Cách dùng máy khí dung cho trẻ sơ sinh

Con gái tôi 20 tháng, cách đây 7 tháng cháu ho, khó thở nhiều, đi khám bác sĩ kết luận cháu bị viêm phế quản co thắt, chỉ định dùng khí dung trong 1 tuần. Từ đó đến nay, cứ mỗi khi thời tiết thay đổi, cháu lại bị viêm phế quản tái phát và phải nằm viện, được chỉ định dùng khí dung. Tổng cộng đã 3 lần nằm viện. Tôi rất muốn mua máy xông khí dung, vừa để đảm bảo vệ sinh không phải dùng chung máy với bệnh nhân khác, vừa để có thể hỗ trợ điều trị cho cháu tại nhà. Ở nước ngoài, đa số các gia đình đều có thiết bị y tế này trong tủ thuốc mini. Vậy tôi có nên mua máy xông khí dung cho bé không? Nếu có thì tôi nên lựa chọn máy thế nào?

Trả lời:

Thời tiết giao mùa, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Nguyên nhân là do sáng nắng, chiều mưa, nhiệt độ thay đổi đột ngột trong một ngày khiến hệ hô hấp còn non nớt của trẻ không kịp thích nghi. Vì vậy, để tránh trẻ bị viêm đường hô hấp tái phát, phụ huynh cần lưu ý nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh”: luôn giữ cho môi trường của bé thông thoáng, sạch sẽ; tránh cho trẻ mặc quá nóng khiến trẻ ra mồ hôi nhiều, dễ bị lạnh đột ngột, giữ ấm ngực và gan bàn chân của trẻ; vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày với nước muối sinh lý.

Vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày để phòng các bệnh viêm đường hô hấp

Trước khi quyết định mua máy khí dung [máy xông khí dung] bạn cần tìm hiểu rõ hơn về loại thiết bị y tế này để chọn mua phù hợp.

Ưu điểm khi sử dụng máy xông khí dung?

Máy xông khí dung là một thiết bị y tế được sử dụng để hỗ trợ đưa thuốc trực tiếp vào niêm mạc đường hô hấp và kiểm soát chính xác lượng thuốc xông mà bệnh nhân sử dụng. Máy sẽ chuyển thuốc thành dạng sương nhỏ li ti, giúp thuốc đọng lại trên niêm mạc đường hô hấp, thấm sâu vào phế quản cho hiệu quả nhanh và giảm đi tối đa phản ứng phụ do thuốc uống gây nên so với đường uống, tiêm [gây tác dụng toàn thân].

Ưu điểm khi sử dụng máy xông khí dung xông mũi họng cho bé:

  • Hạn chế tác dụng phụ của thuốc chống viêm corticoid khi dùng đường uống như: loét dạ dày, loãng xương, béo phì…
  • Hạn chế tác dụng phụ của thuốc giãn phế quản khi dùng đường uống như: run tay, hồi hộp, nhịp tim nhanh…
  • Rút ngắn thời gian điều trị

Máy xông mũi họng nén khí NE-C803

Những bệnh nào có thể sử dụng khí dung ?

Xông mũi họng ở trẻ nhỏ qua mặt nạ, ống ngậm hay ống mũi bằng máy xông gọi là khí dung. Khí dung được dùng hỗ trợ trong chữa trị một số bệnh lý ở đường hô hấp như:

  • Viêm thanh quản
  • Viêm khí quản
  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi
  • Viêm xoang hoặc mãn tính như hen suyễn.

Các chế phẩm thường dùng để khí dung gồm thuốc nhóm corticoid, thuốc giãn phế quản, kháng sinh, long đờm và nước muối sinh lý 0,9%. Do là một phương pháp điều trị, nên trước khi dùng máy xông mũi, người bệnh nên đi khám để được hướng dẫn cụ thể về việc dùng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu.

Không phải ai cũng được chỉ định dùng máy khí dung mà phải theo chỉ định của bác sĩ. Bạn nên mua cho trẻ một máy khí dung tại nhà để sử dụng khi có chỉ định dùng vì việc đi lại đến phòng khám, bệnh viện để xông cũng là nguyên nhân có thể khiến trẻ bị lây chéo các bệnh khác. Khi hệ hô hấp của trẻ bị yếu đi cũng là lúc nguy cơ nhiễm các bệnh khác trở nên rất dễ dàng.

Chọn mua máy khí dung như thế nào?

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn nên mua những loại máy thiết kế dành riêng cho trẻ em. Nên chọn những loại máy khí dung có thể dùng được cho trẻ em để đảm bảo kích thước hạt sương, tốc độ phun sương… phù hợp nhất với lứa tuổi của bé.

Những loại máy này có đặc điểm: Thiết kế nhỏ gọn nên rất tiện lợi khi mang đi xa, dễ sử dụng, phụ kiện của máy có hình con vật vui nhộn nên không làm bé sợ, thân thiện, thu hút sự chú ý của bé, an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, kích thước hạt khí nhỏ tới 3 micromet nên dễ dàng tác động lên những chỗ bị viêm trong mũi và họng bé [sẽ rút ngắn thời gian điều trị].

Bạn nên chọn loại máy có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng, mua máy ở những địa chỉ đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng của máy và được bảo hành. Hiện nay, các loại máy xông khí dung nén khí của hãng OMRON, Nhật Bản được nhiều bác sĩ và người tiêu dùng tin cậy với nhiều tính năng vượt trội, máy chạy êm và bền.

Máy xông khí dung NE-C801KD và NE-C803 là 2 loại máy của Omron được sản xuất dành riêng cho đối tượng trẻ em và trẻ sơ sinh. Cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của từng máy trong đoạn dưới đây nhé!

Máy xông khí dung NE-C803

Hướng đến đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, máy xông khí dung NE-C803 được thiết kế nhỏ gọn cho phép máy thực hiện xông khí dung hiệu quả. Bộ nén khí hoạt động êm của sản phẩm được cải tiến hơn làm giảm tình trạng bệnh hen suyễn, COPD, viêm phế quản và các tình trạng hô hấp khác. Với thiết kế van ảo thông minh độc quyền Omron, máy tránh sự hao hụt của thuốc, là sản phẩm chăm sóc sức khỏe hô hấp tốt nhất cho mọi gia đình.

Ưu điểm:

  • Chạy êm, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phù hợp cho cả người lớn.
  • Kích thước hạt thuốc nhỏ, mịn giúp quá trình xông hiệu quả hơn.
  • Thiết kế đẹp, an toàn, dễ sử dụng.
  • Bộ lọc có thể thay thế.
  • Máy xông mũi họng Omron NE-C803 gọn nhẹ, vừa lòng bàn tay, tiện mang theo khi đi du lịch, công tác.

Nhược điểm:

  • Không điều chỉnh được tốc độ phun khí

Máy xông khí dung NE-C801KD

Máy khí dung NE-C801KD OMRON – dành riêng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Được thiết kế đặc biệt cho trẻ em và trẻ sơ sinh nên mặt nạ có thiết kế hấp dẫn kèm phụ kiện trẻ em đầy màu sắc. Máy có công nghệ van ảo nên mang đến hiệu quả cao trong kiểm soát hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, dị ứng và các rối loạn hô hấp khác.

Ưu điểm:

  • Chạy êm, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phù hợp cho cả người lớn.
  • Công nghệ van ảo cho phép xông mũi họng hiệu quả cao giảm lãng phí thuốc
  • An toàn cho trẻ em và trẻ sơ sinh
  • Bộ dụng cụ xông mũi họng an toàn và dễ vệ sinh

Quy trình vận hành máy xông khí dung

Đặt máy khí dung lên bề mặt phẳng và nối máy với nguồn điện. Sau đó dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch lấy thuốc cho vào cốc đựng thuốc. Để máy khí dung hoạt động hiệu quả, lượng dịch trong buồng đựng thuốc không được ít hơn 2,5 ml. Nếu không đạt ngưỡng này thì cần bổ sung nước muối sinh lý 0,9% cho được 2,5 ml rồi đậy nắp cốc thuốc lại.

Gắn phần trên của cốc thuốc với mặt nạ hoặc ống thở miệng. Gắn phần dưới của cốc cùng ống dẫn khí với máy nén khí. Bật máy khí dung để kiểm tra xem có sương phun ra không. Để trẻ ngồi hoặc bế trẻ ở tư thế thẳng người khi xông.

Lưu ý khi sử dụng máy xông cho bé

  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện xông cho bé để được hướng dẫn cách xông đúng cách.
  • Thường xuyên theo dõi xem bé có bị phản ứng phụ nào không nếu có thì cần dừng xông và báo ngay với bác sĩ để được xử lý.
  • Thời gian xông khí dung thường là 5 -10 phút, tối đa là 15 phút. Trong khi khí dung, thuốc có thể bám vào thành cốc đựng thuốc, để các giọt thuốc rơi xuống thì bạn có thể gõ hoặc lắc nhẹ cốc. Khi không còn thấy sương phun ra nữa và máy phát ra âm thanh phù phù thì tắt máy.

Làm vệ sinh dụng cụ

Máy khí dung tạo môi trường ấm và ẩm nên vi khuẩn có môi trường thuận lợi để phát triển. Vì vậy, sau mỗi lần sử dụng cần rửa sạch và lau khô mặt nạ và ống thở miệng. Riêng đối với cốc đựng thuốc thì cần tháo rời ba bộ phận, đổ hết thuốc còn thừa, dùng nước xà phòng ấm rửa sạch cả ba phần rồi tráng lại bằng nước.

Dùng khăn sạch lau khô các bộ phận vì dung dịch còn lại sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn trong môi trường tới cư trú. Phơi dụng cụ tại nơi mát, không để nước bắn vào.

Bảo quản máy khí dung ở nơi thoáng mát và không có bụi, loại bỏ ống nhựa nếu bị mờ hoặc còn đọng nước bên trong. Thay màng lọc của máy nén khí theo hướng dẫn của nhà sản xuất [thường là 6 tháng một lần].

Để hiểu hơn về cơ chế hoạt động của máy xông khí dung với các bệnh đường hô hấp của trẻ và cách dùng máy xông khí dung đúng cách. Mời các bạn cùng xem những chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương qua bài viết : Có nên dùng máy xông khí dung cho trẻ

19/01/2015

Nhiều cha mẹ tin rằng khi khóc trẻ thở sâu hơn và do đó sẽ hít được nhiều thuốc hơn từ máy khí dung hô hấp. Thực tế hoàn toàn khác. Khóc là nhịp thở ra kéo dài, sau nhịp thở ra này trẻ hít vào rất nhanh để lấy hơi, vì vậy hầu như chẳng có chút thuốc nào vào được phổi nếu trẻ khóc trong khi thực hiện liệu pháp khí dung.

Máy khí dung hô hấp được sử dụng khá phổ biến trong nhi khoa. Các chỉ định chính bao gồm: trẻ có cơn hen cấp tính, suy hô hấp, thở rít thanh quản, cần làm loãng đờm trước khi thực hiện lý liệu pháp, trẻ không có khả năng sử dụng bình xịt định liều, thuốc cần dùng chưa có dạng bình xịt định liều, cần dùng kháng sinh dạng hít liều cao để điều trị hoặc kiểm soát tình trạng nhiễm trùng dai dẳng.

Đối với bệnh hen phế quản ở trẻ em, các nghiên cứu gần đây cho thấy, máy khí dung không hiệu quả hơn so với bình xịt định liều dùng kèm buồng đệm. Tổ chức quốc tế chuyên nghiên cứu và đưa ra phác đồ điều trị hen chuẩn mang tên “Chiến lược Toàn cầu về Hen” cũng như các Hiệp hội Hen của Anh, Mỹ, Canada đều khuyến cáo dùng bình xịt định liều thay cho khí dung.

Bình xịt định liều kết hợp với buồng đệm mang lại hiệu quả điều trị cao.

Các bác sĩ tai mũi họng thường chỉ định liệu pháp khí dung điều trị các bệnh viêm mũi, viêm xoang hoặc viêm họng [dùng máy khí dung tai mũi họng].

Để khí dung liệu pháp mang lại kết quả tốt nhất

Khi khí dung hô hấp, trẻ đeo mặt nạ hoặc ngậm ống thở miệng và hít thở khoảng 5-10 phút cho tới khi hết thuốc. Bé không thể ngồi thẳng hoặc không hợp tác sẽ không nhận đủ liều thuốc chỉ định. Nếu mặt nạ nằm cách mặt bé 1,2 cm thì một nửa lượng thuốc sẽ không tới được phổi. Tỷ lệ thuốc bị thất thoát sẽ lên tới 80% nếu để mặt nạ cách mặt 2,5 cm. Sau đây là một số lưu ý giúp việc khí dung tại nhà mang lại hiệu quả cao hơn.

Khuyến khích trẻ ngồi thẳng người khi khí dung.

– Chọn thời điểm thích hợp: Điều này đặc biệt quan trọng, nhất là với trẻ dưới 2 tuổi. Thời điểm thích hợp nhất để khí dung là khi trẻ đang ngủ hay tại thời điểm yên tĩnh trong ngày. Tránh thời gian ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn hoặc thời điểm có quá nhiều hoạt động trong gia đình.

Tạo môi trường yên tĩnh: Việc điều trị thường kéo dài 5-10 phút, tối đa là 15 phút. Trong thời gian này, trẻ cần tập trung hít thở sâu để thuốc có thể đi vào phổi. Môi trường náo động khiến trẻ nhấp nhổm muốn đứng dậy tham gia, như vậy trẻ sẽ rất khó tập trung để thở.

– Chọn mặt nạ kích thước phù hợp: Mặt nạ phải có kích thước phù hợp và được đặt ngay ngắn trên mặt bệnh nhi, nếu không phần lớn các giọt sương sẽ không đi vào mũi hay đường thở. Nếu có thể thì nên sử dụng ống thở miệng thay cho mặt nạ khi khí dung kháng sinh hoặc corticoid để đề phòng thuốc thoát ra không khí, đồng thời giảm thiểu lượng thuốc lắng đọng ở mặt của trẻ.

– Kiểm tra loại thuốc và liều thuốc trước khi khí dung: Luôn đọc lỹ tên thuốc và chỉ sử dụng loại thuốc cũng như liều thuốc mà bác sĩ chỉ định. Thuốc giãn phế quản salbutamol có thể gây một số tác dụng phụ lớn như đau ngực, co thắt phế quản, lo lắng cực độ, tăng huyết áp, gây đau ở chân hoặc khiến trẻ thở hụt hơi.

– Thư giãn và bình tĩnh: Trẻ nhỏ thường khó ngồi yên suốt thời gian khí dung, điều này có thể khiến bạn nổi cáu với con. Cha mẹ nên cố gắng thư giãn trước khi khí dung cho con và duy trì sự bình tĩnh trong suốt thời gian điều trị. Thay vì nổi cáu với con, hãy cố gắng tập trung sự chú ý của trẻ vào thứ gì đó hấp dẫn hơn, để bé khỏi lo lắng về chiếc mặt nạ trên mặt mình. Cho bé xem cuốn truyện yêu thích, đặt bé vào lòng và cùng bé chơi một trò chơi đặc biệt dành riêng cho thời gian khí dung. Với trẻ lớn có thể cho bé đọc truyện, nghe nhạc qua tai nghe hoặc ‘dụ’ bé bằng một chơi trò chơi nhẹ nhàng trên điện thoại. Tivi không phải giải pháp hay vì tiếng máy khí dung sẽ át hết tiếng tivi từ xa.

Hướng sự chú ý của trẻ đến điều thú vị hơn.

– Không tự lên lịch khí dung cho bé: Một số cha mẹ nghĩ rằng càng khí dung nhiều thì bé càng chóng khỏi bệnh. Họ tự mình lên lịch khí dung cho con và tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình đề ra. Điều này có thể dẫn tới quá liều và phụ thuộc thuốc, gây tổn hại lâu dài cho phổi [phần lớn thuốc khí dung là corticoid, quá liều có thể gây tác dụng phụ rất guy hiểm]. Cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về loại thuốc cần khí dung và lịch khí dung.

– Không biến liệu pháp khi dung thành chỗ dựa tinh thần hoặc vũ khí của trẻ: Nếu đã quen với việc khí dung trong một thời gian dài, trẻ có thể bắt đầu dựa dẫm vào đó. Khí dung có thể là điều đầu tiên trẻ làm mỗi khi bắt đầu thấy khó thở hoặc muốn thu hút sự chú ý của bố mẹ. Trẻ cũng có thể viện cớ này để thoát không bị mắng. Để tránh cái bẫy này, cha mẹ không nên để trẻ tự ý quyết định khi nào nên khí dung.

BS Trần Thu Thủy



Video liên quan

Chủ Đề