Cách hạch toán kế toán chi nhánh độc lập năm 2024

Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp luôn mong muốn mở rộng thị trường và tìm kiếm thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Tất yếu, dẫn đến việc hình thành các đơn vị phụ thuộc như chi nhánh, văn phòng đại diện,… Khi quyết định thành lập các chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình hạch toán độc lập hay phụ thuộc. Trong bài viết này, Đại lý thuế Việt An xin được chia sẻ cho quý khách hàng các thông tin liên quan đến việc kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán độc lập.

Chi nhánh hạch toán độc lập là gì?

Chi nhánh hạch toán độc lập được hiểu là:

  • Một tổ chức kinh tế có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính;
  • Có tư cách pháp nhân, có điều lệ hoạt động, mã số thuế, con dấu và tài khoản riêng;
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn riêng;
  • Bộ máy kế toán tại chi nhánh hạch toán độc lập phải chủ động theo dõi và ghi sổ mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh tại đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế;
  • Kê khai thuế môn bài, thuế GTGT, Thu nhập doanh nghiệp, Thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế chủ quản của chi nhánh đó;
  • Lập Báo cáo tài chính cho năm tài chính tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh đó;
  • Công ty mẹ sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất.

Cách kê khai thuế môn bài

Theo điều 17 thông tư 156/2013/TT/BTC quy định như sau:

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

  • Do đó, chi nhánh hạch toán độc lập kê khai và nộp thuế môn bài tại chi cục thuế quản lý chi nhánh đó.

Cách kê khai thuế giá trị gia tăng [GTGT]

Đăng ký nộp thuế theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương nơi sản xuất.Khi điều chuyển thành phấm, bán thành phẩm [kể cả xuất cho trụ sở chính] phải sử dụng hóa đơn GTGT làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương sản xuất.

Cách kê khai thuế thu nhập cá nhân [TNCN]

Kê khai và nộp thuế TNCN cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chi nhánh.

Cách kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN]

Chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh.

Một số câu hỏi thường gặp

Chi nhánh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân không?

Theo luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Chi nhánh được thực hiện chức năng kinh doanh với ngành nghề phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, chi nhánh chỉ là đơn vị phụ thuộc trụ sở chính của doanh nghiệp. Mặc dù được thành lập hợp pháp và có con dấu riêng, tài khoản riêng nhưng chưa độc lập về tài sản, phải nhân danh trụ sở chính tham gia quan hệ pháp luật nên chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp nên lựa chọn chi nhánh hạch toán độc lập hay phụ thuộc?

Việc thành lập chi nhánh độc lập hay phụ thuộc tùy thuộc vào nhu cầu, tính chất, đặc điểm của doanh nghiệp. Mỗi một loại hình đều có ưu nhược điểm riêng khi lựa chọn. Doanh nghiệp nên cân nhắc các yếu tố để đưa ra quyết định phù hợp với tình hình của công ty.

Công ty mẹ có được chuyển tiền để thanh toán các khoản nợ của chi nhánh hạch toán độc lập không?

Chi nhánh hạch toán độc lập là một tổ chức kinh tế có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính; Có tư cách pháp nhân, có điều lệ hoạt động, mã số thuế, con dấu và tài khoản riêng. Do đó, trụ sở chính chuyển tiền cho chi nhánh để thanh toán tiền hàng là không hợp lý. Tuy nhiên, nếu là hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính thì trụ sở chính có thể chuyển tiền thanh toán cho chi nhánh.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thêm các dịch vụ của Đại lý thuế Việt An như thủ tục kê khai thuế, đăng ký thuế xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!

Trong quá trình phát triển , doanh nghiệp luôn mong muốn mở rộng thị trường, tiếp cận được thêm nhiều đối tượng khách hàng. Do đó hình thành các chi nhánh hạch toán độc lập. Vậy chi nhánh hạch toán độc lập có vốn điều lệ không? Cùng hóa đơn điện tử EasyInvoice tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Chi nhánh hạch toán độc lập là gì? Đặc điểm

Có thể hiểu theo cách thông thường, đối với chi nhánh hạch toán độc lập, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại chi nhánh được chi nhánh tự thực hiện ghi sổ kế toán, tự thực hiện kê khai các nghĩa vụ về thuế, tự quyết toán thuế TNDN, tự lập và nộp báo cáo tài chính tại chi nhánh…

Đặc điểm:

– Có bộ máy kế toán riêng theo Luật Kế toán.

– Kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,… tại chi nhánh hạch toán độc lập.

– Lập và nộp báo cáo tài chính tại cư quan thuế chủ quản của chi nhánh đó.

– Đăng ký sử dụng hóa đơn riêng

– Có con dấu riêng, mã số thuế riêng, tài khoản ngân hàng riêng.

Chi nhánh hạch toán độc lập cũng sẽ lập báo cáo và hạch toán giống như một công ty riêng rẽ. Doanh nghiệp chủ quản sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất.

Chi nhánh hạch toán độc lập vẫn chịu sự chi phối của doanh nghiệp chủ quản. Doanh nghiệp có thể thay đổi người đứng đầu chi nhánh mà không cần thông qua người đứng đầu chi nhánh.

\>>>>> Tìm hiểu ngay Tên Hộ Kinh Doanh Cá Thể Được Quy Định Thế Nào?

2. Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đã quy định cụ thể các loại tài sản được sử dụng để góp vốn vào công ty, doanh nghiệp. Theo đó, tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.

3. Chi nhánh hạch toán độc lập có vốn điều lệ không?

Chi nhánh của công ty là một bộ phận của công ty, không có tư cách pháp nhân, theo quy định tại điều 84 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

  1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
  2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
  3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
  4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
  5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
  6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Do đó, chi nhánh của công ty không thể có vốn điều lệ. Vốn điều lệ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 được hiểu là:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:…

  1. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Về khoản vốn chi cho hoạt động của chi nhánh sẽ được điều chuyển từ công ty mẹ. Công ty mẹ điều chuyển vốn cho chi nhánh để kinh doanh, không thể coi là hoạt động thay đổi vốn điều lệ nên không thể báo giảm vốn điều lệ. Chi nhánh hoạt động độc lập, hạch toán độc lập nhưng cuối cùng lỗ , lãi đều tính vào doanh thu của công ty.

Khi nhận vốn từ công ty mẹ, theo quy định tại chế độ kế toán, ban hành kèm quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính quy định:

* Hạch toán ở công ty chính: khi công ty chuyển nhượng vốn cho chi nhánh:

– Nợ TK [136] [ vốn KD ở đơn vị trực thuộc]

– Có các TK 111,112 [ giảm vốn ở công ty chính]

* Hạch toán ở chi nhánh: Khi chi nhánh nhận được vốn từ công ty chính chuyển xuống thì hạch toán như sau:

– Nợ các TK 111, 112

– Có các Tk 411

\>>>>> Tìm hiểu thêm Hộ Kinh Doanh Nhỏ Lẻ Có Phải Nộp Thuế Không

Trên đây Hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về việc chi nhánh hạch toán độc lập có vốn điều lệ không? Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

\==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD. Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA

Làm sao để biết chi nhánh độc lập hay phụ thuộc?

Nếu chỉ nộp các Tờ khai thuế môn bài, thuế GTGT, TNCN thì là Chi nhánh phụ thuộc..

Nếu ngoài các Tờ khai trên còn nộp Tờ khai Quyết toán thuế TNDN, Báo cáo tài chính thì là Chi nhánh độc lập..

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc phải nộp tờ khai gì?

Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính. Nếu chi nhánh ở khác tỉnh thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi cục thuế quản lý chi nhánh đó.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tình kê khai thuế GTGT như thế nào?

➥ Như vậy, với chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với trụ sở chính thì sẽ kê khai và nộp thuế GTGT tại cơ quan thuế của chi nhánh và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh [nếu có phát sinh doanh thu tại chi nhánh].

Chi nhánh hạch toán độc lập kê khai thuế ở đâu?

1- Đối với chi nhánh hạch toán độc lập: Không phân biệt cùng tỉnh hay khác tỉnh với trụ sở chính của công ty, chi nhánh trực tiếp kê khai thuế [lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN…] tại cơ quan thuế quản lý chi nhánh như một doanh nghiệp bình thường.

Chủ Đề