Cách gieo hạt giống hành hương

4 Cách trồng hành lá tại nhà ăn quanh năm dễ thực hiện

Những cách trồng hành lá tại nhà mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có hành lá để cả nhà ăn quanh năm, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa ít tốn kém.

4 Cách trồng hành lá tại nhà ăn quanh năm dễ thực hiện

  • Cách trồng hành lá bằng gieo hạt
  • Cách trồng hành lá bằng gốc hành
  • Cách trồng hành lá bằng củ hành khô
  • Cách trồng hành lá bằng nước

Hành lá còn có tên gọi khác là hành hoa, là một loài rau gia vị được sử dụng rất nhiều tại Việt Nam. Loài cây này rất dễ trồng, không kén đất nhưng tốt nhất nên trồng với đất thịt. Cây hành lá không cần nhiều không gian nên bạn có thể tận dụng thùng xốp, chậu nhựa, vỏ chai rỗng…để trồng hành lá đều được. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 4 cách trồng hành lá đơn giản tại nhà để bạn có thể trồng hành ăn quanh năm.

Cách trồng hành lá bằng gieo hạt

Chuẩn bị

  • Hạt giống hành lá. Để trồng hành lá bằng hạt thành công bạn cần mua đượchạt giốngtốt từ những cửa hàng uy tín, chất lượng.
  • Chậu, khay trồng...
  • Đất trồng.
  • Dụng cụ làm vườn.

Cách làm

Bước 1: Hạt giống hành lámua về ngâm trong nước ấm [pha 2 sôi, 3 lạnh] trong vòng 3 - 6 giờ, sau đó rửa sạch hạt dưới vòi nước chảy cho hết nhớt, loại bỏ hạt lép, hạt sâu để đảm bảo hạt này mầm đều.Sau đó các bạn làm khô hạt rồi đem ủ trong khăn vải 12 - 24 tiếng đến khi hạt nứt thì đem ra trồng.

Bước 2: Cho đất sạch vào chậu đã chuẩn bị từ trước, san bằng phẳng, sau đó bạn tiến hành gieo hạt hành lên trên mặt đất. Tiếp đó phủ lên hạt một lớp đất mỏng [có thể cắt nhỏ rơm rạ hoặc dùng trấu phủ lên một lớp mỏng], tưới nước ẩm để tạo điều kiện cho cây nhanh nảy mầm.

Bước 3: Sau khi gieo hạt hành, hàng ngày bạn nên tưới nước đều đặn 2 lần cho cây vào lúc sáng sớm và chiều mát.

Cách trồng hành lá bằng gốc hành

Chuẩn bị

  • Đất trồng chứa nhiều mùn và khả năng thoát nước tốt.
  • Giống hành lá.
  • Chậu trồng, khay trồng có các lỗ thoát nước.

Cách làm

Bước 1:Chúng ta tiến hành cắt bỏ hết phần rễ hành. Việc cắt rễ giúp cho cây hành ra nhiều rễ mới

Bước 2:Sau khi đã cắt rễ hành, chúng ta tiến hành cắt phần lá ra riêng, chỉ cần để đoạn gốc trồng dài khoảng 5 - 6cm.

Bước 3:Một khóm hành bao gồm rất nhiều nhánh và gốc khác nhau, chúng ta tiến hành tách các nhánh hành ra để tiện cho việc trồng và tiết kiệm được cây giống.

Bước 4: Dàn một lớp đất trồng dày từ 7 - 10cm vào chậu, sau đótưới nước cho hỗn hợp đất trồng ướt đều.

Bước 5:Chúng ta tiến hành ghim gốc hành vào khay trồng, khoảng cách các gốc khoảng 7 - 10cm vì sau này một gốc hành sẽ phát triển thành một bụi lớn. Chỉ nên ghim sâu khoảng 2 - 3 cm cho hết phần rễ, không nên ghim quá sâu sẽ làm gốc hành bị thối.

Lưu ý:Khi mới trồng xong, các bạn không nên tưới nước vào phần cắt ở bên trên, mà chỉ nên tưới vào phần gốc của cây hành thôi.

Với cách trồng hành lá bằng gốc này, khi nào các bạn thấy lớp đất trên bề mặt hơi khô thì chúng ta mới tưới nước. Khoảng 2 ngày tưới 1 lần hoặc nhiều hơn tùy theo tình hình thời tiết, thường thì khay trồng rau thông minh sẽ giữ ẩm tốt hơn so với trồng đất.

Cách trồng hành lá bằng củ hành khô

Chuẩn bị

  • 1 vài chai nhựa loại 5 lít.
  • Khay đựng.
  • Bút dạ, kéo, dao nhọn.
  • Củ hành khô.
  • Đất trồng.

Cách làm

Bước 1: Bạn rửa sạch chia ròi cắt bỏ phần từ cổ chai trở lên.

Bước 2: Dùng bút đánh dấu vị trí các lỗ tròn trên thân chai, đường kính của lỗ nên bé hơn kích thước củ hành 1 chút. Bạn dùng dao nhọn hoặc kéo đục các lỗ đa đánh dấu trên thân chai.Ngoài ra, bạn cũng nên đục một vài lỗ ở đáy chai để đảm bảo chai không bị ngập úng nước khi tưới khiến cho gốc hành bị thối hỏng.

Bước 3: Đặt chai lên một chiếc khay nhỏ sẽ giúp giữ nước và đất, hạn chế chảy ra ngoài thông qua các lỗ ở đáy. Sau đó, bạn đổ một lớp đất trước rồi đặt các gốc hành vào. Vị trí đặt các củ hành nên sắp xếp sao cho vừa với các lỗ đã khoét trước đó.

Bước 4:Sau khi đã trồng xong bạn tiến hành tưới ẩm cho hành mỗi ngày. Nên đặt chai ở nơi có ánh sáng dịu nhẹ như bậy cửa sổ để cây nhanh lớn.

Cách trồng hành lá bằng nước

Chuẩn bị

  • Cốc thủy tinh.
  • Nước sạch.
  • Hành lá.

Cách làm

Bước 1: Bạn chọn những cây hành lá khỏe mạnh, thân xanh non, mập mạp, gốc trắng dài từ 2 - 7cm để trồng. Bạn cắt phần lá xanh đi, giữ lại phần củ trắng và rễ để trồng. Bạn cho hành vào cốc nước sạch. Chú ý bộ rễ của hành phải ngập trong nước nếu không toàn bộ gốc hành sẽ bị thối.

Bước 2: Sau khi trồng bạn để hành ở nơi râm mát, ánh sáng vừa đủ. Mỗi ngày bạn tiến hành thay nước tư 1 - 2 lần cho cây. 7 ngày sau rễ cây sẽ nứt chồi mới, lá hành non phát triển nhanh chóng, chỉ vài ngày sau là có thể thu hoặc được.

Bước 3: Bạn chỉ cần cắt phần lá xanh để chế biến món ăn, từ phần củ trắng sẽ mọc ra các nhánh mới. Sau 3 lần cắt bạn nên bổ sung thêm phân hữu cơ vào nước để tang chất dinh dưỡng cho nước.

Trên đây là một số cách trồng hành lá tại nhà phổ biến mà chúng tôi muốn chia sẻ để bạn có thể tự trồng hành tại nhà ăn quanh năm mà vẫn đảm bảo vệ sinh, an toàn. Để tham khảo thêm những thông tin khác cũng như mua sắm các loại dụng cụ làm vườn chất lượng, hãy truy cập ngay META.vn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

Tham khảo thêm

  • 2 Cách trồng tỏi tại nhà nhanh, đơn giản, năng suất cao
  • Hệ thống tưới nhỏ giọt và ưu nhược điểm mà bạn cần biết
  • Cách làm tiểu cảnh sen đá & những mẫu tiểu cảnh sen đá đẹp nhất
  • Cách trồng sen đá bằng lá tại nhà đơn giản nhất
  • Cách trồng và chăm sóc sen mini cho hoa nở đẹp
  • Hoa giấy ngũ sắc có ý nghĩa gì? Cách trồng, chăm sóc hoa giấy ngũ sắc

Xem thêm: cách trồng hành lá, dụng cụ làm vườn

Sở hữu nhiều lợi ích, hành lá được hầu hết các bà nội trợ ưa dùng. Một số người không yên tâm về mức độ an toàn thực phẩm nên đã chọn cách tự trồng. Tham khảo bài viết dưới đây để có thể tự trồng cho mình một chậu hành lá đầy dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

1. Hạt giống hành lá 

1.1. Đặc điểm của hành lá

Hành lá là một loại rau gia vị đã quá quen thuộc trong những bữa ăn của người Việt. Chúng có một mùi vị rất đặc trưng, khó mà có thể nhầm lẫn với những loại rau gia vị khác. Cùng điểm qua một số đặc điểm cơ bản của hành lá nhé:

  • Hành lá hay còn gọi là hành ta.
  • Cây hành lá thuộc loại cây thân thảo sống được lâu năm.
  • Có lá rỗng màu xanh lá hình trụ, chiều dài từ 30-50 cm.
  • Mỗi gốc của hành lá có thể mọc khoảng từ 6 lá hành
  • Sau khi đủ thời gian sinh trưởng, chúng sẽ ra hoa màu trắng ở trên đỉnh lá.
  • Kích thước củ hành lá chỉ to hơn một chút so với phần thân cây.
  • Thời gian sinh trưởng trung bình của hành lá là 60 ngày.
  • Loại rau gia vị này có thể trồng trên rất nhiều loại đất khác nhau
  • Hạt giống hành lá khá dễ dàng trồng và chăm sóc.
  • Thu hoạch hành lá trước khi chúng nở hoa trắng, lúc đó lá hành có độ tươi nhất định và củ to ở mức vừa phải.
Hạt giống hành lá

1.2. Lợi ích từ hành lá mang lại 

1.2.1. Giúp món ăn tăng thêm hương vị

Hành được trồng với mục đích để làm gia vị trong mỗi bữa ăn. Hành lá mang một mùi vị đặc trưng riêng, khác biệt với những loại rau gia vị khác. Món ăn sẽ trở nên thơm ngon, đẹp mắt hơn nếu như bỏ thêm một chút hành lá, Ngoài ra củ hành lá cũng được dùng khá phổ biến trong chế biến món ăn.

1.2.2. Tăng cường hệ miễn dịch

Hành lá là một loại rau sở hữu rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong hành lá bao gồm các thành phần khoáng chất có lợi cho sức khỏe canxi, magiê, natri, kali, selen, phốt pho. Chúng cũng là một nguồn cung cấp dồi dào vitamin C, vitamin B6 và chất xơ rất. Các chất phytochemicals có trong hành lá giúp kích thích cơ thể hấp thụ vitamin C. Nhờ vậy, hệ miễn dịch của bạn sẽ được tăng cường khi bạn ăn hành lá. Bên cạnh đó, những dưỡng chất trong hành lá có thể giúp bạn thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tối ưu, chống lại các độc tố  và các tác nhân xấu khác có thể dẫn đến ốm đau, bệnh tật.

1.2.3. Ngăn ngừa nhiễm trùng 

Hành lá có công dụng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Hành lá ở nồng độ cao có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm và vi rút gây bệnh hại. Ở một thí nghiệm khác cho biết, chúng còn có thể giết chết hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn salmonella và E.coli.

1.2.4. Phòng ngừa bệnh ung thư

Hành lá là loài thực vật có khả năng phòng ngừa cũng như ngăn chặn sự phát triển của ung thư, đặc biệt là trong dạ dày. Hợp chất allicin có trong hành lá chính là nguyên nhân tạo ra hơi thở có mùi tỏi hăng, có tác dụng ngăn cản các tế bào khỏe mạnh bị ung thư hóa và làm chậm quá trình phát triển của khối u. Lượng vitamin C có trong hành lá cũng là một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm thiểu đi sự hiện diện và tác động của các gốc tự do ở trong cơ thể.

1.2.5. Tốt cho máu

Trong hành lá chứa một loại khoáng chất là sắt giúp một phần quan trọng trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu mới. Do đó, nếu thiếu máu có thể được bổ sung bằng cách nạp một lượng hợp chất hành trong chế độ ăn uống của bạn. Ngoài ra, trong hành lá chứa nhiều vitamin K, có tác dụng chống lại thuốc làm loãng máu.

1.2.6. Kiểm soát bệnh tim và bệnh tiểu đường

Hành lá giúp người sử dụng cung cấp khoảng 10% hàm lượng chất xơ làm tăng cảm giác no bụng, giảm mức cholesterol, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và bệnh tiểu đường.

2. Chuẩn bị trước khi gieo trồng hạt giống hành lá 

2.1. Hạt giống hành lá

Bước đầu tiên là chuẩn bị hạt giống hành lá. Để trồng hành lá bằng hạt giống thành công bạn cần mua được hạt giống tốt từ những cửa hàng uy tín, chất lượng. Nếu bạn vẫn chưa biết nên mua hạt giống hành lá ở đâu thì có thể tham khảo tại MY GARDEN.

MY GARDEN được biết đến là môt trong top 3 cơ sở cung cấp vật tư nông nghiệp uy tín. Đến với MY GARDEN, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả vô cùng hợp lí cùng đội ngũ nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp, tận tình, khéo léo.

2.2. Đất trồng hạt giống hành lá

Đất trồng là một trong những thứ không thế thiếu khi gieo trồng hạt hành lá. Đất trồng hạt hành lá phải đảm bảo được các yếu tố cơ bản như tơi xốp, màu mỡ, có độ phì nhiêu. Để tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo được các điều kiện cần của đất trồng, bạn có thể tìm mua các loại đất được trộn sẵn ở các cửa hàng chuyên dụng cung cấp vật tư nông nghiệp như MY GARDEN.

Nếu như gia đình bạn không có một khoảng sân vườn để trồng hạt hành lá, bạn hãy chuẩn bị chậu hoặc thùng xốp để chứa đất trồng.

Đất trồng hạt giống hành lá

Gợi ý tham khảo: Đất trồng cây: 4 loại phổ biến và nơi mua đất trồng ở Hà Nội

2.3. Thời điểm trồng hành lá

Hành lá là loài cây ưa ẩm ướt. Vì thế thời điểm thích hợp để gieo trồng hạt giống hành lá là vào từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 [mùa xuân]. Một vụ mùa của hành lá trung bình sẽ rơi vào khoảng từ 80 – 90 ngày. Để có thể rút ngắn mùa vụ thứ 2, bạn có thể cắt tỉa và chỉ để lại phần gốc dài 10-15cm những cây hành ở mùa vụ đầu.

3. Quy trình gieo trồng hành lá bằng hạt giống

3.1. Cách ươm hạt giống hành lá

Trước khi hành lá lên cây phải trải qua quá trình ươm hạt giống hành lá. Hạt giống hành lá khi mua về bạn nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh côn trùng hoặc động vật gặm nhấm làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt. Trong quá trình xử lí hạt phải loại bỏ những hạt hành lá sâu và lép để đảm bảo khi hạt được gieo sẽ nảy nở mầm đều và cây khỏe mạnh mà không bị ảnh hưởng bởi các hạt mầm hư hại.

3.1.1 Ngâm hạt giống hành lá 

Bước đầu tiên trong cách ươm hạt giống hành lá đó là ngâm hạt giống. Đem hạt ngâm trong nước sạch với thời gian khoảng 2-6 tiếng. Nước để ngâm hạt nên là nước ấm được pha với tỉ lệ 2 chén nước sôi 3 chén nước lạnh. Ngâm hạt hành lá tạo điều kiện kích thích phôi mầm giúp cây mau lên hơn.

3.1.2. Ủ hạt giống hành lá 

Công đoạn thứ hai trong cách ươm hạt giống hành lá là ủ hạt giống hành lá. Hạt giống sau khi được ngâm xong, hãy mang chúng ủ vào bầu đất ẩm hoặc khăn vải ẩm. Thường xuyên kiểm tra xem hạt giống có bị thiếu độ ẩm hay không, nếu thiếu thì tưới thêm nước. Hạn chế để ánh sáng chiếu vào bầu ủ hạt hành lá.

3.1.3. Chăm sóc cho hạt giống hành lá nảy mầm

Trong quá trình chăm sóc và chờ hạt giống hành lá nảy mầm, nếu thấy hạt có vết nứt chẻ đôi là có thể đem gieo rồi. Thông thường, các hạt giống sẽ có thời gian nảy mầm khác nhau. Thời gian để các hạt hành lá nở mầm hết phải mất tầm 2 tuần. Nếu thấy hạt nào nảy mầm trước, bạn hãy bỏ nó ra khỏi bầu ủ và mang ra ánh sáng. Các hạt giống hành lá còn lại chưa nảy mầm thì tiếp tục chăm sóc bằng cách giữ độ ẩm và ngăn các tác nhân xấu phá hoại.

Trồng hành lá bằng hạt giống sau 2 tuần

3.4. Trồng hành lá bằng hạt giống

Để trồng hành lá bằng hạt giống cũng khá đơn giản, chúng cũng tương tự như các loại hạt giống khác. Sau khi hoàn tất các bước trong cách ươm hạt giống hành lá thì sẽ đến phần trồng hành lá. Vì hạt giống hành lá mới ngâm xong nên có chồi còn khá yếu và mềm, bạn cần trộn thêm đất tơi xốp hoặc thêm xơ dừa bên ngoài trước khi gieo để đảm bảo hạt hành lá mầm được nguyên vẹn và không bị gãy chồi. Sau đó lấp một lớp đất thật mỏng bên trên để gieo hạt xuống rồi lấp lại. Bây giờ, công việc của bạn là chăm sóc thật tốt cây hành lá, đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất và phòng trừ các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến hành lá.

4. Những điểm cần lưu ý khi chăm sóc hành lá 

Nếu bạn trồng xong mà quên đi các bước chăm sóc thì cây sẽ không thể phát triển tốt được.

  • Hãy thường xuyên làm cỏ, tỉa bỏ lá già úa, lá sâu bệnh trên cây hành lá.
  • Nhớ tưới nước 2 lần mỗi ngày cho cây. Tránh tưới vào các giờ trưa hay những lúc nắng gắt, vì như thế dễ gây héo cây cũng như tưới quá nhiều sẽ gây ngập úng làm hư thối cây hành.
  • Trồng cây tại vị trí thuận tiện cho việc hấp thụ ánh nắng mặt trời.
  • Khi cây con được 2 tuần tuổi có thể thấy lá được hình thành, bạn nên tỉa bớt và giữ khoảng cách giữa các cây thích hợp để những cây con cũng có thể phát triển.
  • Hành lá cũng cần được bón phân để có đầy đủ các dưỡng chất cho phát triển. Kể từ khi gieo hạt, cứ cách mỗi một tuần, bạn hãy hòa tan phân đạm với nước tạo thành hỗn hợp để tưới cho cây nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Tiếp tục như vậy cho đến khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch thì dừng tưới phân để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng.

Nếu bạn còn đang thắc mắc gì về hạt giống hành lá thì hãy liên hệ đến với MY GARDEN theo thông tin sau:

MY GARDEN sẽ dành thái độ tận tâm nhất để phục vụ bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Video liên quan

Chủ Đề