cách ghi sổ bé ngoan - theo dõi sự phát triển của trẻ

Cách ghi nhận xét trong học bạ tiểu học theo thông tư 27

Cách đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét được viết như thế nào? Để giúp giáo viên tiểu học ghi đúng nhận xét về học sinh theo 27/2020/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục một cách chính xác và hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu tới các thầy cô Cách ghi nhận xét theo tháng của sổ theo dõi chất lượng giáo dục và sổ chủ nhiệm để các thày cô tham khảo.

Điểm mới về đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 27

Quy định đánh giá học sinh tiểu học mới theo Thông tư 27

Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh Tiểu học

Hướng dẫn ghi bảng tổng hợp kết quả giáo dục theo Thông tư 27

cách ghi sổ bé ngoan - theo dõi sự phát triển của trẻ

1. Phần tiêu đề

Điền đủ thông tin vào chỗ chấm, trong đó đối với mẫu 1, 4 và 7 cần ghi thời điểm đánh giá giữa học kì I hay giữa học kì II.

2. Phần "Môn học và hoạt động giáo dục"

Đối với mẫu 1 và 4: Trong cột tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt", H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".

Đối với các mẫu 2-9:

+) Trong cột Mức đạt được tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt", H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".

+) Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn có bài kiểm tra định kì: ghi điểm số của bài kiểm tra; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.

3. Phần "Phẩm chất chủ yếu" và "năng lực cốt lõi"

Trong cột tương ứng với từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi (năng lực chung và năng lực đặc thù ): ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Tốt", Đ nếu học sinh đạt mức "Đạt" hoặc C nếu học sinh ở mức "Cần cố gắng".

4. Phần "Xếp loại chất lượng giáo dục", "Khen thưởng", "Hoàn thành chương trình lớp học", "Lên lớp" (trong mẫu 3, 6 và 9 )

Đánh dấu "X" vào các ô tương ứng với mức xếp loại của từng học sinh và đối với mỗi học sinh được khen thưởng, hoàn thành chương trình lớp học, lên lớp.

5. Phần "Ghi chú"

Ghi những lưu ý đặc biệt (nếu có). Chẳng hạn như: học sinh thuộc diện ưu tiên; học sinh khuyết tật;

Lưu ý: Mẫu 1, 2, 3 dùng cho lớp 1, 2. Mẫu 4, 5, 6 dùng cho lớp 3. Mẫu 7, 8, 9 dùng cho lớp 4,5.

CÁCH GHI NHẬN XÉT THEO THÁNG CỦA SỔ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ SỔ CHỦ NHIỆM

Trong năm học mới 2015-2016 tiếp tục triển khai Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo, các thày cô giáo sẽ đánh giá học sinh tiểu học theo những tiêu chí mới với cách ghi sổ nhận xét học bạ của học sinh theo quy định của Thông tư 30 về việc thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét. Mời bạn đọc tải hướng dẫn cách ghi sổ nhận xét theo quy định mới chi tiết dưới đây.

1. Nhận xét về kiến thức, kĩ năng Môn học và hoạt động giáo dục:

Ghi nội dung học sinh vượt trội hoặc điểm yếu cần khắc phục:

  • Hoàn thành nội dung các môn học. Đọc còn chưa tốt.
  • Hoàn thành tốt nội dung các môn học. Kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nội dung đoạn truyện, em còn biết sử dụng cả cử chỉ, điệu bộ, lời nói khi kể.
  • Hoàn thành tốt nội dung các môn học. Đọc to, rõ ràng, tuy nhiên phát âm chưa đúng các từ ngữ có âm đầu l/n.
  • Hoàn thành nội dung các môn học. Còn quên nhớ khi thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
  • Hoàn thành nội dung các môn học. Trình bày bài toán bằng một phép cộng còn chậm.
  • Hoàn thành nội dung các môn học. Ngồi học còn chưa đúng tư thế.
  • Hoàn thành nội dung các môn học, khi thực hiện các phép tính chia cho số có hai chữ số còn chậm. chưa biết cách ước lượng khi chia.
  • Cần đọc lại các bài tập đọc trong tháng để luyện đọc đúng. Các tiếng có âm s/x; l/n; dấu hỏi dấu ngã con phát âm sai. Chưa chú ý lắng nghe cô giáo và bạn đọc để đọc lại cho đúng.
  • Chưa giải được bài toán có lời văn bằng một phép cộng. Chưa đọc kỹ lại bài toán xem bài toán hỏi gì, bài toán cho biết gì, chưa nắm được cần thực hiện phép tính gì và thực hiện như thế nào.
  • Còn lúng túng khi giải bài toán bằng một phép trừ và khi thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 +4; dạng 36+24.

2. Nhận xét về năng lực: (Nhận xét về một vài nét nổi bật của học sinh) Gồm 3 tiêu chí:

a) Tự phục vụ, tự quản:

  • Quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng sạch sẽ.
  • Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp. Luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao.
  • Hay quên sách vở đồ dùng học tập. Chưa kiểm tra lại mọi thứ trước khi đến lớp.

b) Giao tiếp và hợp tác:

  • Mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình trước tập thể.
  • Biết lắng nghe người khác, biết chia sẻ giúp đỡ với bạn bè.
  • Chưa mạnh dạn trong giao tiếp. chưa tự tin nói, bày tỏ ý kiến của mình trong nhóm, trước lớp.

c) Tự học và giải quyết vấn đề:

  • Khả năng tự học tốt.
  • Biết chia sẻ và giúp đỡ bạn bè trong học tập.

3. Nhận xét về phẩm chất

a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục

b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm.

c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết.

d) Yêu gia đình bạn và những người khác, yêu trường, yêu lớp, yêu quê hương.

Video liên quan