Cách chữa lở khóe miệng

Chốc mép xuất hiện với những vết mụn nước gây lở, nứt nẻ ngang khóe miệng , chảy máu khiến người bệnh đau, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và  thẩm mỹ. Vậy chốc mép là bệnh gì? Nguyên nhân bị chốc mép do đâu? Điều trị thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới đây. 

Nội dung chính

  • I – Bệnh lở mép miệng/chốc mép là gì? 
  • II – Tại sao bị lở mép miệng? Nguyên nhân bị lở mép miệng
  • III – Dấu hiệu của lở mép miệng
  • IV- Bị lở mép miệng bôi thuốc gì?
    • 1. Chốc mép bôi thuốc mỡ 
    • 2. Thuốc bôi trị chốc mép từ nha đam
    • 3. Thuốc chữa chốc mép từ mật ong
    • 4. Trẻ em bị chốc mép bôi thuốc gì? 
  • V – Bị lở mép miệng phải làm sao? Cách chữa chốc mép tại nhà 
    • 1. Cách chữa bệnh chốc mép nhanh nhất bằng tỏi
    • 2. Cách chữa chốc mép dân gian
    • 3. Trẻ em bị lở mép phải làm sao?
    • 4. Bị chốc mép bôi gì nhanh khỏi? Bôi mật ong và chuối
    • 5. Chốc mép bôi kem đánh răng
    • 6. Bị chốc mép khi mang thai chữa như thế nào?
  • VI – Bệnh chốc mép/lở mép – Những thắc mắc thường gặp
    • 1. Bị chốc mép kiêng ăn gì và nên ăn gì?
    • 2. Bệnh chốc mép có để lại sẹo không?
    • 3. Bà bầu bị chốc mép có sao không?
  • VII – Cách phòng ngừa bệnh chốc mép

Chốc mép hay lở mép là bệnh nhiễm khuẩn da rất quen phổ biến, thường gặp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Bệnh này đặc trưng bởi mụn mủ, bọng nước và các vết trợt đóng vảy tiết màu mật ong.

Bị chốc mép là bệnh gì? Hình ảnh người bị chốc lở mép miệng

II – Tại sao bị lở mép miệng? Nguyên nhân bị lở mép miệng

Có rất nhiều nguyên nhân chốc mép ở miệng, trong đó phổ biến nhất là nhiễm nhiễm nấm, vi khuẩn men do cơ thể suy giảm miễn dịch:

– Virus gây bệnh chốc mép lây truyền khi tiếp xúc với dịch tiết của tổn thương. Virus này có thể tồn tại trong nước bọt, nước mũi và cả nước mắt của người bệnh.

– Sự thiếu hụt vitamin B12 cũng được xem là nguyên nhân gây ra lở khóe miệng.

– Loại nhiễm nấm phổ biến nhất gây chốc mép là Candida. Bên cạnh đó, một số chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn hoặc virus cũng có thể gây ra tình trạng này.

– Tuổi nhỏ khiến trẻ bị lở mép miệng, thời tiết nóng ẩm, điều kiện vệ sinh không đảm bảo hoặc có bệnh về da phối hợp như ghẻ, viêm da cơ địa, côn trùng cắn,…

[ Xem thêm: Bệnh lác sữa/chàm sữa là gì? Nguyên nhân và cách trị chàm sữa ở trẻ em]

III – Dấu hiệu của lở mép miệng

Khi bị bệnh lở mép, người bệnh thường sẽ gặp một số dấu hiệu sau:

– Màu da ở quanh mép tấy đỏ rồi sau đó xuất hiện vết nứt.

– Xuất hiện mụn nước li ti ở quanh mép.

– Cảm giác ngứa, đau, sưng, nóng rát và khó chịu ở khóe miệng.

– Bị đau khi cười to hoặc há miệng; cảm giác đau tăng lên khi ăn đồ ăn cay, nóng và có tính axit cao.

– Chảy máu.

Bị tróc mép miệng khiến vị giác thay đổi.

– Gặp khó khăn khi ăn uống dẫn tới sụt cân.

Lở mép khiến người bị có cảm giác ngứa, đau, sưng, nóng rát và khó chịu ở khóe miệng.

Môi khô và nứt nẻ cũng là triệu chứng khi bị lở mép môi.

Da khô ráp và sần sùi.

Trẻ bị tróc mép sẽ xuất hiện một lớp vảy vàng ở quanh mép; lưỡi hơi bóng.

IV- Bị lở mép miệng bôi thuốc gì?

Trước khi dùng thuốc trị chốc mép, cần xác định nguyên nhân lở mép là gì: 

– Nếu tổn thương kém đáp ứng với việc điều trị các kháng sinh thông thường, bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm từ dịch rỉ của mụn nước để làm kháng sinh đồ, tìm ra được loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất trên từng bệnh nhân.

– Bệnh chốc mép thường chỉ cần điều trị nội khoa với thuốc bôi chốc mép và cẩn thận trong việc chăm sóc người bệnh để tránh lây lan.

– Hầu hết bệnh chốc mép do virus đều có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần.

Thăm khám bác sỹ để có biện pháp điều trị chốc mép

Tuỳ vào tình trạng bệnh của bệnh nhân, nếu chốc do nấm thì bác sỹ có thể kê một số kem/ thuốc chữa chốc mép do nấm như: Nystatin, Miconazole, Ketoconazole, Clotrimazole.

Người bệnh nên thăm khám và dùng thuốc trị lở mép theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

1. Chốc mép bôi thuốc mỡ 

Các thuốc mỡ kháng sinh bôi tại chỗ như acid fusidic, mupirocin được dùng trong điều trị chốc mép để dưỡng ẩm da, giảm bong tróc, loại bỏ vảy tiết.

Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc uống hoặc thuốc mỡ bôi chốc lở ở mép.

2. Thuốc bôi trị chốc mép từ nha đam

Các thành phần có trong nha đam có thể dưỡng ẩm, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng da, chống ngứa và làm mềm da giúp giảm đau và khó chịu do chốc mép gây ra.

Cách thực hiện là thoa trực tiếp gel nha đam tươi lên vùng da bệnh hoặc có thể sử dụng thuốc mỡ thuốc bôi tróc mép có chứa nha đam.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được kiểm chứng về hiệu quả.

3. Thuốc chữa chốc mép từ mật ong

Mật ong có thể kháng khuẩn và chống lại virus Staphylococcus và Streptococcus gây bệnh chốc lở.

Có thể thoa trực tiếp mật ong lên vùng da bị chốc mép, để nguyên trong vài phút sau có thể rửa lại với nước sạch. Bị chốc mép bôi mật ong tuy dễ thực hiện nhưng chưa được kiểm chứng về hiệu quả trị bệnh.

Thoa mật ong để cải thiện tình trạng chốc mép

4. Trẻ em bị chốc mép bôi thuốc gì? 

Trẻ bị chốc mép cần đưa trẻ đến thăm khám tại các chuyên khoa da liễu. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ.

[ →  Xem thêm: Bé bị hăm cổ bôi thuốc gì]

V – Bị lở mép miệng phải làm sao? Cách chữa chốc mép tại nhà 

Bạn có thể tham khảo một số biện pháp chữa chốc mép tại nhà dưới đây:

1. Cách chữa bệnh chốc mép nhanh nhất bằng tỏi

Trong tỏi còn có chứa allicin và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E… mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Vì vậy có thể dùng tỏi để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm và đặc biệt là chốc mép.

Có thể thoa trực tiếp tỏi lên vùng da bị lở mép miệng hoặc trộn chung với mật ong để bôi lên da.

Cần chú ý bôi với lượng nhỏ để quan sát biểu hiện, hiệu quả của phương pháp này vì vẫn chưa có kiểm chứng nào về tác dụng của tỏi khi dùng trị lở mép miệng.

Tỏi có nhiều công dụng trong việc điều trị nhiễm trùng

2. Cách chữa chốc mép dân gian

Dân gian sử dụng rất nhiều mẹo để chữa lở mép nhanh nhất trong đó được biết đến nhiều như dùng tinh dầu tràm pha loãng thoa lên da bệnh hoặc dùng tinh dầu hoa cúc bôi ngoài da.

Bên cạnh đó, nhiều người còn dùng bột nghệ pha với nước tạo thành hỗn dịch đặc sệt để bôi trên da. Các phương pháp dân gian mẹo chữa chốc mép này chỉ mang tính chất tham khảo.

3. Trẻ em bị lở mép phải làm sao?

Thuốc thường được dùng để điều trị khi bé bị chốc mép là dạng thuốc mỡ hoặc kem để bôi trực tiếp lên da. Nếu nguyên nhân lở mép miệng là do virus thì cần thuốc kháng virus cần bôi thuốc ngay từ khi phát hiện tổn thương cho đến khi bong vảy hoàn toàn, giúp giảm bớt triệu chứng và phòng ngừa được sự tiến triển của bệnh.

Các thuốc kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp nguyên nhân gây bệnh liên quan tới vi khuẩn hoặc khi các mụn nước loét bội nhiễm. Các mẹ nên nhớ bé bị chốc mép bôi thuốc gì cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa.

>> Xem VIDEO B/S da liễu chia sẻ các vấn đề thường gặp ở da bé

Chủ Đề