.

Lúc đầu, tôi chỉ sử dụng tên “chú” ở nơi riêng tư nhưng cuối cùng tôi đã sử dụng tên “chú” ở nơi công cộng, điều này sẽ làm nổi bật khía cạnh trưởng thành của bạn trai tôi. Vì vậy, cuối cùng một người đàn ông có thể có tư cách làm “chú” hay không phụ thuộc vào việc tôi có thích hay không. Ngay cả một người lớn tuổi hơn cũng không thể là “chú” của tôi nếu tôi không thích.

Cô B: 25 tuổi

[Ảnh minh họa]

Một người đàn ông tôi gọi bằng “chú” là người mà khiến tôi si tình ngoài đời, anh ấy hơn tôi tới 20 tuổi.

Một người đàn ông hơn tôi 20 tuổi, đang ở độ tuổi vàng son của cuộc đời, cả công việc và cuộc sống sẽ đạt đến một tầm cao mới, trở nên trật tự và ổn định hơn.

Trên cơ sở từng trải, họ hiểu và yêu chiều phụ nữ hơn. Những người đàn ông ở độ tuổi 40 và 50 không chỉ có trái tim ấm áp mà còn rất mãnh liệt, thực tế và tràn đầy sự quyến rũ. Đàn ông ở độ tuổi bốn mươi và năm mươi có nhiều khả năng làm hài lòng tôi hơn là những chàng trai trẻ.

Cô C: 30 tuổi

[Ảnh minh họa]

Tôi thường tạm dùng danh xưng “chú” khi làm nũng với chồng. Chắc hẳn các bạn sẽ rất ngạc nhiên khi “chú” của tôi lại trẻ hơn tôi vài tuổi, mặc dù tôi và chồng là “bà già và chồng trẻ”, nhưng tôi vẫn sử dụng danh xưng “chú” để gọi chồng mình. Điều này đã trở thành một phương tiện để gắn kết hai vợ chồng lại với nhau hơn, như thể tôi lúc nào cũng là một đứa trẻ vậy.

Việc xưng hô “chú” có lẽ không có giới hạn về tuổi tác, khi đã về chung một nhà người ta không còn phân biệt quá nhiều về điều này. Việc dùng danh xưng “chú” đôi khi tạo ra một cảm giác “đánh lừa” người đàn ông rằng vợ mình lúc nào cũng rất trẻ.

Xem thêm

Nguồn: //baove.congly.vn/phu-nu-thich-goi-nguoi-dan-ong-cua-minh-la-chu-dan-ong-bao-nhieu-tuoi-duoc-co..

Lớn hơn bao nhiêu tuổi thì gọi bằng chú?

Tẽn tò cộng thêm bản tính ngang bướng có thừa, em vẫn cả gan tôn anh làm chú, với lời giải xưa nay những ai hơn em 3 tuổi trở lên đều được em gọi bằng chú, mặc dù trên thực tế, những người em gọi bằng chú ít nhất cũng phải gấp 2 lần tuổi anh.

Lớn hơn 14 tuổi gọi là gì?

Tại Việt Nam quy định trẻ em là dưới 16 tuổi [luật bảo vệ trẻ em 2016], thanh niên là từ 16 - 30 tuổi, ngoài ra vị thành niên được xem là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi.

Khi nào thì gọi bằng chú?

Nếu người nghe nhỏ hơn chúng ta nhiều tuổi, thì ta gọi người nghe là “cháu” và tùy vào vai vế của người nói với cha mẹ của người nghe để xưng hô. Ví dụ, bạn nhỏ tuổi hơn cha mẹ của người nghe thì bạn dùng “chú” - nếu bạn là nam; dùng “cô” nếu bạn là nữ; nếu bạn lớn tuổi hơn cha mẹ của người nghe, thì bạn xưng là “bác”.

Lớn hơn bao nhiêu tuổi thì gọi bằng anh?

Mười tuổi? Ở lứa tuổi 20, việc xưng là “anh/chị” và gọi người khác là “em” trong những lần gặp đầu tiên có khi còn thể tất.

Chủ Đề