Cách gọi tên các chất Hóa học lớp 12

Cách gọi tên các hợp chất hóa học vô cơ

  • I. Cách đọc tên các hợp chất oxit
  • II. Cách đọc tên các axit vô cơ
  • III. Cách đọc tên các hợp chất có gốc hydroxit (Bazơ)
  • IV. Cách đọc tên Muối
  • V. Bài tập luyện tập

Cách đọc tên các chất hóa học lớp 8 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh biết cách gọi tên các hợp chất oxit, axit, bazo, muối được học trong chương trình hóa học 8. Hy vọng với tài liệu này giúp các bạn học sinh học tốt hơn. Mời các bạn tham khảo.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập môn Hóa Học miễn phí trên Facebook: Hóa Học không khó. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

I. Cách đọc tên các hợp chất oxit

Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit

Ví dụ: BaO: Bari oxit

NO: nito oxit

Nếu kim loại có nhiều hóa trị: Fe( II, III) thì ta đọc kè theo hóa trị của chúng (viết bằng chữ số La mã đặt trong dấu ngoặc)

Tên oxit: Tên kim loại ( kèm hóa trị) + oxit

Ví dụ:

Fe2O3: Sắt (III) oxit

FeO: Sắt (II) oxit

Nếu phi kim có nhiều hòa trị: N (II, III, IV...)

Tên oxit: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ nguyên tố oxit)

1: mono

2: đi

3: tri

4: tetra

5: penta

Ví dụ:

CO: cacbon monoxit, đơn giản cacbon oxit

CO2:cacbon đioxit, cách gọi khác (cacbonnic)

N2O5: Đinito penta oxit

NO2: Nito đioxit

Những oxit mà trong phân tử có liên kết dây oxi (-O-O-) thì gọi là peoxit

Ví dụ:

H2O2: hydro peoxit

Na2O2: Natri peoxit

II. Cách đọc tên các axit vô cơ

1. Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua

2. Axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat

+ Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

VD: H2SO3: axit sunfuro. Gốc axit sunfit

III. Cách đọc tên các hợp chất có gốc hydroxit (Bazơ)

Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit

KOH: kali hidroxit

IV. Cách đọc tên Muối

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4 : natri sunfat

CaCO3: canxi cacbonat

FeSO4: sắt (II) sunfat

CaHPO4: canxi hydrophotphat

  • Các gốc axit thường dùng:Gốc axitTên gọi

Phân tử axit có 1H -> có 1 gốc axit

HCl, HNO3, HBr,...

- Cl

- NO3

Clorua

nitrat

Phân tử axit có 2H

-> có 2 gốc axit

H2SO4, H2S, H2CO3

H2SO3

- HSO4

= SO4

- HS

= S

- HCO3

= CO3

- HSO3

Hidrosunfat

Sunfat

Hidrosunfua

Sunfua

Hidro cacbonat

Cacbonat:

hidrosunfitPhân tử axit có 3H -> có 3 gốc axit

- H2PO4

= HPO4

PO4 (III)

Đihidrophotphat

Hidrophotphat

Photphat

V. Bài tập luyện tập

Câu 1. Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau:Tên gọi oxitCTHHPhân loạiNatri oxitSO2Cl2O5Sắt (II) oxitFe2O3Đinito pentaoxit

Câu 2. Lập công thức và gọi tên các bazơ hoặc axit tương ứng với các oxit sau:

FeO, MgO, BaO, Cr2O3, N2O5, SO2, SO3, P2O5

Câu 3. Cho các hợp chất vô cơ sau: SO2, Al2O3, Fe(OH)3, KHSO3, Na2CO3, HBr, P2O5, Ca(H2PO4)2, HCl, CuO, SO3, Al(OH)3, Fe2O3, K2O, H2SO4, H3PO3.

Hãy sắp xếp các hợp chất trên vào cột phù hợp trong bảng sau và gọi tên các hợp chất đó:OxitAxitBazơMuốiOxit bazoOxit axit

Câu 4. Hoàn thành bảng sau:Gốc axitTên gốc axitAxit tương ứngTên gọi axit-Cl=S=CO3=SO3=SO4PO4-HSO4-HCO3-HS-H2PO4=HPO4

VI. Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Câu 1. Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau:Tên gọi oxitCTHHPhân loạiNatri oxitNa2OOxit bazoLưu huỳnh đioxitSO2Oxit axitĐiclo pentaoxitCl2O5Oxit axitSắt (II) oxitFeOOxit bazoSắt (III) oxitFe2O3Oxit bazoĐinito pentaoxitN2O5Oxit axit

Câu 2. Lập công thức và gọi tên các bazơ hoặc axit tương ứng với các oxit sau:

FeO, MgO, BaO, Cr2O3, N2O5, SO2, SO3, P2O5

Đáp án hướng dẫn giải chi tiếtOxitBazơ tương ứngAxit tương ứngTên gọiFeOFe(OH)2Sắt (II) hidroxitMgOMg(OH)2Magie hidroxitBaOBa(OH)2Bari hidroxitCr2O5H2Cr2O7Axit dicromicN2O5HNO3Axit nitricSO2H2SO3Axít sunfurơSO3H2SO4Axít sunfuricP2O5H3PO4Axit Photphoric

Câu 3. Cho các hợp chất vô cơ sau: SO2, Al2O3, Fe(OH)3, KHSO3, Na2CO3, HBr, P2O5, Ca(H2PO4)2, HCl, CuO, SO3, Al(OH)3, Fe2O3, K2O, H2SO4, H3PO3.

Hãy sắp xếp các hợp chất trên vào cột phù hợp trong bảng sau và gọi tên các hợp chất đó:

Đáp án hướng dẫn giải chi tiếtOxitAxitBazơMuốiTên gọiOxit bazoOxit axitSO2Lưu huỳnh đioxitAl2O3Nhôm oxitFe(OH)3Sắt (III) hiđroxitKHSO3Kali hiđrosunfitNa2CO3natri cacbonatHBraxit hidro bromicP2O5Điphotpho pentaoxitCa(H2PO4)2Canxi đihidro photphatHClAxit clohidricCuOĐồng oxitSO3lưu huỳnh trioxitAl(OH)3NhômFe2O3Sắt (II) oxitK2OKali oxitH2SO4Axit sunfuricH3PO3Axit Photphorơ

Câu 4. Hoàn thành bảng sau:Gốc axitTên gốc axitAxit tương ứngTên gọi axit-ClCloruaHClAxit clohiđric=SsunfuaH2SAxit sunfuahiđric=CO3CacbonatH2CO3Axit cacbonic=SO3sunfitH2SO3Axit sunfurơ=SO4SunfatH2SO4Axit sunfuricPO4PhotphatH3PO4Axit photphoric-HSO4hiđrosunfatH2SO4Axit sunfuric-HCO3hiđroCacbonatH2CO3Axit cacbonic-HShiđrosunfitH2SAxit sunfuahiđric-H2PO4đihiđroPhotphatH3PO4Axit photphoric=HPO4hiđroPhotphatH3PO4Axit photphoric

.......................................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Cách đọc tên các chất hóa học lớp 8, hy vọng với tài liệu này kèm bài tập giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức cũng như có thể vận dụng tốt vào các dạng bài tập, có trong chương trình lớp 8, từ đó làm nền tảng để học tốt môn Hóa học các lớp sau.

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

  • Oxit là gì, phân loại oxit, cách gọi tên oxit
  • Axit - Bazơ - Muối
  • Các dạng bài tập Hóa 8
  • Hóa học 8 Bài 26: Oxit

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Video liên quan