Cách đọc bảng tuần hoàn hóa học lớp 8

Giao hàng online Toàn quốc
Độc quyền phân phối tại việt nam
Giỏ hàng |
0
  • Đăng nhập
    Đăng nhập
    Đăng nhập với:
    Facebook Google
  • Đăng ký
  • Hà Nội
    0916.640.166
  • Hồ Chí Minh
    0961.940.199
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Khuyến mãi
  • Tài liệu
    • Thử tài
    • Hỏi đáp
  • Tuyển dụng
  • Bí kíp nuôi dạy con
  • Bản đọc thử
  • Sản phẩm bộ
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ
    Danh mục sản phẩm
    • Tủ sách giỏi toán
    • Sách toán Singapore
      • Toán tài năng
      • Thách Thức toán học
      • Luyện thi olympic
      • Đánh thức tài năng toán học
    • Sách Giáo dục sớm
    • Tiếng Anh Tiểu Học
    • Sách khoa học
    • Tư duy sáng tạo, IQ, trí nhớ
    • Mua chung tiết kiệm
    • Từ điển

    Ý kiến khách hàng

    Top sách bán chạy
    • 1
      KỲ QUAN THẾ GIỚI
      499,000 375,000
    • 2
      Everything You Need to Ace Biology in One Big Fat Notebook
      594,000 350,000
    • 3
      ĐÁ QUÝ & KHOÁNG SẢN
      499,000 375,000
    • 4
      THE KETOCURE: CHẾ ĐỘ THỰC DƯỠNG CHỮA LÀNH CƠ THỂ VÀ TỐI ƯU SỨC KHỎE CỦA BẠN
      250,000 210,000
    • 5
      Combo: Big Fat Notebook Geometry - Chemistry
      1,180,000 700,000
    Tin khuyến mại hot
    • Sách Tranh Toán Tiếng Anh [Summertime Math]
    • Thử tài cùng Toán Singapore
    • Mua sách Toán Singapore Rinh quà tặng lớn
    • Trang chủ
    • Tin học giỏi toán
    • Tin khuyến mãi
    • Mua sách Toán Singapore Rinh quà tặng lớn

    HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

    04:29 26/10/2020

    Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học liệt kê 118 nguyên tố hiện nay đã được phát hiện. Có nhiều ký hiệu và con số để phân biệt sự khác nhau giữa các nguyên tố, trong khi đó bảng tuần hoàn sắp xếp các nguyên tố theo tính chất tương tự của chúng.Để sử dụng bảng tuần hoàn hóa học một cách dễ dàng, dễ nhớ bạn cần chú ý đến những thành phần sau đây:

    • Số nguyên tử [số Proton].
    • Nguyên tử khối trung bình.
    • Độ âm điện.
    • Cấu hình Electron.
    • Số oxi hóa.
    • Tên nguyên tố hóa học.
    • Kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
    • Cách đọc bảng tuần hoàn hóa học đúng cách dễ nhớ.
    Phần1: Hiểu về cấu trúc
    Bảng tuần hoàn bắt đầu ở phía trên bên trái và kết thúc ở cuối hàng cuối cùng, gần phía dưới bên phải.Bảng có cấu trúc từ trái sang phải theo chiều tăng dần của số hiệu nguyên tử. Số hiệu nguyên tử chính là số proton trong một nguyên tử.
    • Không phải hàng hay cột nào cũng chứa đủ các nguyên tố. Mặc dù có thể có khoảng trống ở giữa, nhưng ta vẫn tiếp tục đọc bảng tuần hoàn từ trái sang phải. Ví dụ, hiđro có số hiệu nguyên tử là 1 và nó ở phía trên bên trái. Heli có số hiệu nguyên tử là 2 và nó ở phía trên bên phải.
    • Nguyên tố 57 đến nguyên tố 102 được xếp thành một bảng nhỏ ở dưới cùng bên phải của bảng. Chúng là các nguyên tố đất hiếm

    Tìm một nhóm nguyên tố trong mỗi cột của bảng tuần hoàn.Chúng ta có 18 cột.

    • Trong một nhóm thì ta đọc từ trên xuống dưới.
    • Số nhóm được đánh ở trên các cột; tuy nhiên, một vài nhóm khác được đánh số ở dưới, như nhóm kim loại.
    • Cách đánh số trên bảng tuần hoàn có thể rất khác nhau. Người ta có thể sử dụng chữ số La Mã [IA], chữ số Ả Rập [1A], hoặc số từ 1 đến 18.
    • Hiđro có thể được xếp trong nhóm halogen hay nhóm kim loại kiềm, hoặc cả hai.

    Tìm chu kì của nguyên tố trong mỗi hàng của bảng tuần hoàn.Chúng ta có 7 chu kì. Trong một chu kỳ thì ta đọc từ trái sang phải.

    • Chu kì được đánh số từ 1 đến 7 ở bên trái của bảng.
    • Chu kỳ sau sẽ lớn hơn chu kỳ trước. Khái niệm lớn ở đây nghĩa là mức năng lượng của nguyên tử tăng dần trên bảng tuần hoàn.

    Hiểu cách phân nhóm bổ sung theo kim loại, bán kim loại và phi kim.Màu sắc sẽ thay đổi rất nhiều.

    • Kim loại sẽ được tô cùng một màu. Tuy nhiên, hiđro thường được tô cùng màu với phi kim và được nhóm với phi kim. Kim loại có ánh kim, thường ở trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng, có tính dẫn nhiệt và dẫn điện, dẻo và dễ uốn.
    • Phi kim được tô cùng một màu. Chúng là các nguyên tố từ C-6 đến Rn-86, bao gồm H-1 [Hiđro]. Phi kim không có ánh kim, không dẫn nhiệt hoặc dẫn điện và không có tính dẻo. Chúng thường ở trạng thái khí ở nhiệt độ phòng và có thể ở trạng thái rắn, khí hoặc lỏng.
    • Bán kim loại/á kim thường được tô màu tím hoặc xanh lá cây, là sự kết hợp của 2 màu khác. Đường chéo trải dài từ nguyên tố B-5 đến At-85 là đường ranh giới. Chúng có một số tính chất của kim loại và một số tính chất của phi kim

    Lưu ý rằng các nguyên tố đôi khi cũng được sắp xếp thành từng họ.Đó là họ kim loại kiềm [1A], kim loại kiềm thổ [2A], halogen [7A], khí hiếm [8A] và cacbon [4A].

    • Họ nguyên tố được đánh theo chữ số La Mã, Ả Rập hay số tiêu chuẩn.
    Phần2: Đọc ký hiệu hóa học và tên nguyên tố
    Đọc ký hiệu hóa học trước.Đó là sự kết hợp của 1 đến 2 chữ cái được sử dụng thống nhất trong các ngôn ngữ.
    • Ký hiệu hóa học bắt nguồn từ tên Latinh của nguyên tố đó hoặc tên thông thường được phổ biến rộng rãi.
    • Trong nhiều trường hợp, ký hiệu hóa học bắt nguồn từ tên tiếng Anh, như trường hợp heli là He. Tuy nhiên, đây không phải là quy tắc thống nhất trong hóa học. Ví dụ, sắt [iron] là Fe. Vì lý do này, bạn phải ghi nhớ cả ký hiệu hóa học/tên để nhận biết nhanh nguyên tố.

    Tìm tên thông thường của nguyên tố. Tên nguyên tố nằm ở dưới ký hiệu hóa học. Nó sẽ thay đổi phụ thuộc vào ngôn ngữ của bảng tuần hoàn.

    Phần3: Đọc số hiệu nguyên tử
    Đọc bảng tuần hoàn theo số hiệu nguyên tử nằm ở giữa bên trên hoặc ở trên bên trái của mỗi ô nguyên tố.Như đã nói, số hiệu nguyên tử được sắp xếp tăng dần từ góc trái bên trên sang góc phải bên dưới. Biết được số hiệu nguyên tử là cách nhanh nhất để tìm thêm thông tin về nguyên tố.
    Số hiệu nguyên tử chính là số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố
    Việc thêm hoặc bớt proton sẽ tạo ra nguyên tố khác.
    Tìm ra số proton trong nguyên tử cũng như tìm được số electron trong nguyên tử đó.Nguyên tử có số electron và số proton bằng nhau.
    • Lưu ý rằng có một ngoại lệ trong quy tắc này. Nếu nguyên tử mất hoặc nhận electron, nó trở thành một ion tích điện.
    • Nếu có dấu cộng bên cạnh ký hiệu hóa học của nguyên tố thì đó là điện tích dương. Nếu là dấu trừ thì đó là điện tích âm.
    • Nếu không có dấu cộng hoặc dấu trừ và bài toán hóa học không liên quan đến ion thì bạn có thể xem số proton bằng với số electron.
    Phần4: Đọc trọng lượng nguyên tử
    Tìm trọng lượng nguyên tử.Đây là con số bên dưới tên nguyên tố.
    • Mặc dù dường như trọng lượng nguyên tử tăng dần từ góc trái bên trên sang góc phải bên dưới, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.

    Trọng lượng nguyên tử của hầu hết các nguyên tố đều được ghi dưới dạng thập phân. Trọng lượng nguyên tử là tổng trọng lượng của các hạt trong hạt nhân nguyên tử; tuy nhiên, đây là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị.

    Dùng trọng lượng nguyên tử để tìm số nơtron trong nguyên tử. Làm tròn trọng lượng nguyên tử đến số nguyên gần nhất sẽ được nguyên tử khối. Sau đó, bạn lấy nguyên tử khối trừ đi số proton để có số nơtron.

    • Ví dụ, trọng lượng nguyên tử của sắt là 55,847, vì vậy nguyên tử khối là 56. Nguyên tử này có 26 proton. 56 [nguyên tử khối] trừ đi 26 [proton] bằng 30. Nghĩa là trong một nguyên tử sắt thường có 30 nơtron.
    • Thay đổi số nơtron trong nguyên tử sẽ tạo thành các đồng vị, là các biến thể của nguyên tử có nguyên tử khối nặng hay nhẹ hơn.

    Qua nhiều thế kỷ, sự hiểu biết của chúng ta về các nguyên tố đã phát triển thông qua kinh nghiệm, quan sát và thí nghiệm khoa học. Các nhà khoa học phải mất khá nhiều thời gian để sắp xếp các nguyên tố sao cho thể hiện được mối quan hệ giữa chúng. Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học của Dmitri Mendeleev xuất bản năm 1869 đã hoàn thành xuất sắc việc này, bằng cách trình bày các nguyên tố thành những hàng và cột, giúp chúng ta hiểu về thế giới và Vũ trụ nơi chúng ta đang sống. Tất nhiên còn rất nhiều điều vẫn đang là bí ẩn đối với chúng ta. Vật chất được tạo bởi các nguyên tố đã biết chỉ chiếm khoảng 5% khối lượng Vũ trụ. Khoảng 22% là vật chất tối và 73% là năng lượng tối, nhưng chúng ta không biết chính xác vật chất tối và năng lượng tối này được tạo thành từ cái gì. Có lẽ một bạn nào đó đọc cuốn sách này sẽ tìm ra.

    Giáo sư James D. Webster Khoa Khoa học Trái Đất và hành tinh, Bảo tàng Lịch sử và Tự nhiên M

    Một số nhà khoa học đã làm việc trong thầm lặng, một số lại vô tình đầu độc chính mình, số khác nổi tiếng vì đã phát minh ra những thứ thay đổi hàng triệu cuộc đời. Trong suốt lịch sử loài người, con người đã cố gắng tìm hiểu các nguyên tố và những gì có thể làm được với chúng. Đây là một hành trình dài, và còn lâu mới kết thúc.

    Và để khá phá nhiều hơn về 118 các nguyên tố hóa học, gặp gỡ những nguyên tố cấu tạo nên chính bạn, cũng như thế giới của chúng ta và Vũ trụ hãy cùng chúng tôi khá phá nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn kiến thức khoa học với BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC Cuốn catalog giàu hình ảnh và chính xác nhất về những cấu thành vi mô của Vũ trụ. Cuốn sách thuộc dạng bách khoa thư này dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 11 tới đây và sẽ có mặt trên các nhà sách online & offlilne, các sàn thương mại điện tử và nhanh chóng sẽ có mặt tại tủ sách gối đầu giường của nhà các bạn. Cùng chúng tôi đón chờ siêu phẩm của tháng 11 nhé.

    Bạn thấy bài viết hữu ích !

    Bài liên quan

    • TỰ HỌC HIỆU QUẢ ĐỂ CON BẠN PHÁT TRIỂN TRONG MÙA HÈ NÀY
    • GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ DẠY LẬP TRÌNH CHO TRẺ
    • NÊN CHO TRẺ HỌC NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH SCRATCH HAY PYTHON?
    • TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỌC MÔN SINH HỌC
    • TUYỂN DỤNG: NHÂN VIÊN MARKETING TRUYỀN THÔNG
    • TUYỂN DỤNG: NHÂN VIÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
    • TUYỂN DỤNG: NHÂN VIÊN SALE ONLINE & CSKH
    • BÍ KÍP ÔN TẬP TOÁN LÝ HÓA CHO HỌC SINH THCS THI VÀO LỚP 10

    Video liên quan

    Chủ Đề