Cách dùng cam thảo cho trẻ sơ sinh

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Có con nhỏ, bất cứ bà mẹ nào cũng xót xa mỗi lúc con ho, thở khò khè. Nhìn đứa con bé bỏng vừa uống được chút sữa đã nôn hết ra do đàm nhớt, phải thở bằng miệng vì đàm... mà mẹ ứa nước mắt. Nhưng chỉ cần lên mạng, gõ dòng chữ “cách chữa ho, tan đàm cho trẻ” đã có đến 439.000 kết quả chỉ trong 0,34 giây, và đa số là hướng dẫn theo cách dân gian.

Bà mẹ trẻ Nguyễn Trâm Anh [H. Bình Chánh, TP.HCM] vừa có bài học nhớ đời vì áp dụng cách chữa bệnh trên mạng cho đứa con mới hơn bốn tháng của mình. Chẳng là thấy con thường ho khúc khắc, áp sát con vào ngực, chị nghe rõ từng hơi thở run run của con. Đi bác sĩ, uống thuốc cả tháng trời vẫn không khỏi, chị bèn lên mạng thấy có nhiều bà mẹ truyền nhau cách chữa đàm nghe bảo “rất hiệu quả” nên vội áp dụng ngay. Bằng phương thuốc: xắt hành tây nửa chén, phủ mật ong lên, để qua đêm, sau đó hấp vào nồi cơm và cho bé uống.

Hành tây được nhiều bà mẹ mách nhau dùng để trị ho, sổ mũi cho con, nhưng liều lượng thì mỗi người một kiểu nên có trường hợp còn gây tác hại cho con

Sau khi cho con uống, đứa bé có biểu hiện tím tái, khó thở. Vội vàng đưa con đi cấp cứu, chị bị bác sĩ mắng té tát vì cho con uống quá nhiều nước hành và mật ong dẫ đến ngộ độc. Nhìn đứa con bé bỏng nằm trên giường bệnh mà chị Trâm Anh vẫn không khỏi trách mình.

Chị Hoàng Mai [Q. 4, TP.HCM] cũng vì nghe theo những bài thuốc truyền miệng từ các bà mẹ trên mạng mà cũng suýt làm hại con.

Con chị Mai được 15 tháng tuổi, cứ hễ trời trở lạnh là bé lại ho từng tràng dài, có kèm đàm nhớt. Nhìn đứa con ốm tong teo, không ăn uống được nên khi đọc được thông tin dùng nước tỏi hấp “trị đàm”, chị thực hiện ngay.

Theo hướng dẫn, chị lấy ½ củ tỏi, đập dập, cho vào chén; Thêm một ½ chén nước và một viên đường phèn rồi hấp cách thuỷ 15 phút. Các bà mẹ còn dặn kĩ: “Chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày uống từ hai - ba lần, vừa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh. Làm cách tương tự như trên nhưng không bỏ phèn, lấy nước tỏi nhỏ mũi thường xuyên sẽ giúp bé hết nghẹt mũi”. Cả hai cách này đều được chị Mai áp dụng nhiệt tình cho con và kết quả là bé con phải nhập viện vì bị phồng rộp niêm mạc mũi do độ nóng của tỏi làm chị hối hận mãi.

Tỏi được nhiều lương y khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và đặc biệt không được nhỏ nước tỏi vào mũi trẻ sẽ gây phỏng niêm mạc mũi


Từ những sai lầm trên của các bà mẹ trẻ, có thể nguyên nhân là do các mẹ quá nóng lòng với bệnh tình của con nên thiếu cân nhắc khi áp dụng. Mỗi phương pháp, mỗi bài thuốc dân gian đều có cái đúng và chưa đúng, điều đó còn tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe, thể trạng của từng người. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc áp dụng như thế nào, liều lượng ra sao thì cần phải có sự tư vấn, thăm khám của các bác sĩ chuyên môn.

Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa - Phòng khám y dược cổ truyền Tuệ Lãn – Hội dược liệu TP.HCM, có rất nhiều cách chữa ho, tan đàm cho trẻ rất dễ thực hiện như dùng gừng tươi xắt lát mỏng, ngâm với chút nước ấm. Với trẻ một tuổi thì dùng một lát gừng, ba tuổi dùng ba lát. Thêm chút đường cho ngọt. Uống nhiều lần trong ngày. Cách khác, dùng lá hoặc hoa cây lẻ bạn [còn gọi là cây sò huyết] nấu hoặc hãm trong nước sôi 20 phút, cho thêm một lát gừng mỏng, thêm đường. Cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Đối với trẻ mới sinh, miệng thường có nhiều đờm nhớt, chúng ta cũng có thể dùng cam thảo làm sách đờm nhớt rất hiệu quả - lương y Nguyễn Đức Nghĩa cho biết. Theo tài liệu cổ, cam thảo có vị ngọt, tính bình [sau khi nướng tính hơi ôn], có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc.

Sinh cam thảo [xắt lát phơi khô] được dùng chữa cảm ho, mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày, ngộ độc. Chích thảo [tẩm mật rồi sao hay nướng] dùng chữa trừng vị hư nhược, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, kém ăn, khát nước do vị hư, ho do phế hư. Ngày dùng 4 – 12 gram.

Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ thông tin khi chữa bệnh cho con bằng bài thuốc dân gian


Ngay trong gia đình tôi, khi các cô chú tôi sinh ra, cụ cố dùng 1 – 2 lát cam thảo bắc ngâm với nước sôi, để nguội nhỏ vào miệng 5 – 7 lần, mỗi lần 2 – 3 giọt, thực hiện liên tục 2 – 3 ngày để giúp sạch đờm nhớt, mau lớn, sau này ngừa bệnh khò khè đờm dãi. Rồi đến thế hệ chúng tôi và các con cháu đều làm như thế.

Tuy nhiên, có trường hợp cặp vợ chồng nọ mua cam thảo về ngâm cả ly, đổ vào miệng trẻ sơ sinh bằng thìa cà phê [chứ không phải nhỏ giọt] làm trẻ tím tái, phải đi cấp cứu. Điều này cho thấy, nếu chưa biết cách sử dụng hoặc chưa có kinh nghiệm thì tất cả những phương pháp hoặc bài thuốc đều nguy hiểm cả - lương y Nguyễn Đức Nghĩa lưu ý.

[Theo PNO]

Cam thảo là vị thuốc đông y khá phổ biến và được dùng để trị nhiều căn bệnh khác nhau. Khá nhiều bà mẹ thường rỉ tai nhau rằng sau khi sinh nếu mẹ không có sữa có thể cho bé uống ít nước cam thảo. Nhưng liệu rằng cách này có đúng hay không Trẻ sơ sinh có nên uống cam thảo không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Xem thêm website: cây và lá

Tìm hiểu về cam thảo

Cam thảo hay còn gọi là linh thảo, lộ thảo là một cây sống lâu năm thường được dùng để làm thuốc trong cả đông y và tây y. Theo dân gian, cam thảo thường có vị ngọt, tính bình, độ ngọt của cam thảo rất cao, thậm chí đến gấp 50 lần cây mía. Nhờ vậy, cam thảo cũng được xem là nguyên liệu thường được dùng để sản xuất hương liệu cho các loại thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo…

Ngoài ra, cam thảo cũng thường được dùng để trị các chứng bệnh như loét dạ dày, giúp long đờm, trị các bệnh viêm phế quản, trị viêm gan… Nhiều người thường dùng cam thảo trộn chung với nhiều loại thảo dược khác như hoa hòe, nụ vối để pha nước uống mỗi ngày, giúp thanh nhiệt, giải độc.

Trẻ sơ sinh có nên uống cam thảo không?

Trong dân gian, ông bà ta thường truyền nhau kinh nghiệm khi bé vừa mới sinh nên cho bé uống ít nước cam thảo để giúp bé ngủ ngon, không bị giật mình. Khi bé vừa sinh ra, lượng đờm nhớt trong cổ không bị đẩy ra hết do đó bé rất dễ bị ho, khò khè. Chính vì vậy, nhiều bà mẹ thường cho bé uống ít nước cam thảo để giúp dứt triệu chứng này. Tuy nhiên, những cách này hoàn toàn sai lầm. Vì bé mới sinh, chưa quen với việc nuốt, nên việc cho bé uống nước cam thảo sẽ dễ gây sặc, rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Hơn nữa, vì bé còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa còn yếu, nên cơ thể bé vẫn chưa thể thích nghi với các loại thức uống bên ngoài, uống cam thảo sẽ rất dễ khiến bé bị ngộ độc. Đã có nhiều trường hợp, bé sau khi uống cam thảo bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, người tím tái, phổi bị viêm… Nếu không đưa đến bệnh viện kịp thời sẽ cực kì nguy hiểm.

Trong quá trình pha cam thảo, nếu bố mẹ không vệ sinh kĩ các dụng cụ sẽ khiến các vi khuẩn theo vào và gây ra nhiều căn bệnh khác nhau cho bé.

Bên cạnh đó, khi mới ra đời, bé sẽ rất dễ no, việc cho uống nước cam thảo sẽ khiến bé không chịu bú. Điều này sẽ khiến sữa mẹ không được tiêu thụ, dễ bị căng tức, tắc tia sữa thậm chí dẫn đến viêm vú.

Nhiều bác sĩ cho biết, việc cho bé uống cam thảo sau khi sinh là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Bé sau khi sinh chỉ nên uống sữa mẹ và tuyệt đối không được cho uống bất cứ thức uống nào khác, kể cả nước lọc.

Hiện nay, tại tất cả các bệnh viện ở nước ta các bác sĩ đều không cho phép các bà mẹ cho bé uống nước cam thảo sau khi sinh, các mẹ nên tuyệt đối tuân thủ quy định này và không được lén lút cho bén sử dụng.

Xem thêm : Mỏ ác trẻ sơ sinh //mekuro.com/mo-ac-tre-so-sinh/

Sau khi sinh, cơ thể bé còn rất yếu, do đó bố mẹ cần có biện pháp chăm sóc bé thật cẩn thận và đúng cách. Nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ và đừng quá tin vào những kinh nghiệm dân gian vì có thể chúng đã lạc hậu.

Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã có thể trả lời được câu hỏi Trẻ sơ sinh có nên uống cam thảo không? Và không còn băn khoăn nữa. Chúc bé yêu nhà bạn ăn mau chóng lớn và phát triển tốt hơn.

Video liên quan

Chủ Đề