Cách giảm phí gas ETH

939 Gwei là giá Gas cao nhất trên mạng lưới của Ethereum vào tháng 12/2016. Lịch sử dường như đã quay trở lại khi gần đây, vào tháng 7/2020, một lần nữa giá Gas trên mạng lưới lại đạt mức 709 Gwei. Điều này trên thực tế đã có những tác động tiêu cực đến những người dùng sử dụng các Dapp trên mạng lưới này. Vậy cụ thể giá Gas là gì? Và nó ảnh hưởng như thế nào đến phí giao dịch trên mạng lưới của Ethereum? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tổng quan về Gas

Về bản chất, Gas là một đơn vị đo lường trên mạng lưới của Ethereum. Để hiểu rõ hơn chúng ta có thể hình dung thế này.

  • Mạng lưới Ethereum bao gồm nhiều hoạt động khác nhau thông qua smart contract như xác thực, chuyển tiền, Để thực hiện các hoạt động này, nó sẽ cần một lượng năng lượng tính toán nhất định [1].
  • Các thợ đào có nhiệm vụ sử dụng những năng lượng kể trên để giúp hoàn thành hoạt động đó. Đổi lại họ sẽ được tưởng thưởng cho những hành động đóng góp đó cho mạng lưới. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có một đơn vị để đo lường, theo dõi và tính toán lượng năng lượng mà miner đã bỏ ra để tưởng thưởng tương xứng [2].

Từ [1] và [2] thì mạng lưới quy định một đơn vị đo lường, theo dõi và tính toán đó là Gas. Điều này đồng nghĩa với việc càng nhiều năng lượng được thợ đào sử dụng thì lượng Gas cần sử dụng càng nhiều và ngược lại.

Giá trị của một đơn vị Gas [Gas price]

Như vậy nôm na chúng ta có thể hiểu rằng để thực hiện một công việc A trên mạng lưới Ethereum, sẽ cần một lượng Gas [Gas cost] là Y chẳng hạn. Những trên thực tế, bản thân Gas chỉ là một đơn vị đo lường. Và nó được gắn giá trị của mỗi đơn vị khí này với đồng Ether [ETH].

Tuy nhiên, với trạng thái biến động và giá trị của đồng ETH, sẽ không có một giao dịch nào tốn một lượng phí lớn đến như vậy. Ngoài ra, để mạng lười Ethereum có thể mở rộng thì tiên quyết mức phí này cần phải càng nhỏ càng tốt. Do đó, để thanh toán các khoản phí này, một biến thể khác nhỏ hơn của đồng ETH được tạo ra. VàGwei[hay nanoether] là đơn vị tính phổ biến nhất mà chúng ta thấy hiện nay. Tỷ lệ quy đổi1 Gwei = 0,000000001 [10 ^ -9] ETH.

Gas dùng để làm gì?

Mạng lưới Ethereum sẽ không thể hoạt động nếu không có Gas. Đơn giản bởi sẽ không có gì đo lường để tưởng thưởng cho những đóng góp của thợ đào cho việc phát triển mạng lưới. Hơn nữa, ở góc độ của người dùng, việc họ thực hiện một giao dịch bất kỳ sẽ cần phảichi trả một khoản phícho hệ thống. Điều này hoàn toàn bình thường giống như cách chúng ta vẫn thường xuyên giao dịch trong các tổ chức tài chính truyền thống vậy.

Gas có đặc điểm gì?

Chi phí Gas cao hay thấp một phần phụ thuộc vào mức độ phức tạp của hoạt động được yêu cầu thực hiện. Dựa vào lý thuyết này, chúng ta có thể thấy chi phí Gas có một số đặc điểm như sau đây.

  • Phí Gas rẻ khi gửi ETH/ERC-20 từ ví này đến ví khác.
  • Phí Gas đắt khi thực hiện những giao dịch phức tạp liên quan đến smart contract. Điều này phần nào giải thích tại sao khi bạn tham gia vào các giao thức như Yield Farming, phí Gas thường cao.

Gas limit là gì?

Nếu Gas là một khoản phí mà người dùng sẽ phải trả cho mạng lưới để giúp họ thực hiện các hoạt động bất kỳ. Vậy làm thế nào để biết một hoạt động nào đó cần tối đa bao nhiêu Gas để có thể thực hiện? Nghĩa là nếu như phí Gas quá thấp, hoạt động sẽ không được thực hiện thành công. Hoặc nếu Gas quá cao, về phía người dùng họ sẽ bị thiệt thòi. Để giải quyết vấn đề này, Gas limitra đời.

Về bản chất đây được xem như làgiới hạn cận trêncủa phí Gas. Nôm na làkhoản phí tối đamà người dùng cần phải chi trả để thực hiện một giao dịch bất kỳ. Với Gas limit, nó giúp đảm bảo:

  • Giao dịch của người dùng luôn được thực thi:Với Gas limit, người dùng sẽ trao quyền tối ưu chi phí cho mạng lưới. Nó hướng đến việc giao dịch dù trong bất kỳ tình huống nào đều được thực hiện thành công.
  • Tối ưu chi phí người dùng bỏ ra:Trên thực tế không phải lúc nào cũng đạt đến mức tối đa để thực hiện một giao dịch bất kỳ. Và để giảm thiểu đến mức tối đa chi phí cho người dùng, phần tiền còn dư khi thực hiện giao dịch mà chưa đạt đến mức tôi đa người dùng sẵn sàng chi trả sẽ được hoàn nguyên lại về ví của họ.

Hiện tại, Gas limit cho một khối trên mạng lưới đang giới hạn ở mức 10.000.000 Gwei. Đội ngũ phát triển của Ethereum đang đề xuất giải pháp EIP 1559 trong đó có việc tăng giới hạn này lên 20.000.000 Gwei/khối. Trong đó, Gas limit cho các giao dịch ETH cơ bản ở mức 21.000. Thông thường, Gas limit cho các giao dịch với các token ERC-20 dao động từ 25.000 500.000.

  • Gas limit càng cao nghĩa là thực hiện nhiều công việc tính toán phức tạp hơn. Việc bạn thực hiện các hoạt đồng càng liên quan đến hợp đồng thông minh thì mức phí này càng tăng và ngược lại.
  • Gas limit hoạt động như một cơ chế an toàn để bảo vệ bạn không bị cạn kiệt tiền do mã lỗi hoặc lỗi trong hợp đồng thông minh. Không có gì đảm bảo hệ thống sẽ hoạt động ổn định và không có lỗi. Do đó, để tránh gây ra những thiệt hại cho người dùng, Gas limit sẽ giúp kiểm soát vấn đề đó.

Ai đặt ra phí Gas?

Có thể nhiều bạn sẽ nghĩ rằng phí Gas trong mạng lưới Ethereum là do đội ngũ phát triển quyết định. Tuy nhiên, thực tế lại không như bạn vẫn nghĩ. Ngoại trừ việc giới hạn Gas limit ra, phần chi phí Gas được hình thành do cơ chế đấu giá giữa người dùng [user] và thợ đào. Có nghĩa là về lý thuyết thì thợ đào sẽ ưu tiên những giao dịch sẵn sàng trả phí Gas cao.

Điều này dẫn đến hệ quả là không có một chi phí cố định nào được hình thành. Bản thân miner, cho dù họ có muốn thu thêm phí cũng là điều không thể. Trong một số trường hợp, phí Gas cao là do chịu ảnh hưởng từ hiệu năng hoạt động của chính mạng lưới Ethereum.

Công thức tính phí giao dịch trên mạng lưới

Phí giao dịch trên mạng lưới là sự kết hợp giữa giá Gas và Gas limit. Cụ thể:

Phí giao dịch = Gas price x Gas limit

Trong đó:

  • Gas price:Do người dùng tự đặt. Ví dụ với một giao dịch A, người dùng sẽ đặt 70 Gwei để yêu cầu thực hiện giao dịch đó. Tuy nhiên, việc giao dịch có thể thực hiện được hay không hay thực hiện trong khoảng thời gian bao lâu thì sẽ phụ thuộc vào cơ chế đấu giá.
  • Gas limit:Là giới hạn như chúng ta đã nói đến ở trên. Dựa vào tính chất giao dịch mà Gas limit sẽ có những chỉ số khác nhau.

Lưu ý:

  • Trên thực tế, nhằm giảm thiểu sự phức tạp trong quá trình tính toán phí giao dịch một số nền tảng nhưMetaMaskđã tự động tối ưu hết những điều này. Người dùng chỉ cần tuân theo để đảm bảo giao dịch được thực hiện.
  • Đương nhiên, bạn cũng có thể tùy biến thủ công những chỉ số này. Tuy nhiên, hãy chắc chắn bạn nên làm điều đó khi bạn hiểu rõ cách thức mạng lưới vận hành và vào những thời điểm thích hợp. Việc tính toán và đặt giá thủ công có thể khiến cho bạn bị mất tiền nhưng giao dịch vẫn không thể hoàn thành do phí Gas đặt thấp hơn so với yêu cầu vốn có của nó.

Mối liên hệ giữa phí Gas và giá ETH

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu rằng khi phí Gas tăng cao có tác động gì đến giá đồng ETH hoặc ngược lại hay không? Trên thực tế, hai chỉ số này hoàn toàn khác biệt. Cụ thể

Thứ nhất, phí Gas chịu ảnh hưởng Gas price và Gas limit

  • Gas price cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào mức độ nghẽn mạng của mạng lưới Ethereum. Nó không phải là một chỉ số cố định. Từng khung giờ khác nhau, từng ngày khác nhau sẽ có chỉ số Gas price khác nhau.

Gas price trung bình khác nhau qua các khung giờ.

  • Gas limit sẽ dựa trên hành động mà người dùng thực hiện trên mạng lưới. Hành động càng phức tạp, chỉ số này càng lớn và ngược lại.

Thứ hai, giá ETH sẽ phụ thuộc vào mức độ quan tâm của người dùng

Không chỉ riêng ETH, phần lớn giá các đồng coin trên thị trường tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau.

  • Mức độ quan tâm của NĐT càng lớn thì giá sẽ có xu hướng tăng và ngược lại.
  • Nguồn cung của đồng coin đó trên thị trường. BTC và ETH là một ví dụ điển hình cho việc này. Chúng ta thấy lượng BTC và ETH ngày càng khan hiếm trên các sàn giao dịch. Kéo theo đó là sự tịnh tiến về giá cả của nó khiến ETH liên tục phá đỉnh trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, với tình hình mạng lưới Ethereum liên tục quá tải như hiện tại thì việc có một lượng lớn người dùng quan tâm đột biến đến đồng coin này cũng có thể pump giá và làm tăng phí Gas. Giả thuyết này có lẽ sẽ khó xảy ra. Bởi lẽ pump giá ETH sẽ dựa trên nhiều yếu tố. Hơn nữa, mạng lưới đang trong giai đoạn mở rộng. Nếu như điều này thành công thì bài toán phí Gas sẽ sớm được giải quyết.

Phí Gas hoạt động như thế nào?

Gas là một thành phần tất yếu bên trong mạng lưới Ethereum. Nó chính là chất xúc tác duy trì mối quan hệ giữa Mạng lưới; Miner và Người dùng. Chúng ta có thể hiểu quy trình vận hành của Gas như sau.

  • Ở phía người dùng, khi họ dự định thực hiện một hoạt động [giao dịch chẳng hạn], đi kèm với thông tin giao dịch họ sẽ đặt thêm một lượng Gas coi như mức phí họ trả để thực hiện giao dịch đó.
  • Miner dựa trên những mức phí người dùng đưa ra sẽ giúp họ thực hiện giao dịch. Họ sẽ ưu tiên thực hiện những giao dịch trả phí cao trước. Do đó, nếu bạn cần nhanh chóng thực hiện một giao dịch bất kỳ, hãy chú ý đến vấn đề này.
  • Sau khi miner thực hiện thành công, giao dịch đó sẽ được đưa vào mạng lưới Ethereum như cách chúng ta vẫn thấy.

Tuy nhiên, trong quá trình này, chúng ta cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Giao dịch có thể không hoàn thành nếu lượng Gas người dùng đặt ra quá thấp. Nghiêm trọng hơn, mặc dù giao dịch đó chưa được thực hiện thành công nhưng người dùng vẫn phải mất khoản phí đó. Đơn giản vì thợ đào vẫn phải tiêu tốn tài nguyên để thực hiện giao dịch. Chỉ là khi giao dịch chưa kịp hoàn thành thì đã đốt hết phí mà người dùng trả. Do đó, tiền vẫn mất nhưng giao dịch lại bị gián đoạn. Khi người dùng thực hiện lại, họ lại lặp lại quy trình như trên và không có chuyện bảo lưu kết quả của phiên trước.
  • Miner có thể hoàn trả lại một phần phí Gas nếu như người dùng đặt giới hạn quá cao nhưng trên thực tế nó lại không dùng hết.Tuy nhiên, nếu như xét về khía cạnh tối ưu chi phí thì lựa chọn này sẽ tiêu tốn của bạn nhiều hơn. Nhưng nó là cách an toàn nhất để hoàn thành một giao dịch.

Tại sao lại cần Gas?

Từ đầu đến giờ chúng ta đều hiểu Gas là nguyên liệu giúp cho mạng lưới Ethereum vận hành. Nhưng đó chỉ là một trong nhiều mục đích khác nhau mà Gas mang lại mà thôi. Những vấn đề khác là gì, chúng ta sẽ cùng xem nhé.

  • Mục đích Tài chính:Đây chính là điều mà chúng ta vẫn trao đổi từ đầu đến giờ. Người dùng cần thực hiện giao dịch thì họ phải trả phí. Khoản phí đó sẽ khuyến khích thợ đào sử dụng thời gian và năng lượng của họ để thực hiện các giao dịch đó cho người dùng. Một dạng hình thức thuê mướn trên mạng lưới blockchain vậy.
  • Mục đích Xứ mệnh:Giúp giảm thiểu các tác nhân gây hại đối với mạng lưới Ethereum. Gas có thể giúp giảm thiểu điều này bằng cách tạo ra một rằng buộc giữa những người hoạt động trên mạng lưới bao gồm cả miner và user. Miner được khuyến khích làm việc để nhận phần thường bằng ETH. Người dùng được khuyến khích không gây ra các hành động gây ảnh hưởng đến mạng lưới. Bởi lẽ nếu như vậy cũng đồng nghĩa với việc họ đang đặt tiền của mình vào trong chính trạng thái nguy hiểm khi mạng lưới xảy ra vấn đề.
  • Mục đích Halting:Halting là một vấn đề về trạng thái tạm dừng. Hiểu đơn giản là mạng lưới của Ethereum có thể xảy ra lỗi bất chợt, hợp đồng thông minh có thể bị tấn công, Vậy sẽ ra sao nếu như một giao dịch không bao giờ được kết thúc? Cần có một dấu chấm hết trong những trường hợp tương tự như vậy. Lúc này, khi mọi thứ đã đạt đến giới hạn đã đặt ra trước đó, cho dù mạng lưới bị lỗi thì giao dịch cũng được tạm dừng tự động. Điều này nhằm bảo về quyền lợi của tất cả những người tham gia vào mạng lưới.

Mặc dù Gas quan trọng đến như vậy nhưng ở thời điểm hiện tại, phí Gas là một cơ ác mộng đối với các nhà đầu tư [NĐT], đặc biệt là các NĐT nhỏ lẻ. Phần tiếp theo trong bài viết này, hãy cùng điểm qua một số vấn đề đang gặp phải liên quan đến phí Gas trên mạng lưới Ethereum nhé.

Một số vấn đề liên quan đến Gas hiện nay

Mạng lưới Ethereum hiện tại giống như một con lừa già. Sự chậm chạp của nó tỷ lệ nghịch với tốc độ phát triển của hệ thống các Dapps trên đó. Chính điều này đã gây ra một số vấn đề không đáng có. Cụ thể.

  • Giao dịch không thực hiện được những người dùng vẫn mất tiền:Điều này có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Có thể do lỗi hệ thống hoặc đơn giản là người dùng đặt giá Gas quá thấp. Hệ quả là người dùng vẫn mất tiền nhưng không đạt được mục đích họ muốn. Bạn sẽ thấy điều này rõ rệt hơn khi mạng lưới Ethereum ở mức quá tải.
  • Phí giao dịch quá cao:Để có thể giúp mạng lưới mở rộng và phát triển nhanh chóng, việc giảm phí giao dịch là điều tất yếu. Nếu không, nó chẳng khác gì hệ thống tài chính truyền thống hiện nay cả. Đáng tiếc là phí giao dịch trên mạng lưới Ethereum luôn ở mức cao từ thời điểm tháng 7/2020 đến nay. Tuy nhiên, thực tế thì phí giao dịch này chỉ ảnh hưởng đến những giao dịch với quy mô nhỏ. Chuyện bạn mất một khoản phí thậm chí còn nhiều hơn giá trị lượng token bạn chuyển đi đã không còn là điều gì xa lạ nữa. Nhưng chính điểm yếu này của Ethereum lại mang đến cơ hội cho các blockchain khác như Binance Smart Chain [BSC] hay Solana, Một số giao thức DeFi như Harvest, Value đã chuyển sang BSC. Hay đội ngũ phát triển của Cryptokitties cũng đã quyết định chuyển nhà khi họ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khả năng mở rộng trên Ethereum.

Như vậy có thể thấy phí giao dịch cao đã và đang là vấn đề áp lực rất lớn đối với đội ngũ phát triển của mạng lưới. Vậy để tránh việc đánh mất thị phần vào tay của những đối thủ mới nổi thì Ethereum đã làm gì? Phần tiếp theo hãy dành thời gian cùng chúng tôi tìm hiểu qua về những chiến lược ngắn hạn và dài hạn của họ nhé.



CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại CryptoViet.com.

Video liên quan

Chủ Đề