Cách cường lực kính

Kính cường lực là loại kính được sử dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng đặc biệt là làm vách ngăn hay cửa kính. Kính được sản xuất trên dây truyền công nghệ áp dụng phương pháp gia cường giao động ngang hay còn được gọi là công nghệ xử lý nhiệt nhằm tạo ra độ bền và tính chịu lực cao. Các bước trong quy trình sản xuất kinh cuong luc đó là:

1. Cắt kính

Tấm kính nguyên bản sẽ được đưa lên máy cắt để cắt theo kích thước khác nhau tùy vào từng đơn đặt hàng của khách hàng. Khi cắt kinh cuong luc có thể sử dụng bàn cắt kính thông thường, bàn cắt kính tự động, hoặc dây chuyền cắt kính tự động khi số lượng gia công lớn. Sau khi cắt xong theo kích thước, tấm kính có thể được khoan khoét theo như cầu sử dụng của đơn hàng.

2. Gia công trên tấm kính

Kính thông thường khá nguy hiểm đặc biệt là tấm kính sau khi được cắt bởi có độ sắc của các cạnh cao, do đó dễ dàng gây sát thương cho con người. Để hạn chế và loại bỏ điều này, ngay sau khi các tấm kính được cắt xong và trước khi bước vào phần tôi nhiệt đều được xử lý bằng cách mài bề mặt. Có thể sử dụng máy mài đơn cạnh, máy mài song cạnh, máy mài vát, hoặc máy mài trục khuỷu tùy theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra tủy vào yêu cầu của khách hàng mà tấm kính có thể in logo trên bề mặt bằng loại sơn men.

3. Rửa, sấy khô và kiểm tra

Tấm kinh cuong luc sau khi gia công sẽ được rửa sạch và sấy khô để tránh những khuyết tật tại bề mặt tấm kính sau khi tôi. Đây cũng là bước kiểm tra kính có đặt yêu cầu hay không? Đây là bước rất quan trọng bởi vì sau khi đưa vào gia nhiệt trở thành kính cường lực thì không thể gia công được nữa khi đó nếu có sai sót chỉ còn cách làm cái khác thay thế.

4. Gia nhiệt

Sau khi hoàn thành xong quá trình sấy khô và kiểm tra tấm kính được đưa tới hệ thống gia nhiệt bằng hệ thống bàn con lăn. Tại đây, tấm kính sẽ được gia nhiệt đến nhiệt độ khoảng 700 độ C đồng đều trên toàn bộ bề mặt tấm kính và hóa mềm. Có 3 phương pháp gia nhiệt khác nhau được sử dụng

Gia nhiệt bức xạ, tức là tấm kính được gia nhiệt trực tiếp bằng hệ thống dây mayxo.

Gia nhiệt bức xạ và đối lưu: Tức là tấm kính được gia nhiệt trực tiếp bằng hệ thống mayxo kết hợp với hệ thống quạt gió để lưu chuyển nhiệt đều trên bề mặt tấm kính.

Gia nhiệt đối lưu hoàn toàn: Tức là luồng khí nóng được thổi đều tới tất cả các điểm trên bề mặt tấm kính bằng hệ thống quạt từ buồng gia nhiệt.

Sau khi gia nhiệt tấm kính được làm nguội bằng luồng khí lạnh một cách đồng đều và chính xác thông qua hệ thống quạt thổi công suất lớn.

5. Thành phẩm

Sau khi gia nhiệt thành công, kinh cuong luc thành phẩm được lấy ra khỏi dây chuyền và chuyển sang bộ phận kiểm tra xuất xưởng. Nghĩa là đây là giai đoạn cuối cùng để kính cường lực bước vào sử dụng.

Kinh cuong luc [kính gia nhiệt temper glass] được sản xuất theo phương pháp gia cường dao động ngang trên dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu. Kính nổi chất lượng cao được gia nhiệt đến điểm biến dạng [khoảng 6500C] và sau đó nhanh chóng làm nguội bằng luồng khí lạnh thổi lên bề mặt tấm kính một cách đồng đều và chính xác để làm đông cứng các ứng suất nén trên bề mặt kính. Qui trình này không làm thay đổi tính năng truyền sáng và tỏa nhiệt của kính nhưng nó làm tăng sức chịu nén bề mặt lên đến hơn 10.000psi [trong khi kính nổi thông thường chỉ chịu được dưới 3.500psi]. Áp suất của gió, sự va đập của vật thể lạ và những ứng suất nhiệt được tạo nên từ những yếu tố khác phải lớn hơn sức nén này thì kính cường lực mới có thể bị vỡ.

Quy trình sản xuất kính cường lực

+Quá trình nấu thủy tinh

Các loại thủy tinh thông thường được làm ra từ 3 nguyên liệu chính. Đầu tiên là cát, chủ yếu chứa silicon dioxide [SiO2]. Đó cũng là nguyên liệu mà hãng Corning dùng cho quá trình sản xuất kính Gorilla Glass. Hai loại nguyên liệu còn lại là đá vôi và natri cacbonat [Na2CO3].

Đưa silicon dioxide vào trộn với các hóa chất khác trước khi nung chảy hỗn hợp đó thành thủy tinh. Sản phẩm thu được là aluminosilicate nghĩa là thủy tinh có chứa nhôm, silic và oxy. Ngoài ra hỗn hợp này còn chứa ion natri, một thành phần quan trọng trong công đoạn sản xuất tiếp theo.

+Qúa trình trao đổi ion

Bí mật thực sự ẩn sau kinh cuong luc là một quy trình hóa học gọi là "trao đổi ion". Kính aluminosilicate ngay từ đầu đã chứa rất nhiều ion natri. Corning sẽ nhúng những tấm kính này vào bồn chứa ion Kali.

Vậy thì quá trình đó diễn ra như thế nào? Để thay thế Natri bằng Kali, đầu tiên ta phải bẻ gãy các liên kết của Natri với tấm kính. Đó là lý do tại sao bồn chứa Kali phải cực nóng, Corning cho biết nhiệt độ của bồn phải đạt tới 400oC. Ở nhiệt độ này, các liên kết giữa Natri với kính aluminosilicate sẽ bị bẻ gãy hoàn toàn. Nhưng vì Kali có khối lượng nguyên tử nặng hơn Natri, do đó nó vẫn có thể duy trì liên kết ion với tấm kính ở nhiệt độ cao.

Sau khi trải qua quá trình "tắm nóng", tấm kính aluminosilicate giờ đã chứa đầy ion kali. Sức nén đã tạo ra một lớp bảo vệ trên bề mặt kính và cho nó sức mạnh mà những loại kính khác không có.

Video liên quan

Chủ Đề