Cách gói bánh chưng xanh bằng lá riềng

Đặt bánh vào nồi lớn và đổ nước ngập bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ là khoảng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.

Còn nếu dùng nồi áp suất, thời gian luộc của bạn sẽ rút ngắn xuống bớt, chỉ còn 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại, thay nước mới. Nếu khonh bánh sẽ bị sống, không chín đều.

Sau khi bánh chín thì vớt ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong 20 phút. Sau đó để bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra, giúp bánh chưng không bị nhão và bảo quản được lâu hơn. Ép trong vòng 5 - 8 tiếng là được.

Bánh chưng không chỉ là biểu tượng văn hóa ẩm thực tâm linh của người dân Việt Nam, còn là món ăn ngon - vị thuốc quý giúp tăng cường sức khỏe, phòng trị bệnh hiệu quả.

Bánh chưng ruột xanh (còn gọi là bánh chưng lá riềng) là bánh chưng xanh từ ngoài vỏ đến ruột bánh, do gạo được ngâm nước cốt riềng trước khi gói. Bánh có nguồn gốc tỉnh Phú Thọ, Lạng Sơn, Điện Biên, Quảng Ninh…nơi ẩm thực giao thoa giữa người miền xuôi và người miền núi.

Ở Phú Thọ người dân thường gói bằng gạo nếp cái hoa vàng vào dịp Tết, ở Điện biên bánh chưng lá riềng (được gọi với cái tên bánh chưng nương – nương bắc – bánh chưng Bà Kiều) thường dùng nếp nương, ở Lạng Sơn – Quảng Ninh cũng dùng gạo nương để gói, do gạo nương thường có sản lượng ít nên thay dùng gạo nếp vải (nếp cái hoa vàng) ngâm lá riềng như ở Phú Thọ.

Dù bánh ở Phú Thọ, Điện Biên, Lạng Sơn hay Quảng Ninh…thì bánh đều có màu xanh từ ngoài vào trong do gạo nếp ngâm nước cốt lá riềng, cách làm như nhau, chỉ khác nhau ở cách gói bánh, cách buộc lạt. Bánh chưng lá riềng thường dẻo hơn do làm bằng gạo nếp nương hoặc nếp cái, màu sắc xanh đẹp hơn, có mùi thơm dịu.

Bánh được làm cẩn thận, từ việc tạo màu xanh từ lá riềng, xếp, gấp lá dong, gạo, thịt, đỗ và cách luộc. Mặc dù không dùng khuôn nhưng bánh gói rất vuông, chắc, chặt và nhìn rất đẹp.

Bánh chưng ruột xanh cùng với bánh chưng gấc đỏ khi đặt trên mâm cỗ, lễ, tiệc tạo thành một cặp bánh xanh – đỏ rất đẹp.

Luộc bánh chưng xanh với các mẹo đơn giản

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của người Việt, món bánh chưng ngon phải ngon từ vị đến màu sắc đẹp mắt. Vì vậy để có được những chiếc bánh chưng xanh và ngon đúng vị bạn hãy áp dụng các mẹo vặt dưới đây.

Xem thêm:Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy ngày Tết

Cách gói bánh chưng xanh bằng lá riềng

Bánh chưng xanh sẽ thêm phần hấp dẫn cho mâm cỗ ngày tết

1. Phải vo gạo nếp thật sạch

Bước đầu tiên để có được bánh chưng xanh gạo nếp phải được đãi thật sạch qua nhiều nước đến khi nào nước trong mới thôi. Làm như vậy để rửa trôi hết bụi cám bám quanh hạt nếp đi, bánh sẽ trong và lâu bị chua.

Cách gói bánh chưng xanh bằng lá riềng

Gạo nếp bạn cần vo thật sạch để cho bánh được trong và ngon hơn

2.Dùng nước tro để ngâm nếp

Vì tro có tính kiềm nhẹ, nên trước khi nấu, một số gia đình miền Trung đã ngâm nếp cùng với nước tro. Điều này làm tăng độ kiềm của nếp và từ đó khi nấu bánh chưng, nếp sẽ trong hơn, có màu xanh ngọc rất đẹp nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon cần có của bánh chưng.

3. Ngâm gạo với lá riềng hoặc lá dứa

Lá riềng giã nhỏ lấy nước trộn với gạo nếp trước khi gói bánh, như vậy bánh sẽ có một màu xanh đồng bộ từ vỏ đến nhân và lại có mùi thơm đặc biệt nữa. Tương tụ như lá riềng, lá dứa rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt rồi đổ vào phần gạo gói bánh ngâm trong khoảng 1 - 3 giờ để gạo có màu xanh đẹp mắt. Bên cạnh hai cách này bạn cũng có thể vắt chanh trực tiếp vào gạo nếp, chanh có độ kiềm mạnh sẽ giúp nhanh chín nhanh hơn và có màu sắc hấp dẫn đẹp mắt hơn.

Cách gói bánh chưng xanh bằng lá riềng

Thêm màu xanh của nước lá dứa, lá giềng sẽ giúp bánh thêm phần đẹp mắt

4. Lá dong rửa sạch trần qua nước sôi

Lá dong mua về phải được rửa sạch từng lá một qua nhiều nước, xong dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Trước khi gói bánh còn phải chần lá qua nước sôi để diệt hết mầm nấm mốc. Số lượng lá gói mỗi chiếc bánh cũng phải xem thời tiết, trời mát thì gồm 6 lá, còn trời nóng phải dùng 10 lá để bảo quản tốt hơn.

Cách gói bánh chưng xanh bằng lá riềng

Lá dong bạn rửa sạch lau khô và trần qua nước sôi để sát khuẩn

5.Gói bánh chưng đúng phương pháp để bánh có màu xanh

Để giúp bánh chưng xanh tự nhiên, bạn còn cần lưu ý về kỹ thuật gói bánh chưng nữa. Các bạn nên xếp xen kẽ lá nằm ngang và lá nằm dọc, lá ngoài cùng sẽ là lá già nhất. Khi luộc xong bánh, lớp là già bên ngoài này sẽ giúp cho bánh có một màu xanh đẹp mắt.

Đọc thêm:

  • Cách gói bánh chưng bằng khuôn dùng lá chuối, lá dong ngon, đẹp, lá vẫn xanh
  • 5 món ăn chống ngán cho mâm cỗ ngày Tết không thể bỏ qua

Cách gói bánh chưng xanh bằng lá riềng

Gói bánh chưng theo cách truyền thống giúp bánh chưng ngon và đẹp mắt hơn

6.Dùng nồi tôn (tole) để nấu bánh chưng xanh tự nhiên

Nồi tole là loại nồi có khả năng tạo môi trường kiềm. Do vậy, thay vì dùng các loại nồi khác để nấu bánh chưng, bạn nên dùng nồi tole để nấu. Vì môi trường kiềm sẽ giữ được màu xanh của lá dong, do đó giúp cho bánh chưng có một màu xanh thật tự nhiên.

Tham khảo:[Tổng hợp] Món ngon ngày Tết Miền Bắc dễ làm đãi khách

Cách gói bánh chưng xanh bằng lá riềng

Nồi tôn sẽ giúp bánh chưng được ngon hơn

7. Kỹ thuật luộc bánh chưng

  • Khi nấu bánh, dùng lá dư chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy, ngoài ra số lá này cũng làm nước nấu bánh xanh hơn.
  • Khi nấu được phân nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.
  • Đối với bánh chưng, khi nấu xong phải có công đoạn ép nước, còn bánh tét thì khi vớt ra, cũng rửa qua nước lạnh rồi dùng tay lăn tròn cho đều bánh.

Bạn đã biết:

  • Tuyệt chiêu luộc gà vàng ươm, da căng bóng
  • Cách gói bánh tét bằng lá dong, lá chuối ngon, đẹp, có màu xanh
  • 2 Cách luộc bánh chưng bằng nồi áp suất nhanh chín cực đơn giản tại nhà
  • Luộc bánh chưng mấy tiếng? Thời gian nấu bánh chưng, bánh tét

Cách gói bánh chưng xanh bằng lá riềng

Hãy ghi nhớ những mẹo vặt này để bánh chưng có màu sắc đẹp mắt nha

Chúc bạn thành công với món bánh chưng xanh trong mâm cỗ đoàn viên ngày tết!

Xem thêm: bánh chưng, gói bánh chưng, luộc bánh chưng, luộc bánh chưng xanh, mẹo luộc bánh chưng, cách luộc bánh chưng

Bạn đã chuẩn bị những món gì chi mùa tết này rồi nào? Một món không thể thiếu với mọi nhà đó chính là món bánh chưng và bánh tét truyền thống. Chỉ nhắc đến thôi đã thấy không khí tết đến thật gần rồi. “Bánh chưng xánh, câu đối đỏ” vẫn là những sắc màu tết quen thuộc của mọi gia đình Việt. Hôm nay mình sẽ bật mí cách làm bánh chưng nước cốt lá riềng siêu xanh và siêu hấp dẫn.

Bánh chưng truyền thống

Bánh chưng là loại bánh truyền thống có màu xanh hình vuông. Bánh được làm từ nếp và nhân đậu xanh thịt được gói lại bằng lá dong. Là loại bánh có vị trí rất đặc biệt đối với người Việt Nam. Bánh chưng là món không thể thiếu vào mỗi độ xuân về. Đặc biệt người ta thường có câu thấy bánh chưng là thấy tết.

Ý nghĩa bánh chưng

Bánh chưng là loại bánh vô cùng đặc biệt và là một biểu tượng về món ăn Việt dịp tết. Nó còn được sử sách ghi lại qua sự tích Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Nó không những là món ăn đơn thuần mà còn có giá trị văn hóa với mỗi người Việt. Bánh được làm từ gạo nếp, thứ nguyên liệu làm nên nền văn minh lúa nước ở đất nước ta.

Bánh chưng giúp ta cảm nhận hương vị và trân quý thêm những giá trị tinh thần và văn hóa tồn tại ở nước Việt. Nguyên liệu chính làm thành bánh là nếp thơm cùng với đậu xanh sắc vàng béo ngậy. Nhân bánh cũng là thịt heo xuất phát từ văn hóa chăn nuôi. Nó là một phần phản ảnh từ văn hóa truyền thống cũng nhưu các giá trị của đất nước ta.

Bánh chưng tết cổ truyền

Vào mỗi dịp tết xôn xao khắp phố chợ nào là lá dong, lạt buộc bánh. Nó đã trở thành món bánh không thể thiếu trong mỗi dịp tết. Dùng để cung phụng cha mẹ, thờ ông bà cho đến đãi khách, làm quà tặng người ta đều dùng bánh chưng.

Vào thời điểm cận kề giao thừa, mỗi nhà một nồi bánh chưng ngồi trông lửa đã trở thành một điều quen thuộc với mỗi nhà. Cả nhà quây quần bên nồi bánh chưng và đón giao thừa cùng nhau. Mâm cơm ngày tết cũng không thể thiếu bánh chưng xanh ăn chung với củ kiệu muối. Nó đã trở thành điều không thể thiếu mỗi dịp tết đến xuân về.

Cách làm bánh chưng nước cốt lá riềng

Bánh chưng thường có lớp ngoài màu xanh của lá dong thấm vào mặt ngoài bánh. Khi cắt ra bên trong sẽ có màu trắng của nếp màu vàng của đậu và thịt heo. Tuy nhiên, một mẹo nhỏ giúp bánh chưng trở nên xanh hơn là sử dụng nước của lá riềng. Hãy cùng mình tìm hiểu cách làm để có ngay những chiếc bánh chưng xanh mướt từ ngoài vào trong nhé.

Nguyên liệu

  • Nếp
  • Đậu xanh
  • Bột cốt dừa
  • Lá riềng, lá dong
  • Thịt ba chỉ heo
  • Hạt nêm, muối, tiêu khô giã nhỏ, hành khô
  • Lạt giang

Cách làm bánh chưng nước cốt lá riềng

Bước 1

Nếp vo sạch và đổ nước vào ngâm qua đêm cho hạt nếp được nở và mềm ra.

Đậu xanh tương tự chúng ta ngâm trong 3 đến 4 tiếng sau đó đem đi đãi vỏ vả các hạt lép, hư.

Lá dong rửa sạch sau đó dung khăn khô lau đều hai mặt của lá.

Bước 2

Tiếp đó mang đậu xanh bỏ lên xửng hấp chín tring khoảng 30 phút. Sau khi đậu chín dùng muôi nghiền cho đậu nhuyễn ra và trộn đều với bột cốt dừa.

Thịt ba chỉ thái thành những miếng đều nhau và đem ướp với hành khô thái lát, hạt nêm, tiêu.

Kế đó chúng ta rửa sạch và loại bỏ những phần héo của lá riềng. Đem lá cắt thành những miếng nhỏ và xay phần lá lấy nước cốt và lọc sạch bã. Nếp sau khi ngâm qua đêm vớt ra cho ráo nước và trộn chung với một chút muối để bánh đỡ bị nhạt và đem rộn chung với nước cốt lá riềng ở trên.

Bước 3

Tiếp theo gấp lá làm đôi theo chiều dọc với phần xanh đậm vào trong, sóng lá dong nằm ở phần lá to hơn (thường lá dong sẽ có một bên to và một bên nhỏ). Tiếp đó gập đôi lá theo chiều ngang, lưu ý để phần sóng lá ra ngoài.

Sau đó đo phần khuôn bánh và cắt phần lá đã gấp 4 bằng với chiều rộng của khuôn bánh. Nên giảm dần độ dài của các lá phía sau từ 2 tới 3mm để xếp lá được dễ dàng hơn và không bị bung sau khi gói bánh.

Sau đó tiến hành đặt 4 lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn bánh chưng. Lưu ý khâu xếp lá nên cẩn thẩn vì đây chính là bước tạo nên lớp vỏ ngoài cho chiếc bánh chưng.

Bước 4

Cho một chén nếp vào trong phần lá vừa xếp trong khuôn. Kế đó cho thêm một lớp nhân đậu xanh và giữ là 2 đến 3 miếng thịt tùy theo độ to của từng miếng. Tiếp tục lặp lại với một lớp đậu xanh và 1 chén nếp trên cùng.

Sau đó dùng tay ép nhẹ cho phần nếp được dàn đều trong khuôn bánh để giúp bánh vuông vức hơn. Rồi gói các mép lá lại, và dùng lạt 4 dây lạt giang đã chuẩn bị buộc bánh lại.

Lưu ý nên buộc chặt vừa phải để bánh không bị bục khi nấu và vẫn giữ được hình dáng.

Bước 5

Bạn đã đến bước cuối cùng trong cách làm bánh chưng nước cốt lá riềng. Sau đó đem hết bánh vừa gói vào nồi lớn và cho nước vào ngập bánh. Bắc lên bếp và nấu sôi liên tục trong 7 đến 8 tiếng là bánh chín.

Lưu ý nên bắc thêm một nồi nước sôi nhỏ bên cạnh để châm nước thêm cho bánh. Vì châm nước lạnh sẽ làm bánh bị sống.

Sau khi lấy bánh ra dung nước rửa qua cho trôi hết phần nhớt của bánh và ép bánh để giúp cho bánh được vuông và có hình dáng đẹp hơn.

Thành phẩm là chúng ta có ngay những chiếc bánh chung xanh tới tận phần nhân. Bánh chưng sẽ ngon nhất sau khi để 4 tới 5 tiếng cho bánh nguội hẳn và nếp trong bánh đã gắt lại. Sau khi cắt ra thành những miếng nhỏ bánh sẽ để lộ phần nếp xanh mướt từ trong ra ngoài. Phần nhân đậu xanh vàng ươm và thơm béo mùi cốt dừa, đặc biệt là lớp thịt ba chỉ hấp dẫn.

Học cách làm bánh chưng nước cốt lá riềng ở đâu TPHCM?

Bạn hãy đăng ký khóa học làm bánh của trung tâm Tam Long Group. Khóa học này có hướng dẫn cách làm bánh chưng nước cốt lá riềng cực hấp dẫn. Hãy tham khảo khóa học nấu ăn hoặc gọi số hotline để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Vậy là chúng ta đã có thể tự tay hoàn thành những chiếc bánh chưng nước cốt lá riềng siêu đẹp mắt cho dịp tết này rồi. Cùng quây quần bên gia đình và làm ra những chiếc bánh truyền thống như vậy thật tuyệt. Hãy cùng những người thân nhất tận hưởng không khí ấm cũng bên và cùng thưởng thức chiếc bánh chưng xanh mướt tuyệt vời bạn nhé.