Cách chữa dị ứng bằng mật ong

Thực hư việc dùng mật ong tự nhiên chữa dị ứng theo mùa

SKĐS - Mật ong được cho là làm giảm các triệu chứng ở những người bị dị ứng theo mùa. Nhiều người truyền miệng cách chữa dị ứng theo mùa là ăn mật ong địa phương, là loại mật ong thô, chưa qua chế biến...

Một số người bị dị ứng nặng với phấn hoa.

Dị ứng theo mùa là gì?

  • "Phân biệt COVID-19 và dị ứng theo mùa"Đọc ngay

Dị ứng theo mùa xảy ra khi cơ thể coi phấn hoa như một kẻ xâm lược, tương tự như vi khuẩn hoặc virus. Để đáp lại, hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể để tấn công chất lạ.

Điều này dẫn đến các triệu chứng như: hắt hơi, chảy nước mắt và ngứa mắt, chảy nước mũi, viêm họng, ho khan, nhức đầu, khó thở.

Dị ứng theo mùa có thể gây viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Dị ứng theo mùa có thể xuất hiện quanh năm, không chỉ trong những mùa cao điểm như mùa xuân và mùa thu.

Nhiều người tin tưởng vào những phương pháp điều trị dị ứng tự nhiên, trong đó phương pháp truyền miệng được cho là giúp chữa dị ứng theo mùa là ăn mật ong địa phương. Mật ong địa phương là mật ong thô, chưa qua chế biến, được sản xuất gần nơi bạn sinh sống.

Dị ứng theo mùa thường do phấn hoa và gây các triệu chứng khó chịu.

Mật ong có thể giúp chữa dị ứng?

Nhiều người tin rằng ăn mật ong có thể làm dịu các triệu chứng dị ứng. Với lập luận mật ong địa phương sẽ khiến người dị ứng tiếp xúc với một lượng nhỏ phấn hoa địa phương, điều này sẽ làm họ giảm mẫn cảm với chất gây dị ứng đó và cải thiện các triệu chứng dị ứng.

Mật ong địa phương, chưa qua chế biến có chứa một lượng nhỏ phấn hoa từ môi trường. Khi ăn mật ong địa phương để chữa dị ứng, nghĩa là bạn sẽ ăn mật ong chứa phấn hoa với lượng nhỏ thường xuyên để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng theo mùa. Phương pháp điều trị dị ứng này được gọi là giải mẫn cảm với chất gây dị ứng.

Khái niệm về giải mẫn cảm với chất gây dị ứng dựa trên việc cơ thể bạn tiếp xúc với liều lượng nhỏ, tăng dần của chất gây dị ứng để giải mẫn cảm cho các tế bào dị ứng của bạn. Khi tiếp xúc thường xuyên với chất gây dị ứng, các tế bào dị ứng của bạn trở nên mẫn cảm và ít có khả năng bùng phát và gây ra các triệu chứng dị ứng.

  • Trào lưu ăn mật ong đông lạnh trên TikTok - đừng đùa giỡn với sức khỏe

Một vài nghiên cứu cho thấy, các chất trong mật ong có thể thực sự đóng vai trò ngăn chặn các gen khiến chúng ta nhạy cảm hơn với histamine, chất hóa học trong cơ thể gây ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi. Mật ong cũng đã được nghiên cứu như một chất giảm ho và chống viêm. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi mật ong được coi là có tác dụng giảm dị ứng.

Nhưng trên thực tế, điều này không được khoa học chứng minh. Các nghiên cứu đều cho thấy, không có sự khác biệt giữa những người bị dị ứng ăn mật ong địa phương, mật ong chế biến thương mại hoặc giả dược có hương vị mật ong.

Ý tưởng đằng sau việc ăn mật ong địa phương như một phương thuốc chữa dị ứng theo mùa với suy luận là nó có tác dụng tương tự như một mũi tiêm dị ứng. Tuy nhiên, các mũi tiêm phòng đã chứng minh được hiệu quả, còn mật ong thì không. Thuốc tiêm dị ứng giúp giải mẫn cảm cho những người bị dị ứng với phấn hoa bằng cách cho họ tiếp xúc với một loại phấn hoa hoặc hỗn hợp phấn hoa cụ thể được tiêm đều đặn. Một điểm khác biệt quan trọng ở đây là lượng phấn hoa trong các mũi tiêm dị ứng đã được biết đến, và tăng dần đến một mức độ nhất định, để có kết quả tốt nhất.

Trong khi đó, mật ong địa phương là loại mật mà ong thu thập thường là từ hoa, không xác định được có phải là từ loại hoa gây dị ứng cho bạn không và không kích thích hệ miễn dịch của bạn như các loại phấn hoa khác.

Phấn hoa không chỉ kém hiệu quả hơn các loại phấn hoa khác, mà lượng phấn hoa có trong mật ong địa phương cũng không đủ để đóng vai trò giải mẫn cảm với chất gây dị ứng. Không có cơ sở để khẳng định trong loại mật ong này có loại phấn hoa gây ra các triệu chứng dị ứng của bạn.

Điều nguy hiểm hơn là ăn mật ong địa phương có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng.

Mật ong địa phương có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng dị ứng.

Rủi ro sức khỏe khi ăn mật ong thô

Trong một số trường hợp, ăn mật ong sống tại địa phương có thể góp phần gây ra các triệu chứng dị ứng. Một vài trường hợp hiếm gặp, bạn có thể bị phản ứng nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ vì mật ong thô có thể chứa các bộ phận của ong, và nếu bạn bị dị ứng với ong, bạn có thể bị phản ứng.

Ở những người cực kỳ nhạy cảm, việc ăn phải mật ong chưa qua chế biến có thể dẫn đến phản ứng dị ứng ngay lập tức liên quan đến miệng, cổ họng hoặc da - chẳng hạn như ngứa, nổi mề đay hoặc sưng tấy - hoặc thậm chí là sốc phản vệ. Những phản ứng như vậy có thể liên quan đến chất gây ô nhiễm phấn hoa hoặc bộ phận ong, bào tử nấm mốc, vi khuẩn và các phần tử môi trường khác có thể được tìm thấy trong mật ong.

Ngoài ra, tiêu thụ mật ong không an toàn cho trẻ sơ sinh, vì mật ong thô có thể chứa các bào tử của vi khuẩn gây ngộ độc. Ngay cả mật ong mua ở cửa hàng đã qua chế biến cũng có thể chứa các bào tử có hại, vì vậy các bác sĩ khuyến cáo không nên cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi uống mật ong.

Lời khuyên cho người bị dị ứng theo mùa

Mật ong chưa được khoa học chứng minh là có thể làm giảm dị ứng. Tuy nhiên, nó vẫn có thể là một sự thay thế ngon miệng cho các loại thực phẩm có đường. Một số người cũng sử dụng nó như một loại thuốc giảm ho.

Nếu bạn bị dị ứng theo mùa, bạn có thể cần phải tìm kiếm một phương pháp điều trị đã được chứng minh y tế. Ví dụ như thuốc chữa dị ứng không kê đơn hoặc đơn giản là tránh đi ra ngoài càng nhiều càng tốt.

Nhiều người bị dị ứng theo mùa cho biết họ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi tiêu thụ mật ong nguyên chất. Để tăng cường khả năng chịu đựng của bạn với các chất gây dị ứng, hãy thử tiêu thụ một lượng nhỏ mật ong mỗi ngày. Tạo thói quen tiêu thụ 1 thìa mật ong mỗi ngày, không quá 15 ml.

Giữ thuốc chữa dị ứng của bạn trong trường hợp mật ong của bạn không hiệu quả. Nếu bạn quá nhạy cảm với các phản ứng dị ứng, ngay cả khi có một dấu vết nhỏ của phấn hoa, tuyệt đối không sử dụng mật ong thô như một phương thuốc.

Xem thêm video đang được quan tâm

Xúc động phút gặp gỡ của tư lệnh ngành Y và các chiến sĩ tuyến đầu.


[Theo Healthline]

Video liên quan

Chủ Đề