Cách bắt chuyện với bạn cùng lớp

Cùng viết bởi John Keegan

Tham khảo     X

Bài viết này đã được cùng viết bởi John Keegan. John Keegan là chuyên gia về hôn nhân và tình yêu và diễn giả truyền cảm hứng sống tại New York. Ông điều hành công ty The Awakened Lifestyle, tại đây ông sử dụng kiến thức về hôn nhân và tình yêu, sức hấp dẫn và động học xã hội để giúp người ta tìm thấy tình yêu. Ông giảng dạy và tổ chức các buổi hội thảo về hôn nhân và tình yêu trên phạm vi quốc tế, từ Los Angeles đến London và từ Rio de Janeiro đến Prague. Công việc của ông đã được đăng trên các tờ New York Times, Humans of New York và Men's Health.

Bài viết này đã được xem 67.418 lần.

Ai chẳng hồi hộp khi nói chuyện với người mà mình đang phải lòng, và điều này lại càng đúng nếu bạn là người nhút nhát. Nhưng bạn đừng lo, nếu biết cách mở đầu câu chuyện một cách đơn giản thì việc này sẽ dễ thôi, cho dù bạn có bản tính rụt rè. Sự tự tin là điều then chốt, vì vậy, hãy hít một hơi sâu, thể hiện chính mình và tiến lên nào!

Các bước

Phần 1 của 2:Thu hết can đảm

  1. 1Tập chào hỏi mọi người. Càng tập luyện, bạn sẽ càng cảm thấy dễ dàng và càng quen hơn với việc giới thiệu bản thân. Hãy rèn luyện kỹ năng này bằng cách khen ngợi hoặc chào hỏi mỗi ngày ít nhất một người. Bạn có thể chào các bạn học và bắt chuyện với người ngồi gần bạn trong lớp. Khi đã tự tin hơn, bạn hãy thử nói lời chào với người ấy.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Thực hiện từng bước nhỏ. Bắt đầu bằng câu xin chào đơn giản. Một khi cảm thấy tự tin hơn, hãy hỏi thăm xem mọi người thế nào. Dần dần, bạn sẽ có đủ can đảm để nói chuyện với người mình thích!
  • Bạn không nhất thiết phải nói "Xin chào". Bạn có thể dùng câu chào hỏi nào mà bạn cảm thấy dễ nói hơn, chẳng hạn như Chào bạn! hay Chào!
  1. 2Nghĩ sẵn vài chủ đề mà bạn có thể trò chuyện. Nếu biết đôi chút về người mà bạn đang cảm mến, hãy nghĩ về những thứ mà người ấy thích và bạn có thể hỏi chuyện, hoặc những mối quan tâm chung nào đó mà cả hai có thể trao đổi. Nếu không biết gì về những điều đó, bạn hãy nghĩ đến những đề tài chung chung mà hai bạn đều dễ nói chuyện, chẳng hạn như các trào lưu văn hóa hoặc các sự kiện đang diễn ra.
  • Ví dụ, nếu biết người ấy mê âm nhạc hoặc thể thao, bạn có thể hỏi, Này bạn, trận đấu tối qua thế nào rồi? hoặc Mình nghe nói ban nhạc của bạn diễn rất hay! Bao giờ các bạn lại diễn tiếp vậy?
  • Nếu hai bạn học cùng lớp hoặc cùng tham gia một hoạt động nào đó, hãy nhắc đến những sự việc có liên quan hoặc nói một câu hài hước. Như vậy, bạn sẽ nghĩ ra được một câu chuyện vui của riêng hai bạn hoặc có một thứ gì đó để nhắc lại vào lần sau.
  • Chuẩn bị trước không có nghĩa là nghĩ ra trước toàn bộ lời thoại  bạn hãy chú tâm và chân thành khi nói chuyện với người ấy.
  1. 3Hít thở sâu để thư giãn. Bản tính nhút nhát có thể khiến bạn tê cứng người, nhưng vài hơi thở sâu sẽ giúp cơ thể bạn bớt căng thẳng và tâm trí bạn lấy lại bình tĩnh. Mỗi khi cảm thấy choáng ngợp, bạn hãy dành vài giây để hít vào và thở ra vài lần thật sâu.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Thử hít thở sâu. Hít vào trong 4 tiếng đếm, nín thở trong 7 tiếng đếm, sau đó thở ra trong 8 tiếng đếm.
Cách bắt chuyện với bạn cùng lớp
Cách bắt chuyện với bạn cùng lớp

4Mỉm cười để trông có vẻ tự tin và cảm thấy tự tin. Mỉm cười là một cách rất hữu hiệu để cải thiện tâm trạng và giúp bạn có vẻ thân thiện và cuốn hút. Chỉ một nụ cười cũng có thể giúp bạn thả lỏng cơ thể và trông duyên dáng hơn. Khi bạn cảm thấy hồi hộp trước mặt người mình thích, hãy mỉm cười với họ.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nhưng điều này không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải cười như búp bê Barbie. Thay vào đó, bạn hãy nhoẻn cười khi gặp người ấy để tỏ ra rằng bạn thoải mái khi ở bên cạnh họ.
  • Cố gắng cười bằng mắt; như vậy nét biểu cảm của bạn sẽ tự nhiên hơn.

Phần 2 của 2:Trò chuyện

  1. 1Mở đầu bằng một lời khen. Nếu chưa bao giờ nói chuyện với người mà bạn thích, có thể bạn sẽ khó tìm được điểm chung hoặc một lý do để bắt chuyện. Một cách dễ dàng để kết nối là khen ngợi hoặc bình luận về trang phục của người ấy.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Nếu người bạn thích mặc chiếc áo thun có in hình logo của ban nhạc mà bạn hâm mộ hoặc một nơi mà bạn đã từng đến, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để bắt đầu cuộc trò chuyện. Ví dụ như, bạn có thể nói, Ban nhạc yêu thích của mình đấy! Bạn vừa xem buổi biểu diễn của họ đấy à? hoặc Đà Lạt mùa này thì tuyệt đẹp  bạn vừa đì Đà Lạt về à?
  • Khen ngợi là cách bắt chuyện dễ dàng, vì cả hai bạn đều không buộc phải trò chuyện sau sự tiếp xúc ban đầu, nhưng bạn vẫn có sự lựa chọn. Một khi đã khởi đầu, bạn có thể mỉm cười và chào hỏi người ấy mỗi khi gặp mặt, và điều này cũng có thể tạo sự kết nối giữa hai bên.
  1. 2Nhờ người ấy một việc nhỏ. Hỏi mượn giấy hoặc bút là một cách dễ dàng và không áp lực để làm quen trong giao tiếp. Kiểu tương tác này tạo ra một hiệu ứng gọi là Hiệu ứng Ben Franklin: người mà bạn nhờ rất có khả năng sẽ thích bạn và hình thành sự kết nối với bạn.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Tất nhiên, nếu bạn cứ liên tục nhờ hết việc này đến việc khác thì cũng gây phiền hà, vì thế bạn đừng dùng cách này thường xuyên. Chỉ nên nhờ một hoặc nhiều nhất hai lần là đủ.
Cách bắt chuyện với bạn cùng lớp
Cách bắt chuyện với bạn cùng lớp

3Rủ người ấy học chung. Nếu hai bạn học cùng lớp thì những buổi học chung sẽ là cách dễ dàng và ít áp lực để nói chuyện với nhau trong thời gian dài hơn. Trước một kỳ thi hay kiểm tra, bạn hãy tự nhiên hỏi người ấy xem họ có muốn học chung với bạn không.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, bạn có thể nói bằng giọng thân thiện, Hương ơi, bạn thấy bài kiểm tra ngày mai thế nào? Bạn có muốn tối nay mình cùng ôn lại từ vựng không?
  • Tùy vào mức độ quen biết, hai bạn có thể học ở những nơi công cộng như thư viện hoặc quán cà phê, hoặc ở nhà bạn.
  • Nếu trước đây chưa từng nói chuyện với người ta lần nào, bạn có thể lập một nhóm học tập với vài người bạn khác và cứ tự nhiên rủ người ấy gia nhập. Như vậy, lời mời của bạn sẽ ít áp lực hơn và chung chung hơn chứ không lộ liễu và đột ngột.
Cách bắt chuyện với bạn cùng lớp
Cách bắt chuyện với bạn cùng lớp

4Đặt các câu hỏi. Khi bạn đã bắt chuyện thì việc đặt các câu hỏi là cách dễ nhất để duy trì cuộc trò chuyện. Các câu hỏi của bạn cũng cho người ấy thấy rằng bạn thực sự quý mến họ, đồng thời còn giúp bạn giảm bớt áp lực. Nếu cảm thấy quá hồi hộp, bạn hãy thử đặt câu hỏi và để cho người kia nói, trong lúc đó bạn sẽ có thời gian để lấy lại bình tĩnh.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Một số đề tài mà bạn có thể hỏi bao gồm các mối quan tâm, sở thích, nghề nghiệp, kế hoạch cuối tuần của người ấy, hoặc đề nghị họ gợi ý cho bạn những cuốn sách hoặc các bộ phim nào đáng xem.
Cách bắt chuyện với bạn cùng lớp
Cách bắt chuyện với bạn cùng lớp

5Duy trì giao tiếp bằng mắt. Tính nhút nhát có thể khiến bạn gặp khó khăn khi giao tiếp qua ánh mắt, nhưng bạn nên cố gắng đừng nhìn lảng sang chỗ khác. Hãy cho người mà bạn thích biết rằng bạn đang chăm chú lắng nghe họ nói bằng cách duy trì ánh mắt trong suốt cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, cái nhìn chằm chằm cũng dở như không hề giao tiếp bằng mắt, vì thế quy tắc đúng ở đây là nhìn vào người ấy 1/3 thời gian khi bạn nói và 2/3 thời gian khi bạn nghe.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Giữ ánh mắt khi giao tiếp là điều quan trọng, vì điều này sẽ cho người ấy thấy rằng bạn đang nghe họ nói.
  • Lý do bạn không nên nhìn chằm chằm trong suốt thời gian nói chuyện chỉ đơn giản là điều này gây cảm giác sờ sợ cho người đối diện.
  • Thỉnh thoảng chuyển ánh mắt sang nơi khác trong vài giây; bạn có thể nhìn vào một vật phía sau vai người đang nói chuyện, hoặc nếu bạn đang ngồi thì nhìn xuống đùi mình cũng được.