Cách dán thẻ ePass trên kính

Ngoài thẻ thu phí không dừng của VETC thì giờ chúng ta có thêm thẻ ePass của Viettel.

Với nhiều ưu điểm như miễn phí đăng ký, tự động nạp tiền & hệ thống đại lý hỗ trợ rộng khắp cả nước.

Hãy cùng Quang tìm hiểu chi tiết về thẻ ePass trong bài viết này nhé các bạn!

Cách dán thẻ ePass trên kính
Cách dán thẻ ePass trên kính

ĐĂNG KÝ THẺ EPASS

1. Dịch vụ ePass là gì?

Dịch vụ ePass là dịch vụ thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng giúp phương tiện lưu thông qua trạm thu phí không phải dừng chờ thanh toán tiền mặt.

Đây là sản phẩm của công ty cổ phần giao thông số Việt Nam & là thành viên của tập đoàn viễn thông Viettel.

Dịch vụ ePass có nhiều tên gọi khác nhau nhưng thường được nhiều người gọi là Thẻ thu phí không dừng Viettel để phân biệt với Thẻ thu phí không dừng VETC.

2. Lợi ích khi sử dụng thẻ ePass

  • Không phải dừng chờ thanh toán, giảm thời gian qua trạm khoảng 60 lần
  • Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhiên liệu
  • Giảm thiểu thanh toán tiền mặt, tránh lây lan dịch bệnh

3. Ưu điểm khi sử dụng thẻ ePass

  • Hệ thống đăng ký rộng khắp: Miễn phí đăng ký, dán thẻ, hướng dẫn sử dụng tại hệ thống hơn 300 siêu thị Viettel Store toàn quốc
  • Đa dạng hình thức thanh toán: Bạn có thể nạp tiền vào tài khoản ePass từ hơn 40 ngân hàng, ví điện tử ViettelPay hoặc Momo
  • Dễ dàng thao tác sử dụng: Giao diện ứng dụng dễ nhìn, dễ sử dụng, nhiều tính năng: Tra cứu hành trình, tra cứu mức phí các trạm, nạp tiền
  • Tiết kiệm chi phí: Miễn phí đăng ký ePass Thu phí tự động không dừng. Chỉ mất phí khi đi qua Trạm thu phí không dừng (Còn gọi là Trạm thu phí ETC)

Cách dán thẻ ePass trên kính
Cách dán thẻ ePass trên kính

4. Đăng ký sử dụng thẻ ePass như thế nào?

4.1 Các giấy tờ cần chuẩn bị

Chuẩn bị giấy tờ để đăng kí dịch vụ thu phí tự động không dừng Epass gồm:

  • Chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu
  • Giấy đăng ký phương tiện.
  • Giấy đăng kiểm phương tiện kèm 1 hình ảnh chụp chính diện xe, rõ biển số.

Nếu là doanh nghiệp thì cần thêm các giấy tờ sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Số CV/QĐ (Nếu là cơ quan nhà nước)
  • CMT/ Thẻ căn cước/ Hộ chiếu (Người đại diện hoặc người được ủy quyền)
  • Giấy ủy quyền (Nếu không phải là người đại diện

Cách dán thẻ ePass trên kính
Cách dán thẻ ePass trên kính

4.2 Dán thẻ tại Viettel Store

Bạn cứ đến bất kỳ cửa hàng Viettel Store nào trên toàn quốc, để được hỗ trợ mở tài khoản & dán tem theo lên xe.

4.3 Dán thẻ tại nhà

Nếu không thích đến cửa hàng Viettel Store thì bạn có thể đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn dán thẻ EPass tại nhà.

Nếu bạn là khách hàng doanh nghiệp thì cũng đăng ký theo link bên trên để được tư vấn & dán thẻ tận nơi nha!

Cách dán thẻ ePass trên kính
Cách dán thẻ ePass trên kính

4.4 Cách đăng ký dịch vụ ePass

  • Bước 1: Truy cập websiteepass-vdtc.com.vnTải app ePass trên App Store hoặc CH Play
  • Bước 2: Mở app chủ phương tiện, bấm vào dòng chữ Đăng ký phía dưới nút Đăng nhập
  • Bước 3: Tại màn hình đăng ký nhập đủ và hợp lệ các thông tin

Họ và tên khách hàng

Số điện thoại liên lạc

Số CMT/CCCD/Hộ chiếu

Tên chủ phương tiện

Biến số xe

Địa chỉ khách hàng muốn thực hiện dán thẻ

Khung giờ muốn thực hiện dán thẻ

Nhập mã xác thực

Cách dán thẻ ePass trên kính
Cách dán thẻ ePass trên kính

  • Bước 4: Sau khi điền đầy đủ thông tin, chọn Đăng ký
  • Bước 5: Nhập mã OTP với dãy 6 số được gửi về tin nhắn theo số điện thoại của Khách hàng đăng ký. Hệ thống đưa ra thông báo đăng ký thành công

Cách dán thẻ ePass trên kính
Cách dán thẻ ePass trên kính

5. Hướng dẫn nạp tiền thẻ ePass

5.1 Phí nạp tiền

  • Momo: Miễn phí quý I/2021. Sau thời gian đó, phí nạp: 1,500đ + 0.85% * Tổng giá trị nạp (Chưa bao gồm 10% VAT).
  • Tài khoản ngân hàng: Miễn phí quý I/2021. Sau thời gian đó, phí nạp: 550đ + 0.385% * Tổng giá trị nạp (Chưa bao gồm 10% VAT)
  • Viettel Pay: Miễn phí

Như các bạn thấy thì Viettel đang ưu tiên cho cách nạp tiền qua Viettel Pay, vì dù sao thì cũng gọi là cây nhà lá vườn cả mà.

Một tính năng hay nữa nếu dùng Viettel Pay thì bạn không nhất thiết phải nạp tiền vào tài khoản ePass, khi nào đi qua trạm thu phí thì sẽ tự trừ tiền trong tài khoản Viettel Pay luôn.

Cập nhật: Hiện nay, một số trạm chưa trừ được tiền trực tiếp từ ví Viettel Pay, bạn cần nạp tiền vào Epass.

ĐĂNG KÝ VIETTEL PAYANDROIDIOS

5.2 Các bước nạp tiền

  • Bước 1: Trên giao diện app Chủ phương tiện chọn chức năng Nạp Tiền
  • Bước 2: Chọn số tiền cần nạp vào tài khoản ePass
  • Bước 3: Chọn nạp tiền qua cổng thanh toán
  • Bước 4: Chọn phương thức thanh toán khách hàng muốn sử dụng

Viettel Pay

  • Bước 1: Khách hàng nhập số điện thoại và mật khẩu ViettelPay. Chọn Đăng nhập
  • Bước 2: Nhập OTP đã gửi về SMS điện thoại. Bấm Xác nhân
  • Bước 3: Chọn thanh toán
  • Bước 4: Nhập OTP để xác nhận thanh toán. Bấm Xác nhân
  • Bước 5: Hoàn thành nạp tiền

Bankplus

  • Bước 1: Nhập số điện thoại và mật khẩu Bankplus, chọn ngân hàng. Chọn thanh toán
  • Bước 2: Chọn thanh toán
  • Bước 3: Nhập OTP để xác nhận thanh toán. Bấm xác nhân
  • Bước 4: Hoàn thành nạp tiền

Cách dán thẻ ePass trên kính
Cách dán thẻ ePass trên kính

Thẻ quốc tế

  • Bước 1: Chọn thanh toán
  • Bước 2: Chọn loại thẻ và nhập số thẻ, ngày hết hạn, mã CVN. Chọn Thanh toán
  • Bước 3: Chọn xác nhận ở cổng xác nhận của Ngân hàng
  • Bước 4: Nhập mã xác thực đã gửi đến SMS. Chọn Xác nhận

ATM nội địa

  • Bước 1: Nhập số thẻ, tên chủ thẻ, tháng hiệu lực, năm hiệu lực. Chọn thanh toán
  • Bước 2: Nhập mã xác thực OTP đã gửi đến SMS. Chọn Tiếp tục

Cách dán thẻ ePass trên kính
Cách dán thẻ ePass trên kính

6. Giá cước dịch vụ

Phí dán thẻ:

  • Dán thẻ lần đầu tiên: Miễn phí (Đến hết ngày 31/12/2021)
  • Dán thẻ từ lần thứ 2 trở đi: 120.000 vnđ/ thẻ

Phí qua trạm (giá vé qua trạm): Mức giá qua từng trạm phụ thuộc vào loại xe và tuân theo quy định của Bộ Giao thông vận tải (áp dụng với các trạm do Bộ quản lý) hoặc quy định của địa phương (áp dụng với trạm do địa phương quản lý).

7. Hướng dẫn mua vé tháng/quý

  • Bước 1: Mua vé
  1. Chọn phương tiện trong danh sách các phương tiện đã đăng ký để thực hiện mua vé tháng/quý cho phương tiện đó
  2. Chọn trạm/đoạn đường cần mua
  3. Chọn loại vé tháng/quý
  4. Chọn tháng/quý cần mua vé
  5. Lựa chọn Tự động gia hạn vé tháng/quý theo nhu cầu của Khách hàng
  6. Bấm Mua vé sau khi đã điền đủ thông tin

Trường hợp tài khoản không đủ tiền để thực hiện giao dịch mua vé tháng/quý cho trạm vừa đăng ký, hệ thống sẽ thông báo và đề nghị nạp tiền. Trường hợp đủ điều kiện mua vé tháng/quý, hệ thống sẽ trả về thông báo xác nhận và mua vé thành công.

  • Bước 2: Kiểm tra thông tin lịch sử mua vé

Sau khi thực hiện thành công thao tác mua vé tháng/quý, khách hàng có thể kiểm tra lịch sử mua vé trên app

8. Nguyên tắc đi xe qua trạm

  • Vận tốc xe < 40 km/h.
  • Khoảng cách xe >15 m
  • Làm theo hướng dẫn của nhân viên phân làn.

Cách dán thẻ ePass trên kính
Cách dán thẻ ePass trên kính

9. Những điều mình không thích ở thẻ ePass

Thẻ ePass có rất nhiều lợi ích như mình đã nói ở phần trên nhưng cũng có nhiều thứ chưa tốt, khiến cho trải nghiệm của mình giảm đi đáng kể

  • Chưa đào tạo tốt nhân viên: Mình đăng ký dán thẻ trên website & được 1 bạn nhân viên Viettel ở chi nhánh Khương Đình (Hà Nội) dán thẻ cho. Trong lúc dán, thì mình có hỏi là sao không dán vào kính lái mà lại đi dán vào đèn pha. Bạn đó trả lời chắc nịch là dán vào đèn pha thì sẽ nhận tín hiệu tốt hơn dán vào kính lái. Tuy nhiên, khi mình đi đến trạm thu phí Liêm Tuyền (Hà Nam) thì máy quét ở đó không nhận được tín hiệu. Có một bạn bên Viettel ra kiểm tra và bảo là dán thẻ sai vị trí nên máy không quét được & cần dán lại. Sau đó, xe của mình được dán lại tem ePass lên kính lái thì sử dụng ngon lành. Còn cái thẻ dán ở đèn xe thì mình bóc mãi mà nó không sạch được hết.
  • Không trừ được tiền trực tiếp từ Viettel Pay: Theo như quảng cáo trên trang chủ của ePass thì chúng ta chỉ cần liên kết với Viettel Pay là khi đi qua các trạm thu phí tiền sẽ được trừ trực tiếp trên đó, không cần phải nạp tiền vào tài khoản ePass. Nhưng rất đáng tiếc là cả 2 trạm mình đi qua là Liêm Tuyền (Hà Nam) & Mỹ Lộc (Nam Định) thì đều không hỗ trợ trừ tiền từ ví Viettel Pay mà bắt buộc phải nạp tiền vào ePass.

10. Một số câu hỏi khi sử dụng thẻ ePass

1. Chi phí đăng ký ePass thế nào?

Hiện nay, Viettel Store dán thẻ thu phí không dừng ePass Viettel miễn phí lần đầu cho mỗi phương tiện. Chi phí dán thẻ từ lần 2 là 120.000đ cho mỗi phương tiện.

2. Thẻ đi qua được bao nhiêu trạm thu phí?

Thẻ đi được qua tất cả các trạm thu phí không dừng ETC trên toàn quốc. Hệ thống thu phí điện tử ETC sẽ quét thẻ ePass được dán trên xe, thu phí tự động, xe sẽ nhanh chóng được đi qua.

3. Khách hàng dán thẻ ePass có qua được trạm của VETC không?

Câu trả lời là có. Cả 2 đều cùng đi qua trạm thu phí ETC.

4. Số tiền thanh toán qua thẻ ePass có đắt hơn so với thanh toán tiền mặt không?

Câu trả lời là không. Cả 2 hình thức đều thanh toán số tiền như nhau.

5. Bóc thẻ E Tag dán lại có được không?

Câu trả lời là không. Thẻ E-Tag sẽ bị hỏng trong trường hợp bị bóc hoặc các can thiệp khác. Nếu đã bóc ra thì thẻ sẽ hỏng không tiếp tục sử dụng được. Do vậy KH vẫn có thể lắp thêm kính chống nắng và ra các điểm dịch vụ ePass để dán lại thẻ E-Tag lên đèn xe. Trường hợp này khách hàng sẽ phải thanh toán 120.000đ/lần (phí dán lại thẻ E-tag).

6. Thay đổi lại biển số trên ePass khi đã có sẵn tài khoản giao thông

Để thay đổi lại biển số Khách hàng đến điểm dịch vụ của ePass và điền vào phiếu thay đổi thông tin. Cung cấp đầy đủ giấy tờ: Giấy tờ cá nhân đã mở tài khoản, đăng ký, đăng kiểm mới của xe.

7. Làm thế nào để thay đổi thông tin khách hàng ePass?

Để thay đổi thông tin: CMND, thông tin liên quan đến phương tiện. khách hàng đến điểm dịch vụ của ePass và điền vào phiếu thay đổi thông tin. Cung cấp Chứng minh thư/Căn cước mới (bản gốc) để đối chiếu.

Khách hàng có thể thực hiện trên app ePass hoặc website ePass để thay đổi thông tin liên hệ: Số điện thoại, email

8. Làm như thế nào khi không đủ số dự tài khoản đi qua trạm ePass?

Nếu trong tài khoản giao thông của khách hàng có đủ số dư, khi quý khách đi vào làn tự động, hệ thống sẽ tự động trừ tiền và gửi tin nhắn vào di động của khách hàng (nếu KH có đăng ký dịch vụ nhận thông báo qua SMS), đồng thời pushup tin nhắn về app ePass. Mức phí trừ qua tài khoản bằng đúng mức phí thủ công đang áp dụng tại trạm.

Trong trường hợp tài khoản của khách không đủ số dư, khách hàng vui lòng sẽ chuyển sang làn thủ công và mua vé bằng tiền mặt.

Cách dán thẻ ePass trên kính
Cách dán thẻ ePass trên kính

9. Khách hàng dán thẻ epass có qua được trạm của VETC không?

Có, hiện tại tất cả các trạm thu phí tại BOT do VETC và VDTC đã liên thông với nhau. Khách hàng chỉ cần đảm bảo trong tài khoản ePass có tiền thì sẽ đi được qua trạm của ETC. Lưu ý mỗi xe khi đi qua tram chỉ được dán 1 thẻ, tránh trường hợp bị trừ tiền 2 lần và các lỗi không đáng có

11. Kết

Trên đây, là những thông tin cần thiết nhất về dịch vụ thẻ ePass của Viettel.

Nếu bạn có thêm bất cứ câu hỏi nào về việc sử dụng thẻ ePass thì đừng ngần ngại bình luận bên dưới bài viết để mình có thể hỗ trợ bạn nhanh nhất nha!

ĐĂNG KÝ THẺ EPASS

Có thể bạn sẽ thích:

  • Hướng dẫn kết nối Android Auto trong 5 phút
  • 10 phụ kiện ô tô tốt nhất mà bác tài nào cũng nên có
  • Hướng dẫn đăng ký & sử dụng VETC | Thu phí không dừng toàn quốc
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Skype (Opens in new window)
  • Click to share on Telegram (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)