CÁCH bảo quản tinh lợn trong Tủ LẠNH

Chuyên mục: Kho đông lạnh Công nghiệp, Kho Lạnh Khác

[Kho lạnh bảo quản tinh trùng lợn – bienbacgroup.com]

  • Ở việt nam thịt lợn chiếm khoảng 76% tổng lượng thịt tiêu thụ hàng năm. Để có được thành tựu to lớn trên thì ngoài việc áp dụng những tiến bộ trong kĩ thuật chăn nuôi, chăm sóc thì công việc cải tạo giống cũng đóng vai trò đáng kể.

  • Kĩ thuật thụ tinh nhân tạo đã có từ lâu đời, trong đó kĩ thuật thụ tinh nhân tạo trên lợn đã mang lại hiệu quả cao trong công việc sản xuất giống cũng như chăn nuôi ở việt nam và trên thế giới. Tuy vậy vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại như việc bảo quản chất lượng tinh dịch. Đông lạnh tinh dịch gia súc để kéo dài thời gian sống của tinh trùng là một phương pháp mới và đang được nhân rộng hiện nay.

  • Ở nhiệt độ thấp, nên quá trình sống và hoạt động của tinh trùng bị ức chế nên có thể kéo dài thời gian sống của tinh trùng ngoài cơ thể. Song nhiệt độ thấp làm tinh trùng dễ bị sốc lạnh. Nguyên sinh chất ở đầu tinh trùng bị thủy tinh hóa là cho chúng bị gãy cổ, đứt đuôi. Do vậy, để bảo quản tinh dịch ở nhiệt độ thấp, hay bảo quản lạnh thì cần bổ sung vào môi trường bảo quản chất chống lạnh cho tinh trùng.

  • Đông lạnh tinh từ mào tinh: sau khi thu được tinh dịch, tỉ lệ % hoạt lực tinh trùng sẽ được đánh giá dưới ánh sáng kính hiển vi với nhiệt độ là 37˚C. Môi trường bảo quản được thêm vào bằng cách nhỏ từng giọt cho đến khi gần tương đương với lượng tinh dịch, sau đó lắc nhẹ 10 đến 15 phút để tinh dịch và môi trường đồng nhất, cuối cùng hỗn hợp được cho vào cọng rạ 250 µl. Các cọng rạ được đóng đầy ở nhiệt độ phòng, được gắn miệng bằng nhiệt độ cao, được nhuộm màu và được đánh dấu riêng với số của con vật, ngày tháng. Cọng rạ được nhúng chìm trong chậu nước [400ml] và làm lạnh 1 cách từ từ khoảng 1,9 đến 2˚C/phút. Sau đó cọng rạ được để trong môi trường -20˚C trong 15 phút, mẫu sẽ được làm lạnh thêm bằng cách đặt trong 1 lớp nito lỏng [10cm]. Sau đó bình đụng cọng rạ sẽ được đặt trực tiếp vào nitơ lỏng. Nhiệt độ bảo quản là -196˚C.

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH BIỂN BẠC

VPGD: Số 812, đường Phúc Diễn, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Mã số thuế:  0106802243

Hotline: 0926 381 999

Điện thoại: 02462 543 777

  • Chuyên nhận thi công và lắp đặt kho lạnh bảo quản sữa, thực phẩm, hạt giống, dược phẩm, nông sản. . .
  • Thi công và thiết kế các hệ thống làm lạnh công nghiệp.
  • Sửa chữa các kho lạnh chuyên nghiệp, máy lạnh chuyên nghiệp.
  • Tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí cho khách hàng.

TỦ LẠNH BẢO QUẢN TINH HEO

- Tủ được thiết kế thêm bộ điều khiển thông minh điều khiển nhiệt độ tủ trong khoảng 15°C  -18°C

- Để bảo quản tinh heo trong vòng 72 giờ

- Thể tích tủ có thể lựa chọn : 50L , 90L....

VIDEO TỦ LẠNH BẢO QUẢN TINH TRÙNG HEO:

Nhiệt độ này nhằm duy trì sự sống cho tinh trùng và kéo dài thời gian sử dụng. Tinh heo cực kì mẫn cảm với nhiệt độ, cụ thể, trong trường hợp nhiêt độ quá cao thời gian sử dụng sẽ bị rút ngắn lại, nếu nhiệt độ quá thấp sẽ giảm khả năng sống của tinh trùng và tinh trùng có thể sẽ chết. Không được chứa tinh heo ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường [2 - 8oC] hoặc ở nhiệt độ phòng [> 20oC]

2. Phải đảm bảo rằng nhiệt kế đã được hiệu chuẩn đúng.

Luôn luôn để nhiệt kế bên trong tủ  chứa tinh. Kiểm tra, ghi lại kết quả và chỉnh lại nhiệt kế thường xuyên [2 lần mỗi ngày].

3. Nên đặt túi tinh nằm ngang [không được dựng đứng]

Việc này làm tăng tối đa diện tích tiếp xúc giữa tinh heo và chất pha tinh, giúp duy trì dinh dưỡng cần thiết cho tinh trùng.

4. Nên xoay bịch tinh nhẹ nhàng 2 lần mỗi ngày

Việc này nhằm giúp cho tinh heo và chất pha tinh luôn được trộn lẫn với nhau.

5. Phải tính số lượng liều tinh cần thiết cho mỗi giờ phối và lấy ra đúng số lượng tinh cần dùng trong 1 lần duy nhất.

Điều này làm giảm được thời gian tinh heo tiếp xúc với ánh sáng, giúp giảm sự xáo trộn nhiệt độ trong tủ chứa tinh. Ngoài ra còn giúp hạn chế việc trả ngược lại những túi tinh chưa sử dụng vào tủ chứa tinh, chưa kể đến những túi tinh này có thể bị hư do để lâu ở môi trường bên ngoài.

Để giúp người chăn nuôi heo nái [Lợn nái] dễ dàng và thuận tiện hơn trong công tác phối giống đạt chuẩn, tăng khả năng thụ thai, chất lượng con giống, thụ tinh cho heo ra đời thay thế cho phối giống tự nhiên. Nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi xin cung cấp chi tiết và đầy đủ cho bà con hướng dẫn thụ tinh cho heo đúng kỹ thuật.

Đang xem: Cách bảo quản tinh trùng heo tại nhà

Trước đây, để thụ tinh cho heo nái, người chăn nuôi thường sử dụng biện pháp phối giống tự nhiên giữa heo nái và heo đực khá phức tạp. Với sự tiến bộ của kỹ thuật chăn nuôi, các phương pháp thụ tinh nhân tạo cho heo ra đời đáp ứng sự phát triển của ngành chăn nuôi, nâng cao chất lượng con giống và thuận tiện hơn cho người chăn nuôi.

Hình ảnh lấy tinh từ heo đực

Khi nào cần áp dụng thụ tinh cho heo

Hướng dẫn thụ tinh cho heo sẽ bắt đầu từ việc lựa chọn thời điểm thụ tinh thích hợp nhất. Thông thường, người chăn nuôi sẽ cần theo dõi chu kỳ động dục của lợn nái để chọn thời điểm thụ tinh.

Tuổi động dục lần đầu của lợn cái hậu bị

Tuổi động dục lần đầu của heo cái thường là 4 – 5 tháng tuổi, trọng lượng 30 – 40 kg [giống lợn Móng Cái]. Lợn cái lai ngoại với nội thời gian động dục dài hơn khoảng 6 tháng tuổi, trọng lượng đạt 70 – 75kg. Giống lợn ngoại tuổi động dục là 6 – 7 tháng khi trọng lượng 100 – 110kg.

Trong lần động dục đầu tiên thường không cho phối giống vì cơ quan sinh sản của lợn chưa hoàn thiện, số trứng rụng ít nên số con đẻ ra cũng ít hơn. Nên phối giống khi lợn nái đã qua 2 – 3 kỳ động dục.

Chu kỳ động dục của lợn nái rạ

Chu kỳ động dục của lợn nái diễn ra trong 21 ngày hoặc dao động trong khoảng 17 – 23 ngày, thời gian mỗi lần động dục là 3 – 4 ngày. Sau khi cai sữa lợn con 4 – 6 ngày, lợn mẹ sẽ có hiện tượng động dục trở lại. Khi động dục, lợn nái thường có các biểu hiện sau:

Ngày thứ 1: Heo nái đi lại, kêu rít, ăn ít hoặc bỏ ăn, muốn chạy ra khỏi chuồng, âm hộ sưng đỏ, căng mọng, âm hộ xuất hiện nước nhờn dạng lỏng, trong.

Xem thêm: Tinh Thể Là Gì? Cách Bảo Quản Tinh Thể Phèn Chua, Kmno4, Muối, Thạch Anh Tại Nhà

Ngày thứ 2: Lợn nái ít kêu, ít đi lại hơn, thỉnh thoảng nhảy lên lưng heo khác vào buổi sáng. Buổi chiều, âm hộ bớt sưng, có màu hồng nhạt, vết nhăn mờ, dịch nhờn keo dính. Lúc này là thời điểm thích hợp để phối giống tự nhiên hoặc thụ tinh cho heo.Ngày thứ 3: Âm hộ teo dần, heo cái không thích gần gũi lợn đực nữa, dịch nhờn chảy ra ít, màu trắng đục, không dính, đuôi che âm hộ.

Hướng dẫn thụ tinh cho heo hiệu quả

Phối giống trực tiếp có ưu điểm là dễ thực hiện, không cần các dụng cụ phối giống. Nhưng lại có nhược điểm dễ lây bệnh từ lợn đực sang, mất công vận chuyển, chỉ phối được 1 nái 1 lúc, không dùng được lợn đực giống tốt.

Khắc phục những nhược điểm của phối giống trực tiếp, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo có ưu điểm là chọn lọc được tinh dịch của lợn đực giống tốt, có thể dùng tinh dịch để phối cho nhiều heo nái, không phải vận chuyển lợn đực, hạn chế lây bệnh cho heo nái.

Tuy nhiên, thụ tinh cho heo cần đươc đào tạo về hướng dẫn thụ tinh cho heo, bảo quản tinh trùng và chuẩn bị dụng cụ. Để thụ tinh cho heo nái thành công cần trải qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị tinh dịch và dụng cụ thụ tinh

– Tinh dịch cần được bảo quản nơi mát mẻ ở nhiệt độ 200C, tránh ánh sáng, không lắc mạnh lọ đựng tinh dịch, lọ tinh dịch không bị sủi bọt hay dập nứt hoặc có dấu hiệu cậy mở.

Xem thêm: Cách Bảo Quản Bánh Cupcake, Các Mẹo Làm Và Bảo Quản Để Bánh Ngon Hơn

– Chuẩn bị dụng cụ thụ tinh bao gồm: Lọ hoặc túi đựng tinh dịch, dụng cụ dẫn tinh quản, bộ phận tạo áp lực đẩy tinh vào bên trong. Các dụng cụ này cần được sát trùng bằng cách đun nóng với nước sôi, để ráo và nguội.

See more articles in category: Cách bảo quản

Video liên quan

Chủ Đề